Câu hỏi : Những sáng tạo của Nguyễn Du về mặt nội dung và nghệ thuật khi viết "Truyện Kiều"?
(Gợi ý trả lời : Sự sáng tạo của Nguyễn Du
- Về nội dung : Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy".
- Về nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,. (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 82, 83: Truyện Kiều - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều với Thuý Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng chứ không còn nói với Thuý Vân nữa, có lúc nàng tự nói với chính mình (những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm tình yêu hoặc "Bây giờ...ái ân!" cũng là tự nói với mình).
Tưởng tượng trước mặt mình là Kim Trọng, nàng vật vã trong nỗi đau của tình duyên lỡ dở.
Kiều không chỉ nghĩ đến nỗi đau khổ của mình mà còn nghĩ đến nỗi đau khổ của người yêu, nàng xót thương cho chàng Kim vì mình mà dang dở.
? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
? Ý nghĩa văn bản?
2. Còn lại : Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
* Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều : mai sau "trông ra ..chị về", "hồn", "dạ đài", "người thác oan".
→ Cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.
* Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu :
- Nói với chính mình: Ý thức về hiện tại : "trâm gãy gương tan”,”tơ duyên ngắn ngủi”,”phận bạc nhu vôi”,”nước chảy hoa trôi”
→ đầy bi thảm: tan vỡ về hạnh phúc, thân phận lênh đênh, chìm nổi; giọng đau đớn.
- Nói với Kim Trọng:
+ Cử chỉ “lạy tình quân”: sự tạ tội với Kim Trọng.
+ Cách gọi "Kim Lang”: tình cảm gắn bó vợ chồng.
+ Cụm từ “Thiếp đã phụ chàng”: sự day dứt mắc cảm của một kẻ phụ tình.
→ Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
2. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
4. Củng cố: Qua việc trao duyên của Kiều, anh (chị) hiểu gì về tình yêu của người xưa?
5. Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc lòng đoạn thơ còn lại.
- Đang nói chuyện với Thuý Vân, Kiều chuyển sang nhắn gửi Kim Trọng. Sự chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguồn gốc và sự sáng tạo của Truyện Kiều
TT: Gọi học sinh đọc mục I phần tiể dẫn sách giáo khoa và nêu câu hỏi
CH: Dựa vào sách giáo khoa nêu ngắn gọn về nguồn gốc Truyện Kiều
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chiếu nội dung và khái quát lại
GV: Về quan hệ giữa Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng đây là một sự phiên dịch, sao chép lại.
CH: Anh chị có đồng tình với ý kiến ấy không?
- Học sinh giải thích
- Giáo viên khái quát lại và tiếp tục đặt câu hỏi
CH: Vậy em hãy trình bày những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều?
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu thêm. Gv chiếu nội dung lên máy chiếu.
Hoạt động2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắ tác phẩm
- Học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học ở cấp 2
- Giáo viên lưu ý học sinh một số sự kiện chính trong cuộc đời oan khổ của Kiều và dặn dò các em về nhà tóm tắt.
Hoạt động3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều
CH: Em hãy trình bày những giá trị nội dung cơ bản của Truyện Kiều
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
CH: Truyện Kiều là Bài ca về tình yêu tự do và công lí, em hãy chúng minh ý kiến đó
Giáo viên phát phiếu học tập
Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời
Giáo viên gọi học sinh bổ sung, đánh giá, khái quát lại và chiếu nội dung
CH: Giọt nước mắt khóc thương cho số phận con người của Nguyễn Du tronmg truyện Kiều được thế hiện như thế nào?
Giáo viên phát phiếu học tập
Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời
Giáo viên gọi học sinh bổ sung, đánh giá, khái quát lại và chiếu nội dung
CH: Tại sao nói xã hội trong Truyện Kiều là xã hội ăn thịt người ngọt sớt?
Giáo viên phát phiếu học tập
Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời
Giáo viên gọi học sinh bổ sung, đánh giá, khái quát lại và chiếu nội dung
CH: Tại sao nói Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
CH: Tại sao Nguyễn Du khi viết về thân phận người con gái bất hạnh ông lại có sức đồng cảm mạnh mẽ đến như thế?
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
CH: Hãy chọn một số nhân vật trong tác phẩm để từ đó phân tích những đặc điểm trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
CH: Nhận xét về ngụn ngữ thơ ca trong Truyện Kiều
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
Hoạt đông4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết.
CH: Qua nội dung đã học em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- HS suy nghĩ trả lời
- Giáo viên khái quát lại và khắc sâu
I. Nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguyễn Du
1. Nguồn gốc Truyện Kiều
- Theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
- Chưa xác định tgời điểm sáng tác cụ thể
- Hiện nay theo các tài liệu nghiên cứu tồn tại 3 ý kiến
* Thời gian tác giả ở Quỳnh Cơi - Thái Bình (1789)
* Thời kì ở Nghi Xuân (1796)
* Khi cuộc khởi Nghĩa Tây Sơn nổ ra và tác giả làm quan cho nhà Nguyễn (1802)
2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du
- Về thể loại: Từ một tiểu thuyết viết bằng văn xuôi Nguyễn Du đã kế thừa truyền thống nghệ thuật thơ Nôm, khúc ngâm, thơ trữ tình và ca dao để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và tính trữ tình.
- Biến một câu chuyện tình khổ bình thường thành một tiếng kêu đứt ruột mới, xót thương người bạc mệnh, bản cáo trạng về hiện thực đầy bi kịch của thời đại ông.
- Bỏ các chi mưu mẹo, tàn nhẫn, dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân để tạo ra thế giới nhân vật đầy sống động.
+ Từ Hải trong bản của Thanh Tâm tài nhân vốn là một nhà Nho thi không đỗ, bỏ nhà đi buôn bán có tiền vào lầu xanh. Khi nghe lời Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, quan tổng đốc bảo phải chết ngay lập tức nhảy xuống sông tự vẫn. Còn Từ Hải trong truyện Kiều của nguyễn Du mang một dáng dấp khác người, bí ẩn. Ngay cả cái chết cũng phi thường: chết đứng.
- Thuý Kiều của Thanh Tâm tài nhân trả thù man rợ: đánh Hoạn Thư 1 trăm trượng, xẻo thịt Sở Khanh, ném Tú Bà và Mã Giám Sinh vào vạc dầu. Thuý Kiều của Nguyễn Du không làm như thế nàng tha bổng cho Hoạn Thư, các tội khác đều xử x\chung một hình phạt nhẹ nhàng.
- Tả chi em Thuý Kiều Kim Vân Kiều truyện kể dưới mắt Kim Trọng chỉ nói về vẻ đẹp thiếu nữ còn Nguyễn Du thì thiên về ý niệm số phận.
II. Tóm tắt
a, Gặp gỡ và đính ước:
b, Gia biến và lưu lạc:
C, Đoàn tụ : Kim - Kiều tái hợp.
III. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều
1. Giá Tri tư tưởng
a, Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí
- Tình yêu Kim - Kiều vượt lên trên mọi quy định của lễ giáo phong kiến để cho đôi trai gái được tự do đính ước
- Ước mơ và khát vọng công lí
+ Xây dựng nhân vật Từ Hải là hiện than của một anh hung xuất chúng, có hoài bão lớn lao
Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn vũ, rạch đôi sơn hà
Khinh thường những kẻ vào luồn ra cúi
+ Gửi gắm vào nhân vật Từ Hải khát vọng làm chủ cuộc đời, trả ân, báo oán.
b, Truyện Kiều là giọt nước mắt khóc thương cho số phận con người
- Khóc thương cho than phận người đàn bà “tài hoa bạc mệnh”
- Khóc thương cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ
- Khóc thương cho tình cốt nhục bị chia lìa
- Khúc cho nhân phẩm bị chà đạp
+ Kiều phải bán mình
+ Kiều phải ở lầu xanh 2 lần
C, Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối
- Quan tổng đốc trọng thần bất tài, dâm ô, đểu cáng
- Quan xử kiện hám tiền đẩy người vô tội đến chỗ cuộc đời khổ đau.
- Bọn sai nha bắng nhắng đến bọn họ Hoạn danh giá -> ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ tính mạng con người
- Thế lực đồng tiền làm tha hoá con người
Trong tay.khó gì
Tiền lưng chẳng xong
d. Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời
- Qua các nhân vật, Nguyễn Du biểu hiện lòng thụng cảm, bao dung nhìn rõ chỗ mạnh, chỗ yếu chỗ tầm thường của con người
- Mộng Liên Đườngchủ nhân khẳng định Nguyễn Du có đôi mắt nhìn xuyên sáu cói, có tấm lòng nhìn suốt nghìn đời.
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Không biến nhân vật thành hình tượng nhân vật minh hoạ cho tư tưởng đạo đức mà miêu tả họ như con người cá thể trong cuộc sống riêng.
2. Giá trị nghệ thuật
a, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Khắc hoạ chân thật chân dung nhân vật sống động, gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Nhân vật vừa có nét điển hình, vừa có nét riêng nổi bật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
b, Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát
- Có tài trần thuật, giới thiệu nhân vật làm cho cảnh vật hiện lên như bộc lộ trực tiếp tình cảm của nhân vật. Giúp độc giả nhận dạng và ghi nhớ từng con người.
VD: Mã Giám Sinh, Sở Khanh
- Vượt lên trên sự kể chuyện đơn giản để trở thành tiểu thuyết bằng thơ. Thơ lục bát trong Truyện Kiều đã vượt qua hình thức mộc mạc, dân dã để trở thành hình thức trang nhã, cổ điển.
c, Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
- Ngôn ngữ thơ ca phong phú, chính xác, đẹp đẽ.
- Sử dụng từ ngữ Hán Việt hợp lí
- Sử dụng lời ăn, tiếng nói nhân dân. Đômg thời có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân.
- Sứ dụng từ ngữ chính xác, tinh vi.
VD: Miêu tả Mã Giám Sinh
Cách gọi giọt nước mắt: giọt lệ, giọt châu
- Vận dụng thể thơ lục bát, kế thừa và phát huy ngôn ngữ văn học dân gian, văn học nước ngoài -> Nguyễn Du là bậc thầy về sử dụng ngôn
IV. Tổng Kết
- Truyện Kiều dựa trên nguyên tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
- Truyện Kiều là tiếng kêu thương thảm thiết cho số phận con người, là tiếng nói phê phán nhưng thế lục đen tối trong xã hội.
- Truyện Kiều là tác phẩm viết bằng chữ Nôm, đỉnh cao chói lọi của Văn học dân tộc và là kiệt tác của thế giới.
File đính kèm:
- TRAO DUYEN.doc