I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trước cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ, phân tích bài thơ
3. Thái độ:
Giáo dục Hs yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích, tổng hợp
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đọc SGk, tham khảo các tài liệu có liên quan, soạn giáo án.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy.
2. Học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Đây thôn Vĩ Dạ - Năm học 2013-2014 - Huỳnh Thanh Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sao tác giả lại hỏi “có chở trăng về kịp tối nay” mà không phải là tối mai hay một tối nào khác?
* Hs suy nghĩ trả lời
* GV liên hệ: Có đứng về phía cuộc đời hiện tại của nhà thơ mới hiểu hết nghĩa của câu thơ này. Sự sống đối với Hàn Mặc Tử, lúc này chỉ tính bằng giờ, bằng ngày. Vì thế câu hỏi mang lại nỗi niềm xót thương ở người đọc, người nghe.
*GV: Nếu 2 khổ thơ trên Hàn Mặc Tử hướng đến thiên nhiên xứ Huế để bộc lộ tâm tư thì ở khổ thơ này nhà thơ trực tiếp tâm sự với người xứ Huế.
Gv hỏi: Nghệ thuật gì đã được sử dụng ở câu thơ đầu tiên? Phân tích ý nghĩ của biện pháp nghệ thuật đó?.
*GV: Cuộc hội ngộ của mối tình đầu đang biến thành xa xôi cách trở. Kỷ niệm của một thời chỉ còn là trầm tích của tương tư, nó đang bị phá vỡ bởi những mảng thực tại bẽ bàng, ngang trái của duyên phận.
*GV hỏi: Trong câu thơ đề cập đến màu trắng tuy vậy màu trắng cáng trắng lại càng như vô sắc. Từ câu thơ trên, từ việc màu sắc dần biến mất em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con gái xứ Huế trong tâm tưởng tác giả?
*HS trả lời.
*GV: Xứ Huế lắm mưa giàu khói nên bóng dáng con người và cảnh vật trở nên hư ảo, chập chờn trong sương khói như gần, như xa. Áo em trắng quá nhìn không ra, ca ngợi vẻ đẹp trắng trong thuần khiết của cô gái Huế, thế nên em càng tha thiết, mong lung. Nhà thơ cố níu kéo, bấu víu mà cảnh và người đầu hư ảo, xa xôi chìm vào sương khói
*GV: Màu sắc trắng chỉ còn là một ấn tượng càng làm cho sự hụt hẫng lên tới độc cao, muốn bấu víu cầm nắm mà cảnh đầy màu hư ảo quá, nó lại bị chìm trong màu của sương khói
*GV: Bóng hình của giai nhân mờ ảo trtong sương, cảnh vật phủ bởi một màu sương, nhưng cũng có thể đó là ẩn ý của nhà thơ, ấy phải chăng là khoảng cách của thời gian, là màu của mối tình vô vọng. Thi nhân đã cảm mến người con gái Huế, đang sống trong chờ đợi, ảo mộng nên đâm ra nghi ngờ: “ai biết tình ai có đậm đà”
*GV hỏi: Đại từ phiếm chỉ “ai” sử dụng nhằm mục đích gì?
* Gv hỏi: Em hãy nêu lên giá trị nghệ thuật của bài thơ ( ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật) ?
* Hs trả lời
* Gv hỏi: Em có nhận xét gì về ý nghĩa văn bản của bài thơ?
* Hs trả lời
* Gv khái quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.
Sau đó mời 1- 2 Hs đọc lai phần Ghi nhớ (sgk/40)
A.GIỚI THIỆU
I.TÁC GIẢ (1912-1940)
-Tên thật là Nguyễn Trọng Trí
-Mắc bệnh phong- một trong các căn bệnh nan y lúc bấy giờ. Nhà thơ đã về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất ở trại phong Thới Hoàn.
-Tuy cuộc đời đầy bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong các nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới.
-Làm thơ từ năm 16 tuổi với các bút danh Phong Trần, Lê Thanh.
II. TÁC PHẨM
Hoàn cảnh sáng tác
-Lúc đầu có tên là Ở đây Thôn Vĩ Dạ (1938), in tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương).
_Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vố quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình.
Bố cục
Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ ban mai và tình người tha thiết.
Khổ 2: cảnh thôn Vĩ và niềm đau chia lìa
Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
1. Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ ban mai và tình người tha thiết
-Câu 1: câu hỏi tu từ gợi nhiều sắc thái
+ Vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách nhẹ nhàng lại vừa như lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ mà tác giả tưởng tượng ra.
+Hay đó cũng là lời nhà thơ tự hỏi mình-là nỗi ước ao thầm kín của người khách đường xa.
+Khi dùng “về thăm” mà dùng “về chơi” sắc thái thân mật tự nhiên thôn dã
+ Nhiều thanh bằng gợi nỗi buồn chơi vơi,1 thanh trắc cuối câu gợi cảm giác đau nhói trong tâm hồn thi nhân.
Câu thơ là duyên cớ khai cớ khơi dậy bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ đáng yêu về thôn Vĩ.
-Câu 2,3: Vườn xanh Vĩ Dạ buổi sớm mai
*Câu 2: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
+Nắng hàng cau: cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đoán được những tia nắng đầu tiên của ngày. Vì nắng hàng cau là nắng thanh tân, tinh khôi, ánh nắng tinh khôi chiếu vào hàng cau đổ bóng xuống khu vườn. Thân cao thẳng lại chia làm nhiều đốt điều đặn. Bởi vậy, mà cau như cây thước thiên nhiên được dựng sẵn trong vườn để đo mực nắng. Cao đồng thời là đặc trưng của thôn Vĩ.
+Nắng mới lên: nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ, ấm áp. Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh khôi của những tia nắng đầu tiên trong ngày.
*Câu 3: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+Vườn Vĩ Dạ “mướt quá xanh như ngọc”: ánh lên vẻ mượt mà, ống ả, đầy xuân sắc và tràn đầy sức sống. “Xanh như ngọc” là màu xanh lung linh, ngời sáng long lanh, vườn thôn Vĩ như một viên ngọc quý, không chỉ ngời ngợi sắc xanh mà dường như đang tỏa vào không gian cả những ánh xanh.
+ Chữ “ai” vừa như phiếm chỉ vừa như xác định. Nhói lên một vết thương lòng chảy máu.
-Câu 4: -Người thôn Vĩ
+Mặt chữ điền: khuôn mặt đẹp, phúc hậu
+lá trúc che ngang: gợi vẻ kính đáo dịu dàng, tình tứ, e ấp đầy bí ẩn, huyền ảo -> vẻ đẹp rất phương Đông -> sự gắn bó hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống.
Cảnh thôn Vĩ và hy vọng hạnh phúc của thi nhân
2.Khổ 2: Cảnh thôn Vĩ và niềm đau chia lìa
-Không gian: mở rộng ra ngoài khung cảnh thôn Vĩ, đó là trời mây sông nước xứ Huế.
Thời gian: buổi ban mai ở Vĩ Dạ đã chuyển vào ngày rồi sang đêm tối.
-Thiên nhiên ban ngày xứ Huế
+ “Gió theo lối gió mây đường mây”: cách ngắt nhịp 4/3, 2 vế tiểu đối gợi tả một không gian gió mây chia lìa đôi ngã như một nghịch cảnh đầy ám ảnh.
Phải chăng mặc cảm chi lìa đã chia xa những thứ vốn không thể chia tách.
+ “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”: nhân hóa con người thành một sinh thể có tâm trạng để giải bày tâm tư của chính mình. Hương giang không thể tự buồn mà bởi thi nhân đã gieo buồn vào lòng sông. Động thái “lay” tự nó không vui không buồn nhưng trong hoàn cảnh này lại gợi lên sự hiu hắt thưa vắng
=> Nhịp điệu câu thơ chậm rãi, đó cũng chính là nhịp điệu cũa Huế: khoan thai, êm đềm.
=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi yếu ớt.
-Thiên nhiên sông nước xứ Huế về đêm ngập tràn ánh trăng “thuyền aitối nay”
+Cảnh đẹp nhưng buồn. Dòng sông
không còn là dòng của sống nước mà là dòng ánh sáng lấp lánh ánh vàng.
+Con thuyền vốn có thực trên sông đã trở thành hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bến sông trăng để mong chở du khách trăng về nơi nào đó trong mơ.
+ “ kịp tối nay ? ”: câu hỏi tu từ thảng thốt, băn khoăn có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Dường như tác giả đang mong ngóng, hi vọng và đang chạy đua với thời gian.
+Giọng thơ khắc khoải và chỉ “kịp” hé lộ cho thấy đều mặt cảm về một hiện tại ngắn ngủi thời gian có hạn. Phải chăng đó là tâm sự xót xa của thi nhân.
=>Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia xa.
3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ
–Điệp ngữ “khách đường xa” nhấn mạnh thêm nỗi xót xa như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình.
+Khách đường xa có thể là người đang sống ở thôn Vĩ Dạ, cũng có thể là chính nhà thơ. Khách đường xa gợi lên khoảng cách xa xôi, sự cách biệt.
-“Áo em trắng quá nhìn không ra”;
+ “Áo em trắng quá” → từ “quá”: sự choáng ngợp, thảng thốt nhưng đằng sau đó là sự nghẹn ngào, xót xa nuối tiếc.
+ “nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.
+vẻ đẹp thanh khiết, trong sáng của người con gái Huế “trắng quá nhìn không ra”, dường như thi nhân đang sống trong cõi mộng, không nhìn bằng mắt thường.
-“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: cảnh vật và con người đều mờ ảo. Cái sương khói làm mờ nhân ảnh có lẽ còn tượng trưng cho một mối tình thoáng qua một khoảng cách vời vợi đang làm cho tình người trở nên xa vời.
-Câu cuối mang chút hoài nghi mà lại chan chứa nỗi niềm tha thiết đối với cuộc đời.
Đại từ phím chỉ ở đây khiến câu thơ có hai cách hiểu
+Hàn Mặc Tử boăn khoăn không biết tình cảm người xứ Huế dành cho mình có đậm đà hay không.
+Người xứ Huế có biết rằng tình cảm Hàn Mặc Tử đối với Huế vẫn đậm đà như xưa.
Dù hiểu cách nào cũng toát lên tình yêu tha thiết đối với Huế
-Giọng thơ khắc khoải ở khổ 2 đã hiện ra thành nhịp điệu, nỗi trong ngóng da diết của khổ 3. Nhịp thơ khổ 3 cũng khác hẳn các khổ thơ trước, nỗi niềm tha thiết với cuộc đời đã biến thành câu hỏi khắc khoải như xoáy vào tâm can người đọc.
Sự biến đổi cảnh vật và tâm trạng thi nhân từ khổ 1-> khổ2 -> khổ 3
+Cảnh vật:tươi sáng, giàu sức sống-> ảm đạm, uể oải-> hư ảo mờ nhòe
+tâm trạng thi nhân: hy vọng-> dự cảm chia li, thất vọng, hồ nghi-> tuyệt vọng.
C. TỔNG KẾT
1. Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.
2. Ý nghĩ văn bản
- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Ghi nhớ SGK/40
5. Củng cố
- GV kiểm tra việc Hs hiểu tác phẩm.Từ đó khắc sâu kiến thức cho HS
* Câu hỏi: Em hãy nêu lại hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ? Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung đó gợi cho em những suy nghĩ gì ?
* Gợi ý: Hàn Mặc Tử viết bài thơ này khi cái chết đã kề bên. Đó là hoàn cảnh tuyệt vọng. Song nội dung bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với tình đời và nỗi buồn đầy mặc cảm của riêng mình.
- Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ khiến ta thêm thông cảm và chia sẻ với số phận bất hạnh của tác giả. Đồng thời cảm phục về một tài năng, một nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để lại một thi phẩm có giá trị.
- Gv hướng dẫn câu hỏi luyện tập ( Sgk/40)
6. Dặn dò
- Học bài cũ; chuẩn bị bài mới “ Từ ấy”
- Đọc văn bản trong SGK.
- Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài.
File đính kèm:
- Day Thon Vi Da.docx