A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Về kiến thức:
- Về Nắm được những nét cơ bản trong đời tư và đời thơ Hàn Mặc Tử.
- Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ: bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
Về kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ thơ trữ tình
Về thái độ, tình cảm:
- Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, thiết kế bài học, dụng cụ trực quan
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết hợp các phương pháp : đọc-hiểu, phát vấn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống. Đó cũng là cái đẹp của tâm hồn tha thiết tình người.
GV: Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ hai.
GV: Dẫn lời
Chúng ta đã tìm hiểu xong khổ thơ đâu tiên với cảnh bình minh thiên nhiên và con người cùng hòa quện. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi khám phá cái hay cái lạ trong khổ thơ thứ hai.
H. Hình ảnh “Gió theo lối gió mây đường mây”. Gợi cho chúng ta điều gì?
H. Nhận xét về không gian thời gian trong câu thơ này?
H. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ tiếp theo?
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
H. Hình ảnh “Hoa bắp lay” có gì đặc biệt?
H . Nhận xét về bức tranh thiên nhiên qua hai câu thơ trên?
H. Cảm nhận về hình ảnh “ sông trăng” và “ con thuyền”?
GV. Phân tích thêm hình ảnh ánh trăng của các nhà thơ và ánh trăng của HMT.
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận của người Việt ta trong kho tàng văn học bình dân cũng như của biết bao văn nhân, thi sĩ trong nền văn chương bác học.
Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
( ca dao)
Đầu giường ánh trăng sáng
Ngỡ mặt đất phủ sương
(Lý bạch)
Hàn Mặc Tử sinh giữa mùa trăng, lại mắc phải căn bệnh mà ánh trăng có tác động mãnh liệt lên cơ thể, tâm trí, nên trăng với Hàn Mặc Tử là thơ, là cuộc sống. Trăng là máu, là hồn!
“Trăng nằm sóng soải trên cành liễu .Đợi gió đông về để lả lơi” (Bẽn lẽn)
Say! say lảo đảo cả trời thơ
Gió rít tần cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra. (Say trăng)
H. Thấy tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
GV . Giảng bình
- Con thuyền chở trăng: là con thuyền mộng tưởng đang chở trăng về nơi nào đó trong mơ.
à Nhà thơ đặt niềm hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về tối nay.
H. Lại một câu hỏi tu từ nữa, nó thể hiện điều gì?
H. Cảm nhận về khổ thơ thứ 2 này?
GV: Gọi một học sinh đọc khổ thơ thứ ba.
H. Trong câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba, HMT đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Và câu thơ đó thể hiện điều gì?
H: Trong cái ‘mơ” ấy HMT nói: Áo em trắng quá nhìn không ra. Nhân vật được nhắc đến là ai? Và làm sao lại không nhìn được?
(Gợi lên hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo cho nhà thơ một cảm giác bâng khuâng, ngơ ngẩn. Mà tại sao lại “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ảo. Thật ra “nhìn không ra” không phải là không nhìn ra, đây chỉ là một cách nói để cực tả sắc trắng – trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Và hình như giữa giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?)
H: Nhận xét về hình ảnh câu thơ thứ ba trong khổ thơ cuối?
HS: Trả lời
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới sống và chết, và thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. Câu thơ diễn tả rất đắt nỗi đau của một con người đang phải đối đầu với “sinh, lão, bệnh, tử”. Tác giả đã cố níu kéo, cố bám víu nhưng không được vì cảnh và đời chỉ toàn là “sương” với “khói”. Điều đặc biệt ở hai câu thơ này là ngoài nói về nỗi đau, tác giả còn miêu tả rất thực về cảnh Huế – kinh thành sương khói. Trong màn sương khói ấy, con người như nhòa đi và có thể tình người cũng nhòa đi nên tác giả rất sợ điều đó.
H: Với câu hỏi “ Ai biết tình ai có đà?”
Tác giả muốn nói điều gi?
(Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. Lời thơ dường như nhắc nhở nhưng không bộc lộ tuyệt vọng hay hi vọng mà là toát lên một sự thất vọng. Sự thất vọng của một thi nhân – người chủ của những mối tình “khuấy” mãi không thành khối, của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Lời thơ như một lời thanh minh khiến cho ta cảm thấy cảm thông và xót xa cho tác giả nhiều hơn.)
H: Khổ thơ thức ba cho chúng ta thấy tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
H. Như vậy chúng ta vừa cùng nhau phân tích tìm hiểu bài thơ. Một em hãy khái quát cho thầy nội dung chính của bài thơ?
HS: Trả lời.
-Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương đất nước mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của HMT.
H. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?
HS: Trả lời.
-Hình ảnh biểu hiện nội tâm
-Bút pháp gợi tả
- Ngôn ngữ tinh tế
- Giàu sức liên tưởng
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI VÀO BÀI HỌC MỚI
I TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a) Cuộc đời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940).
Sinh ra: làng Lệ Mĩ, Võ Xá, Đồng Hới (nay là Quảng Bình)
Xuất thân: trong một gia đình công giáo nghèo.
Sau khi học trung học, làm công chức ở Sở Đạc Điền - Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.
Về Quy Nhơn chữa bệnh phong và mất tại trại phong Quy Hoà.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi, với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,...
- Tác phẩm :
+ Gái quê (1936);
+ Thơ Điên (Đau thương-1938),
+ Xuân như ý,
+ Thượng thanh Khí,
+ Cấm châu duyên,
+ Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939) ;
- Ban đầu sáng tác theo thể thơ Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn
- Diện mạo thơ phức tạp, đầy bí ẩn nhưng lại chứa đựng một tình yêu đến đau đớn về cuộc sống trần thế.
2. Tác phẩm
Đây thôn Vĩ Dạ ( lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên ( Về sau đổi thành Đau Thương).
Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Phân tích
+ Khổ 1
* Lời mời về chơi thôn Vĩ
- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
+ Vừa như lời trách nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ, vừa là lời tự vấn của nhà thơ (sao không về Vĩ Dạ)
+ Là lời mời gọi tha thiết, tự nhiên, thân mật và chân thành.
* Thiên nhiên thôn Vĩ
+ Hình tượng “nắng hàng cau - nắng mới lên” đầy sức gợi:
-“Nắng hàng cau”: ánh nắng đầu tiên, trong trẻo, tinh khiết của một ngày mới mẻ, ấm áp..
- “Nắng mới lên’”: những hàng cau đón nhận được tia nắng đầu tiên tinh khôi..
- So sánh: vườn xanh như ngọc
+ Sử dụng tính từ gợi cảm: “mướt quá”: gợi lên cảnh vật mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống
-xanh như ngọc: là màu xanh long lanh, ngời sáng
à Cả khu vườn Vĩ Dạ trong buổi sớm mai bừng lên màu xanh tươi tốt, trong trẻo, ấm áp, tràn đầy sức sống
* Con người thôn Vĩ.
+ Hình tượng, độc đáo, ấn tượng “mặt chữ điền”: khuôn mặt đẹp, phúc hậu.
+ Hình ảnh “lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đặc trưng của con người xứ Huế .
Tiểu kết: Khổ thơ đã vẽ nên bức tranh thôn Vĩ lúc bình minh rất đẹp, thiên nhiên xanh tươi tràn đầy sức sống, con người hiền lành phúc hậu. Thiên nhiên và con người kết hợp với vẻ đẹp hài hòa kín đáo rất dịu dàng.
Khổ 2:
_ Hai câu đầu.
+ Gợi tả không gian gió mây chia lìa, đôi ngả đôi đường như một nghịch cảnh ngang trái, phi lí.
+ Thiên nhiên không hoà hợp vì con người mang mặc cảm,chia lìa cõi đời.
+ Không gian gió mây chia lìa, không gian vũ trụ.
+ Thời gian hoàng hôn, mang nỗi buồn.
-Nhà thơ nhân hóa con sông để giãi bày tâm tư:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
+ “Dòng nước buồn thiu”: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất sự sống
à mang nỗi buồn trĩu nặng.
+ Động từ chỉ trạng thái động: “lay”
à sự chuyển động rất nhẹ, gợi lên sự hiu hắt, thưa vắng, cô đơn, u buồn
=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia phôi, sự sống yếu ớt. Đó cũng chính là nỗi buồn của lòng người mặc cảm, cô đơn trước sự xa cách của cuộc đời với mình.
-Hai câu cuối
- Ngập tràn ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
- Hình ảnh con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng: Là một sáng tạo thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo.
- Hình ảnh con thuyền đơn
côi nằm trên bến đợi sông trăng: Là một sáng tạo thẩm mĩ mới mẻ, độc đáo.
à Nhà thơ cảm thấy mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng, chỉ còn biết bám víu, trông chờ vào trăng.
Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay?"
à Câu hỏi chất chứa nỗi niềm lo âu, khắc khoải, trăn trở.
=> Cái thực và ảo hòa quyện, đan xen, giàu sức gợi: tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng giao cảm với thiên nhiên và con người. Đó là tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
Khổ 3.
-Sử dụng điệp ngữ: Mơ khách đường xa, khách đường xa.
+ Thể hiện hình bóng con người đang mờ nhạt, xa cách với người yêu.
+Chữ “ mơ” ở đầu câu khiến cho hình ảnh càng mờ ảo, tồn tại như không tồn tại.
_Gợi lên hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa
- “nhìn không ra” ? Có lẽ là do màu áo trắng của cô gái Huế trắng quá hòa lẫn vào làn sương mờ ảo.
_Thật ra “nhìn không ra” không phải là không nhìn ra, hình như giữa giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Câu thơ thứ ba là cảnh tượng mờ ảo, cũng là cảnh kinh thành Huế
-Nhà thơ không dám khẳng định tình cảm của mình với cô gái ấy, chỉ nói bằng từ “ai” được sử dụng xuyên suốt cả bài thơ.
- Câu hỏi như một tiếng than, toát lên một sự thất vọng.
Khổ thơ thứ ba là bức tranh tâm trạng của nhà thơ. HMT chìm vào trong cõi mộng tuyệt vọng xem mọi thứ đều xa xôi mờ nhạt, nhưng vẫn ẩn chứa tình yêu tha thiết với cuộc đời.
3. Ghi nhớ
_ Nội dung: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về miền quê đất nước, là tiếng lòng cuả một người tha thiết yêu đời, yêu người.
_ Nghệ thuật.
+ Hình ảnh biểu hiện nội tâm
+ Bút pháp gợi tả
+ Ngôn ngữ tinh tế
+ Giàu sức liên tưởng
III. Luyện tập.
-Vẽ bức tranh thôn Vĩ do em tưởng tượng và trình bày ý tưởng của mình?
IV Củng cố dặn dò
_ Học thuộc lòng bài thơ
_ Phân một khổ thơ mà em yêu thích nhất.
_ Soạn bài hôm sau.
Chữ ký của giáo viên hướng dẫn.
File đính kèm:
- Day thon Vi Da HMT.doc