A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc của tiếng Việt.
- Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng loại hình.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp.
3. Thái độ: Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
1. Phương tiện: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
2. Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu
3. Hình thức dạy học: học theo lớp
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Trên thế giới có hơn 5000 ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng nhưng bên cạnh đó chúng cũng có những điểm chung nhất định. Các nhà ngôn ngữ học căn cứ vào những đặc điểm chung đó để chia ngôn ngữ thành các nhóm. Vậy, có những nhóm ngôn ngữ nào? Và tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ nào? Có những đặc trưng cơ bản gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi đó.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 95, 96: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có đặc điểm gì?
- Nếu các từ tôi1 và tôi2, anh ấy1 và anh ấy2 được dịch ra tiếng Anh thì căn cứ vào chức năng ngữ pháp, từ có sự biến đổi như thế nào?
VD3: Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
Nhà1 là nơi che mưa che nắng.
Những bức tường nhà2 được sơn màu hồng.
Anh ấy đang làm nhà3.
Nhà4, tôi có hàng dãy ở phố.
- Nhà1,2,3,4 giữ chức năng ngữ pháp gì trong câu?
- Về mặt ngữ âm và sự thể hiện trên chữ viết, nhà1,2,3,4 có đặc điểm gì?
GV: Qua 3 VD trên có thể rút ra nhận xét gì về đặc điểm ngữ âm và sự thể hiện trên chữ viết của từ khi đứng ở các vị trí khác nhau, giữ những chức vụ ngữ pháp khác nhau.
(Như vậy, dù giữ chức vụ ngữ pháp nào trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, khởi ngữ), dù đứng ở bất cứ vị trí nào trong câu (đầu câu, cuối câu, giữa câu) thì từ tiếng Việt cũng luôn bất biến về hình thái).
Từ trong tiếng Việt không giống với các ngôn ngữ hòa kết có sự biến đổi hình thái. Vậy khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng phương tiện gì để thực hiện chức năng này? (=>Chúng ta đi vào phần 3).
GV: Em hiểu thể nào là trật tự?
(Sự sắp xếp trước sau các sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí).
GV: Trật tự từ là gì?
Trong tiếng Việt, trật tự sắp xếp các từ có vai trò cực kì quan trọng, sự thay đổi trật tự từ thường dẫn đến sự thay đổi vể nội dung.
VD: Cho câu ca dao sau:
Mình nhớ ta như cà nhớ muối,
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.
- Các từ in đậm trong 2 câu ca dao bao gồm những từ giống hay khác nhau về mặt từ vựng? Đó là những từ nào.
- Xác định chức năng ngữ pháp của các từ mình, ta được in đậm trong 2 câu trên.
GV: Qua việc phân tích VD trên có thể rút ra nhận xét gì về trật tự từ đối với ý nghĩa của câu.
(Khi thay đổi trật tự từ thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi).
Bên cạnh phương tiện là trật tự từ, trong tiếng Việt, ý nghĩa ngữ pháp còn được tạo nên bởi các hư từ (=>Chúng ta vào phần b).
GV: Em hiểu hư từ là gì?
VD: Đọc VD và trả lời câu hỏi:
1) Tôi đang ăn cơm.
2) Tôi đã ăn cơm.
3) Tôi chưa ăn cơm.
4) Tôi vừa ăn cơm.
5) Tôi sắp ăn cơm.
- Hãy xác định vai trò của các từ in đậm trong VD trên đối với ý nghĩa của câu.
- Các từ in đậm trong VD trên có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp?
GV: Qua VD trên có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của hư từ đối với ý nghĩa của câu.
(Việc thay đổi các hư từ dẫn đến thay đổi nội dung ý nghĩa của câu).
Như vậy, qua việc tìm hiểu phần 3. Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt, chúng ta có thể thấy, tiếng Việt sử dụng trật tự từ và hư từ là phương tiện ngữ pháp chủ yếu. Cần sắp xếp các từ một cách hợp lí và sử dụng hư từ phù hợp để diễn đạt tốt nhất nội dung ý nghĩa của câu.
Như vậy, qua việc tìm hiểu bài học và phân tích các VD có thể thấy rằng, tiếng Việt có những đặc trưng cơ bản là: tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái, phương tiện ngữ pháp chủ yếu là sử dụng trật tự từ và hư từ. Như vậy, tiếng Việt mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập, là một ngôn ngữ đơn lập điển hình.
Bài tập 1:
Đọc VD và trả lời các câu hỏi:
a. Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân1.
Nụ tầm xuân2 nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
(Ca dao)
b. Thuyền ơi có nhớ bến1 chăng,
Bến2 thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
c. Yêu trẻ1, trẻ2 đến nhà; kính già1, già2 để tuổi cho.
(Tục ngữ)
- Trong phần in đậm của các VD, VD nào tiếng là từ, VD nào tiếng là đơn vị cấu tạo từ.
- Vị trí của các từ in đậm trong VD có đặc điểm gì?
- Xác định chức năng ngữ pháp của các từ in đậm trong VD.
Bài tập 2:
Đọc các VD sau và trả lời câu hỏi:
a. Bạn đã về rồi à?
b. Bạn nhớ đi ngủ sớm nhé!
c. ..
Xác định các kiểu câu trong VD trên căn cứ vào các hư từ được sử dụng trong câu.
I. Loại hình ngôn ngữ
1. Loại hình
a. Ví dụ
- Chia thành 2 nhóm:
+ cha, mẹ, anh, em, vợ, chồng
+ phụ, mẫu, huynh, đệ, phu, phụ
- Sắp xếp thành 2 nhóm như trên vì:
+ Các từ cha, mẹ, anh, em, vợ, chồng là những từ cơ bản, từ gốc của tiếng Việt; nó ra đời từ sớm và được nhân dân ta sử dụng từ thời thượng cổ đến nay (được gọi là từ thuần Việt).
+ Các từ phụ, mẫu, huynh đệ, phu, phụ là những từ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ Hán (được gọi là từ Hán Việt).
b. Nhận xét
Loại hình: một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó (Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1999).
2. Loại hình ngôn ngữ
- Loại hình ngôn ngữ: là sự phân loại ngôn ngữ dựa trên sự giống nhau ở những đặc trưng cơ bản nào đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Có 2 cách phân loại:
- Theo nguồn gốc
- Theo đặc trưng
3. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
Có 2 loại hình ngôn ngữ:
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập: tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết: tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh.
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
a. Đặc điểm ngữ âm
* Âm tiết:
- Khái niệm: Trong giao tiếp hàng ngày, chuỗi lời nói của con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm tối thiểu của lời nói được gọi là âm tiết.
- Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt:
+Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao.
+Cấu tạo:
Âm đầu
Vần
+ Âm tiết tiếng Việt luôn mang thanh điệu.
* Ví dụ:
- Tiếng “việt , nam” có ranh giới rõ ràng trong lời nói.
- Cấu tạo: 2 bộ phận:
v / iệt , n / am
Âm đầu Vần
- Thanh điệu +Việt: thanh sắc
+Nam: thanh không dấu
* Nhận xét:
Qua phân tích VD, có thể thấy rằng: tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, có cấu tạo gồm âm đầu và vần, tiếng luôn mang thanh điệu, tiếng có tính độc lập cao trong dòng lời nói. So sánh với đặc trưng của âm tiết ở trên, có thể thấy tiếng mang đầy đủ đặc trưng của một âm tiết.
KL: Tiếng là âm tiết.
b. Tiếng về mặt sử dụng
* Ví dụ 1:
- Nghĩa của “chân”: bộ phận ở phía dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, để đỡ cơ thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ.
- “chân” có khả năng đứng độc lập để thực hiện chức năng ngữ pháp trong câu.
* Nhận xét:
Tiếng có những đặc điểm cơ bản: là đơn vị có nghĩa, có khả năng đứng độc lập để giữ những chức năng ngữ pháp trong câu. Đó cũng là những đặc trưng cơ bản của từ tiếng Việt. Như vậy, tiếng tương đương với từ, đó là những từ đơn.
KL: tiếng là từ.
* Ví dụ 2:
- Số lượng tiếng trong mỗi từ:
1) 2 tiếng
2) 3 tiếng
=> đặc điểm chung: mỗi từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
- Xác định từ loại:
1) Từ ghép
2) Từ láy
KL: tiếng là đơn vị cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
2. Từ không biến đổi hình thái
a. Ví dụ
* Ví dụ 1:
- Chức năng ngữ pháp:
+ Người1 và người2 là bổ ngữ (chỉ đối tượng của động từ cười).
+ Người3 là chủ ngữ (chỉ chủ thể của động từ cười).
- Giữa người1,2,3: xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện trên chữ viết không có sự biến đổi, khác biệt.
* Ví dụ 2:
- Chức năng ngữ pháp:
+ Tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho.
+ Anh ấy1 là bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho, anh ấy2 là chủ ngữ.
- Giữa tôi1 và tôi2, anh ấy1 và anh ấy2 không có sự khác biệt về mặt ngữ âm và sự thể hiện trên chữ viết.
- Nếu trong tiếng Anh, tôi1 dịch thành I (vì là chủ ngữ), tôi2 dịch thành me (vì là phụ ngữ); anh ấy1 dịch thành him (vì là phụ ngữ), anh ấy2 dịch thành he (vì là chủ ngữ).
* Ví dụ 3:
- Chức năng ngữ pháp:
+ nhà1: chủ ngữ
+ nhà2: định ngữ (bổ sung ý nghĩa cho danh từ tường).
+ nhà3: bổ ngữ (bổ sung ý nghĩa cho động từ làm).
+ nhà4: khởi ngữ.
- Giữa nhà1,2,3,4: xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện trên chữ viết không có sự khác biệt.
b. Nhận xét
Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái khi cần biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
3. Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt
a. Trật tự từ
* Khái niệm:
Trật tự từ là sự sắp xếp các từ trong cụm từ, trong câu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và diễn đạt một nội dung nhất định.
* Ví dụ:
- Phần in đậm gồm 3 từ giống nhau (về mặt từ vựng): mình, nhớ, ta.
- Chức năng ngữ pháp:
+ Câu 1:
Mình (đứng trước động từ vị ngữ) đóng vai trò chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hành động (ai nhớ? -> mình nhớ).
Ta (đứng sau động từ vị ngữ) đóng vai trò bổ ngữ, biểu thị đối tượng của hành động (nhớ ai -> nhớ ta).
+ Câu 2: Vị trí, chức năng ngữ pháp của mình, ta ngược lại so với mình, ta trong câu 1.
* Nhận xét:
Khi thay đổi trật tự từ trong cụm từ, trong câu sẽ làm thay đổi về ý nghĩa ngữ pháp và nội dung..
b. Hư từ
* Khái niệm:
* Ví dụ:
- Xác định vai trò:
1) đang: chỉ hành động xảy ra ở hiện tại.
2) đã: chỉ hành động xảy ra và hoàn thành trong quá khứ.
3) chưa: chỉ hành động chưa diễn ra nhưng đã có dự định.
4) vừa: chỉ hành động đã xảy ra và mới kết thúc ở gần thời điểm hiện tại.
5) sẽ: chỉ hành động sắp xảy ra trong tương lai gần.
- Các từ đang, đã, chưa, vừa, sẽ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng (được gọi là các hư từ).
* Nhận xét:
Hư từ có vai trò quan trọng đối với ý nghĩa của câu, việc thay đổi các hư từ dẫn đến nội dung của câu sẽ thay đổi.
III. Ghi nhớ
(SGK, tr.57)
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Gợi ý:
- VD b, c: tiếng là từ
VD a: tiếng là đơn vị cấu tạo từ (tầm xuân).
- Vị trí: có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
- Chức năng ngữ pháp:
+ VD a:
Nụ tầm xuân1: bổ ngữ (chỉ đối tượng của động từ hái).
Nụ tầm xuân2: chủ ngữ (chỉ chủ thể của động từ nở).
+ VD b:
Bến1: bổ ngữ (chỉ đối tượng của động từ nhớ).
Bến2: chủ ngữ (chỉ chủ thể của động từ đợi).
+ VD c:
Trẻ1, già1: bổ ngữ (chỉ đối tượng của động từ yêu, kính).
Trẻ2, già2: chủ ngữ (chỉ chủ thể của động từ đến, để).
=> Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng là từ hoặc đơn vị cấu tạo từ, từ không biến đổi hình thái).
2. Bài tập 2
Gợi ý:
Xác đinh kiểu câu:
a. Câu nghi vấn
b. Câu cảm thán
..
5. Củng cố, dặn dò
- Củng cố:
+ HS nắm được các kiến thức cơ bản về loại hình, loại hình ngôn ngữ, cách phân loại và các nhóm ngôn ngữ cùng đặc điểm chính của ngôn ngữ đơn lập trong tương quan so sánh với ngôn ngữ hòa kết.
+ Nắm được những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập điển hình.
- Dặn dò:
+ Học bài cũ
+ Soạn bài mới: Tôi yêu em.
File đính kèm:
- Dac diem loai hinh tieng viet.doc