Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1 đến 14 - Bản đẹp 2 cột

I.Kiến thức:

1.Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.Cần nhấn mạnh Nguyễn Trãi :Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài ,hiếm có,danh nhân văn hóa thế giới.

Một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong chế độ PK Việt Nam.

2.Sự nghiệp văn học:

- Các tác phẩm chính(sgk)

- Giá trị:

+Nội dung:Lí tưởng độc lập dân tộc và lí tưởng nhân nghĩa;vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng vĩ đại và con người bình dân.

+Nghệ thuật:kết tinh và mở đường cho sự phát triển văn học.

3.Hoàn cảnh ra đời:Sau chiến thắng giặc Minh (1427)Nguyễn Trãi thay Lê Lợi tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến và tuyên bố nền độc lập dân tộc thế kỉ XV.

4.Nội dung:

a.Luận đề chính nghĩa:

- Tư tưởng nhân nghĩa.Trừ tham tàn ,bạo ngược,chống xâm lược,bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

- Khẳng định chủ quyền dân tộc:có phong tục tập quán,có nền văn hóa lâu đời.

b.Bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.

- Vạch trần âm mưu xâm lược.

- Tố cáo mạnh mẽ những tội ác diệt chủng,chủ trương cai trị thâm độc.Tội ác của giặc “trúc Nam Sơn không ghi hết tội/Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” Lời văn khi uất hận trào sôi,khi cảm thương tha thiết.

c. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh.

-Hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong buổi đầu dựng nghiệp:Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn (thiếu nhân tài,thiếu quân,thiếu lương)nhưng với ý chí quyết tâm của toàn dân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua khó khăn ,gian khổ và chiến thắng kẻ thù.

- Quá trình phản công thắng lợi :chiến thắng của ta và thất bại thảm hại,nhục nhã của địch.

d.Lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc.

5.Nghệ thuật:

-Là áng văn chính luận chặt chẽ, đanh thép . Lời tuyên cáo đạt đến trình độ mẫu mực.

II.Luyện tập.

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta diễn ra như thế nào?

Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn (thiếu nhân tài,thiếu quân,thiếu lương)nhưng với ý chí quyết tâm của toàn dân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua khó khăn ,gian khổ và chiến thắng kẻ thù.

- Quá trình phản công thắng lợi :chiến thắng của ta và thất bại thảm hại,nhục nhã của địch.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1 đến 14 - Bản đẹp 2 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiệc văn hỉ. + Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan 4. Các bậc thánh đế minh vương đã làm gì để chiêu mộ khuyến khích hiền tài ? - Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. - Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác : ý xấu bị ngăn chặn lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng. - Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh phát triển, rèn luyện danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho nước nhà. 5. Tình hình phát triển hiền tài nước ta trước cách mạng tháng tám đến nay ? những hạn chế và yêu cầu đặt ra đối với vấn đề nhân tài ? - Không ngừng phát triển nhân tài, đề cao trí thức, quan điểm giáo dục của Đảng và Hồ Chủ Tịch : giáo dục là quốc sách hang đầu.. - Vinh danh thủ khoa đỗ đầu đại học ở văn miếu Hà Nội hàng năm. * Những hạn chế : - Chảy máu chất xám, lớp chọn trường chuyên, luyện gà trong các cuộc thi học sinh giỏi... * Yêu cầu đặt ra : - Trân trọng và phát triển hiền tài trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. - Cần có những chính sách đặt biệt để khuyến khích và phát triển nhân tài. II.Luyện tập. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta hiện nay. Củng cố:- Vị trí của hiền tài trong sự phát triển của đất nước. -Chính sách trọng đãi hiền tài của Đảng ta. Dặn dò:- Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta hiện nay. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7-8 TỰA " TRÍCH DIỄM THI TẬP " - Hoàng Đức Lương - I.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về tác giả và tác phẩm. - Rèn kĩ năng viết đoạn ,viết bài văn. II.Nội dung lên lớp: HĐ của GV và HS ND cần đạt " Tựa " có nghĩa là gì ? . Vì sao thơ văn của người xưa bị thất truyền ? Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. 3. Hoàng Đức Lương đã làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. I.Kiến thức: 1. " Tựa " có nghĩa là gì ? - " Tựa " (tự) là bài viết thường đặt ở đầu sách do chính tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu rõ hơn về cuốn sách : động cơ, mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả hoặc là những nhận xét đánh giá, phê bình hay cảm nhận của người đọc. - Bài tựa thường được viết theo thể văn nghị luận có kết hợp của các yếu tố của ba kiểu văn bản thuyết minh, tự sự, biểu cảm. 2. Vì sao thơ văn của người xưa bị thất truyền ? Từ những nguyên nhân nêu ra ta thấy tình cảm, tâm trạng gì của tác giả ? - Có bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình thơ văn bị thất truyền - Tình cảm yêu quý trân trọng, tâm trạng xót xa thương tiếc trước di sản quý báu bị mất mát, huỷ hoại, lãng quên, đặc biệt là nuối tiếc cho nền văn hoá nước mình khi so sánh với văn hoá Trung Hoa. - Người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục trước những lập luận mà tác giả đưa ra. 3. Hoàng Đức Lương đã làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? - Ra sức sưu tầm, cố công nhặt nhạnh, lượm lặt, ghi chép, bổ sung... những tác phẩm văn học đương thời ,sắp xếp tạo tập "trích diễm" II.Luyện tập Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác giả Hoàng Đức Lương sau khi hoc thêm “Tựa Trích diễm thi tập”. Củng cố:- Ý thức gìn giữ, bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc. Dặn dò:- Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý thức của giới trẻ với văn hóa truyền thống. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9-10 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN - Ngô Sĩ Liên - I.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về tác giả và tác phẩm. - Rèn kĩ năng viết đoạn ,viết bài văn. II.Nội dung lên lớp: HĐ của GV và HS ND cần đạt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ? Tính cách nhân vật được khắc hoạ nổi bậc nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ? " Đại Việt sử kí toàn thư" là tác phẩm như thế nào ? Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. I.Kiến thức: 1.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ? - Trần Quốc Tuấn là vị tướng có tài năng mưu lược, có lòng trung quân ái quốc, biết thương dân, trong dân và lo cho dân. - Hết lòng trung nghĩa với vua với nước không mảy may tư lợi. Người có tình cảm chân thành nồng nhiệt thẳng thắn và rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái. - Khiêm tốn "Kính cẩn giữ tiết làm tôi" tận tình với tướng sĩ, cẩn thận phòng xa việc hậu sự, tiến cử người tài cho đất nước. * Ông để lại một tấm gương sáng về đạo làm người, là một vị tướng mẫu mực, tài đức, không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục. . 2. Tính cách nhân vật được khắc hoạ nổi bậc nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ? - Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách. - Những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm. - Kể chuyện mạch lạc, khúc chiết, điêu luyện và đạt hiệu quả cao. 3. " Đại Việt sử kí toàn thư" là tác phẩm như thế nào ? - "Là bộ sử lớn của Việt Nam thời trung đại, gồm 15 quyển. Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428). - Là cuốn sử biên niên vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học thể hiện mạnh mẽ tinh thần Đại Việt. II.Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . Củng cố:- Nhân cách cao đẹp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . -Lối viết sử biên niên. Dặn dò:- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cách dạy con của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 11-12 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ - Ngô Sĩ Liên I.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về tác giả và tác phẩm. - Rèn kĩ năng viết đoạn ,viết bài văn. II.Nội dung lên lớp: HĐ của GV và HS ND cần đạt Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ? Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật ? Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. I.Kiến thức: 1. Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ? - Người công minh, đại lượng, có bản lĩnh. - Chí công vô tư, tôn trong pháp luật, không thiên vị người thân. - Giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm vào người thân thích. - Luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh.. * Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, là vị quan đầu triều gương mẫu xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân. 2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật ? - Xây dựng những tình huống giàu kịch tính, lựa chọn những chi tiết đắt giá . - Xung đột dần đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ gây thú vị cho người đọc. . II.Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về thái sư Trần Thủ Độ Củng cố:- Cách giải quyết công việc của Thái sư Trần Thủ Độ -Lối viết sử biên niên. Dặn dò:- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Thái sư Trần Thủ Độ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 13-14 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN ( Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục) -Nguyễn Dữ- I.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố kiến thức về tác giả và tác phẩm. - Rèn kĩ năng viết đoạn,bài văn. II.Nội dung lên lớp: HĐ của GV và HS ND cần đạt Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ? Giới thiệu tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ? Tại sao Ngô Tử Văn lại bị bắt xuống Minh ti tham gia vụ kiện của hồn ma tên tướng giặc? Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận theo nhóm ,cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét và chốt vấn đề. I.Kiến thức: 1.Tác giả: - Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI , xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng làm quan sau đó ở ẩn - Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”. 2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục: - Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết về các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Đằng sau yếu tố hoang đường là hiện thực đương thời lúc bấy giờ. - Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, quan điểm sống” lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. - Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì “ thiên cổ kì bút” ( Vũ Khâm Lân) 3. Đọc – khám phá văn bản: a. Nhân vật Ngô Tử Văn: - Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân, vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. - Có vụ xử kiện ở âm phủ vì hồn tên tướng giặc kiện Tử Văn. Tên họ Thôi giả mạo thổ thần làm hại dân qua mặt Diêm Vương, các thần ở những đền miếu ăn của đút nên bao che cho tên họ Thôi “ Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Qua đó phê phán các phán quan và Diêm Vương chưa làm việc hết trách nhiệm. - Kết quả xử kiện: “ Ngôi mộ tên tướng giặc thì tự dưng bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám vậy”. Tử Văn thắng làm chức quan phán sự vì chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa. Một sự thưởng công xứng đáng. Có ý nghĩa noi gương cho người sau. b. Ngụ ý phê phán: - Hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt - Thánh thần quan lại ở cõi âm tham của đút bao che cho kẻ ác. Chính là hình chiếu bất công trong xã hội đương thời. c. Nghệ thuật: - Sử dụng yếu tố thần kì - Nghệ thuật kể chuyện: cách kể chuyện sinh động hấp dẫn, giàu kịch tính. II.Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn. Củng cố:- Tính cách cương trực,khảng khái, vì dân trừ bạo của Ngô Tử Văn. -Nghệ thuật truyện truyền kì. Dặn dò:- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hành động đốt đền tà của Ngô Tử Văn.

File đính kèm:

  • docGA phu dao van 10.doc