1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới.
Các nhà khoa học cho rằng “ sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ “, tức ngôn ngữ là sản phẩm chung của XH loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập các mối quan hệ XH. Hay ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của XH mà mỗi cá nhân điều phải sử dụng để “phát tin” và “nhận tin” dưới các hình thức nói và viết. Như vậy, ngôn ngữ chung của XH và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “ giống và khác nhau”, nhưng không đối lập mà lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Vậy cái chung ấy là gì? Ta tiềm hiểu bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân “.
25 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Hoàng Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Nhưng tính cách của Hồ Xuân Hương không khuất phục, cam chịu số phận như những người phụ nữ khác mà cố vươn lên.
1) Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5+6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình trước số phận như thế nào?
GV gợi ý:
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ nào?
+ tại sao khi nhìn xuongs đất tác giả lại chú ý đến rêu, khi nhìn lên cao lại chú ý đến đá?
( hs thảo luận trả lời, gv nhận xét chốt ý)
GV hướng dẫn hs tìm hiểu hai câu cuối.
Câu hỏi:
Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? Giải thích nghĩa của hai "xuân" và hai từ "lại" trong câu thơ ?
+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )
+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )
+ Lại(1): Thêm lần nữa.
+ Lại(2): Trở lại.
Bản chất của tình yêu là không thể san sẻ ( Ăng ghen).
- Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ năm thì mười họa nên chăng chớ/ một tháng đôi lần có cũng không/ ..
Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
(Hs trả lời gv nhận xét chốt ý)
Hoạt động 4.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Rút ra nội dung ý nghĩa của bài thơ của bài thơ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gập nhiều bất hạnh.
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài,cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
- Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
II. Đọc – hiểu:
1. Hai câu đề:
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “ tiếng trống canh dồn “
→ Tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Hồ Xuân Hương.
Nghệ thuật đối lập:
Cái hồng nhan >< nước non.
Cái – hồng nhan, từ “ trơ”
à Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
à Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
2. Hai câu thực:
- “ say lại tỉnh “ gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh. tỉnh càng buồn hơn.
- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết à tức, bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra à vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.
3. Hai câu luận:
- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
4. Hai câu kết:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
- Hai câu kết khép lại lời tự tình.
àNỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
à Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:
Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn bông quá hẹp.
à Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
5. Nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
III. Tổng kết:
Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
4. Củng cố:
Học thuộc bài thơ.
Bản lĩnh HXH được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, soạn bài mới.
Tiết 6:
CÂU CÁ MÙA THU
- Nguyễn Khuyến-
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tâm trạng thời thế.
- Thấy đượcc tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình..
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại
- Phân tích bình giảng bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình thương yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến bp tổ chức hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
2. Học sinh:
Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi sgk và định hướng của gv.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như “ Tiếng thu” (Lưu trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu), Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài “ Thu điếu” Nguyễn Khuyến.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Em hãy giới thiệu đôi nét về chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?
Định hướng câu trả lời của hs.
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1905 ) hiệu Quế Sơn
- Quê làng Và- Yên Đỗ - Bình Lục- Hà Nam.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- 1864 đỗ đầu kì thi hương
- 1871 đỗ đầu kì thi đình nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ
- Nguyễn Khuyến làm quan hơn 10 năm rồi lui về dạy học.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1. Điểm nhìm cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
Nhóm 2. Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Nhóm 3. Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh?
Nhóm 4. Nhan đề bài thơ có liên quan gì đến nội dung của bài thơ không? Không gian trong bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Em hãy cho biết cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? cách gieo vần ấy cho ta cảm nhận về cảnh thu như thế nào?
Hoạt động 3
HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
- Được mệnh danh lad “ nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
2. Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là thơ cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
3. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Vị trí : Bài thơ “ Mùa thu câu cá “ một tong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
+ Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
II. Đọc – hiểu :
1. Cảnh thu:
- Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở về với ao thu.
-> Cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động với hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.
- Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt
+ Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
"Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo" ( Xuân Diệu ).
- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn:
+ Vắng teo
+ Trong veo Các hình ảnh được miêu tả
+ Khẽ đưa vèo trong trạng thái ngưng
+ Hơi gợn tí. chuyển động, hoặc chuyển
+ Mây lơ lửng động nhẹ, khẽ.
- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
2. Tình thu:
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..
- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
3. Đặc sắc nghệ thuật.
- Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
- Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
4. Ý nghĩa văn bản :
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk
4. Củng cố:
- Đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
- Trao đổi cặp: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học
- Soạn bài “ phân tích đề lập dàn ý trong bài văn nghị luận “.
File đính kèm:
- Giao an 11 Ngu Van.doc