A.MỤC TIÊU BÀI HỌC; GIÚP HỌC SINH
1.Vận dụng kiến thức và kĩ năng đẫ học về đoạn văn, bài văn trình bày một vấn đề để viết bài văảitình bày những vấn đề gần gũi, quen thuộc trong học tập và đới sống.
2. Rèn luyện kĩ năng làm văn trình bày vấn đề .
3. Rèn luyện tư duy logíc, kh.
4. Tự giáo dục bản thân về tính cẩn trọng trong việc trình bày một vấn đề.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: SGK,SGV, GIÁO ÁN.
2. Học sinh: SGK,vở ghi, nắm vững kiến thức lí thuyết.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN, VẤN ĐÁP, làm bài tập.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: không
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: < 1’ > Ôn lại kiến thức về bài văn trình bày một vấn đề, làm bài tập củng cố.
3. NỘI DUNG:
41 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Bản đẹp 4 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i "chịu lời", nhận lời chịu uỷ thác một việc hệ trọng. Em gái đã trở thành ân nhân của chị gái. Kiều đã lấy "lễ" đối xử với em: "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". "Lạy rồi sẽ thưa" - cử chỉ trang trọng, trang nghiêm.
Kiều thổ lộ với em mối tình đẹp với chàng Kim: "Chén thề": chén rượu hai người cùng uống dưới trăng đêm tình tự thề nguyền: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". "Quạt ước": chiếc quạt mà Thuý Kiều đã tặng Kim Trọng. Đó là một mối tình đã thề nguyền thuỷ chung và đẹp.
Trước gia biến "sóng gió bất kỳ", giữa tình và hiếu "khôn lẽ hai bề vẹn hai". Chị phải đặt chữ hiếu lên chữ tình. Chị phải trao duyên cho em bởi lẽ em là "tình máu mủ" của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc:
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non".
"Lời nước non" là lời thề chỉ non thề biển; son sắc thuỷ chung. "Thay lời nước non" nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả nghĩa cho chàng.
Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý..., tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời Kiều trước lúc ra đi:
"Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.
Trót lời nặng với lang quân,
Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.
Gọi là trả chút nghĩa người
Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên..."
Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "nghĩa" với chàng Kim, "cậy em"... "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "thịt nát xương mòn..." vẫn thơm lây về nghĩa cử chỉ của em.
b. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi Kiều nói:
"Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung."
Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này của chung?" Đó là quy luật của tình yêu, là nỗi đau của Kiều "con tằm đến thác vẫn còn vương tơ".
c. Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến "hồn", đến "dạ đài", nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về:
"Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan".
Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã "chết", chết trong đau khổ. Lời than của Kiều thấm đầy lệ.
d. Kiều thầm nhắn gửi người yêu: Tình yêu đã tan vỡ, đã "trâm gãy bình tan". Đau đớn khôn xiết kể cho "tơ duyên ngắn ngủi", cho "phận bạc"... Kiều gửi lạy tình quân.... Kiều cất tiếng gọi người yêu rồi ngất đi:
"Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"...
Trao duyên cho em để rồi ra đi mặc cho sỗ phận "nước chảy hoa trôi lỡ làng". Kiều ngỡ rằng trả được nghĩa chàng Kim sẽ bớt phần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đầu tan vỡ. Ta cảm thấy ông là người chứng kiến lễ trao duyên. Đây là một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong "Truyện Kiều", gồm những "câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình".
4. Củng cố luyện tập: GV khái quát KT cơ bản.
5. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thiện bài tập trên lớp, ôn lại kiến thức vở ghi.
- Tìm hiểu và ôn lại kĩ năng lập luạn trong văn nghị luận.
SOẠN NGÀY: 28/4 GIẢNG NGÀY 29/4
TIẾT: 40 MÔN: Tự chọn
KĨ NĂNG LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC; GIÚP HỌC SINH
1Ôn lại lí thuyết về yêu càu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.
2. Rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.
3. Phát triển ư duy lô gic.
4. Ý thức cẩn trọng khi trình bày bài văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: SGK,SGV, GIÁO ÁN.
2. Học sinh: SGK,vở ghi, đọc trước sgk.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN, VẤN ĐÁp, làm bài tập.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: KHÔNG
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI. Rèn kĩ năng lập luận trongvăn nghị luận
3. NỘI DUNG:
Hoạt động của thày và trò
tg
kiến thức cần đạt
? Nhắc lại kiến thức lí thuyết ? Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận?
? Cách xây dựng lập luận? Tìm luận cứ? lựa chon phương pháp nghị luận?
Chia tổ thảo luận, làm bài tập.
?Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay?
Các tổ cử đại diện thình bày trước lớp. Giáo viên điều chỉnh, bổ sung
HS tự làm, giáo viên kiẻm tra, gọi ngẫu nhiên 4 học sinh trình bày trên bảng => chỉnh sửa, bổ sung
13’
30’
I . Lí thuyết.
1.Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào mà người viết muốn đạt tới.
2. Cách xây dựng lạp luận.
Phải xây dựng luận điểm, luận cứ.
3. Cách tìm luận cứ.
lí lẽ là luận cứ kết hợp với dẫn chứng cụ thể. Muốn tìm luận cứ chúng ta suy ra từ luận điểm.
4. Lụa chon phương pháp lập luận.
- Có nhiều phương pháp lập luận. Song những phương pháp lập luận thường gặp là: diễn dịch, qui lạp, nêu vấn đè
- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ và luận chứng sao cho chặt chẽ và thuýet phục.
II. Luyện tập.
Tuỳ hs nhưng phải sử dụng thuần thục, có hiệu quả các phương pháp nghị luận.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc lại sgk: Hoàn thiện các bài tập
SOẠN NGÀY: 8/5 GIẢNG NGÀY 12/5
TIẾT: 41 MÔN: Tự chọn
THỰC HÀNH VỀ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC; GIÚP HỌC SINH
1.Ôn lại lí thuyết về các biện pháp tu từ từ vựng.
2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phận tích từ ngữ.
3. Phát triển tư duy lô gic.
4. Tình yêu tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: SGK,SGV, GIÁO ÁN.
2. Học sinh: SGK,vở ghi, đọc trước sgk.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN, VẤN ĐÁp, làm bài tập.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: KHÔNG
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI. Thực hành về phép tu từ từ vựng
3. NỘI DUNG:
Hoạt động của thày và trò
tg
kiến thức cần đạt
Chia tổ thảo luận, làm bài tập.
Các tổ cử đại diện thình bày trước lớp. Giáo viên điều chỉnh, bổ sung
HS tự làm, giáo viên kiẻm tra, gọi ngẫu nhiên 4 học sinh trình bày trên bảng => chỉnh sửa, bổ sung
43’
I. Đề bài.
1.Bài tập 1.
Phân tích các biện pháp điệp trong các ví dụ sau? thử tìm từ thay thé? nhận xét về nhạc điệu và nội dung ý nghĩa của biện pháp điệp?
a.
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non trẻ lạt đan sàng nên chăng
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre xanh đủ lá non chi hỡi chàng”
b.
“Trầu xanh cau trắng vôi vàng
Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung
Trầu xanh cau trắng vôi hồng
Thuốc têm với nghĩa, tình nồng với duyên”
2. Bài tập 2.
Tự tạo các câu đối vui. ( 5 câu mỗi tổ )
II. Đáp án.
1. Bài tập 1.
a. Đan sàng được lặp lại ở 2 câu ca dao tạo lên sự cân xứng, làm lên nhạc điệu cho bài ca dao. Đồng thời mang nội dung ý nghĩa trong câu trả lời của cô gái; cô gái đồng thuận với mong muốn của chàng trai và củng cố suy nghĩ, mong muốn của chàng trai đồng thời ngầm khẳng định quyết tâm, mng muốn của mình. Cách nói tế nhị nhưng cương quyết thể hiện mong muón của cô gái.
Nếu thay bằng từ ngữ khác sẽ làm thay đổi tính uyển chuyển của bài ca dao đồng thời mất đi ý nghĩa của nội dung.
b. Ngoài tính nhạc, sự lặp lại còn mang dụng ý diễn đạt nội dung; Trầu cau chỉ chủ thể, vôi thuốc chỉ những phẩm chất, đặc điểm của chủ thể. Ngoài ra đây là lời mời trầu dao duyên lên hình ảnh trầu cau được lặp lại.
Bài tập 2. Tuỳ hs, giáo viên kiểm tra, hướng dẫn thảo luận, chỉnh sữa.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc lại sgk: Hoàn thiện các bài tập
SOẠN NGÀY: 9/5 GIẢNG NGÀY 12/5
TIẾT: 39 MÔN: Tự chọn
TÌM HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC; GIÚP HỌC SINH
1.Ôn lại kiến thức lí thuyết, phân tích tầng cấu trúc của văn bản văn học, củng cố kiến thức về văn bản văn học.
2. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu văn bản văn học .
3. Rèn luyện tư duy logíc, kh.
4ốcC nhận thức đúng về nội dung và hình thức văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: SGK,SGV, GIÁO ÁN.
2. Học sinh: SGK,vở ghi, nắm vững kiến thức lí thuyết.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN, VẤN ĐÁP, làm bài tập.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: không
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Ôn lại kiến thức văn bản văn học.
3. NỘI DUNG:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
KT
42’
? Nhắc lại những khái niệm thuộc về nội dung và hình thức văn bản?
Chia nhóm thảo luận.
Tổ 1 bài tập 1
Tổ 2 bài tập 2
Tổ 3 bài tập 3
Tổ 4 bài tập 4
HS làm việc độc lập, trình bày ý kiến trước lớp
HS chia nhóm ( 4 tổ 4 nhóm ), thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ cùng nhận xét, đánh gíá, bổ sung.
I. Lý thuyết.
a. Nội dung
- Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
- Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
- Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm.
- Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản.
b. Hình thức.
* Ngôn từ; tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật
* Kết cấu; Là sự sắp xếp, tổ chức của văn bản thành 1 thể thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa.
Kết cấu phải phù hợp với nội dung.
* Thể loại: Là qui tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
II.Bài tập: SBT ( 67, 68 )
1. bài tập 1:
- Văn bản văn học phản ánh đời sống hiện thực , nhưng phản ánh để làm gì? nhằm mục đích gì? khiến người đọc có thái độ , cảm xúc ra sao?
- Thực tế có tp đạt đến sự chân thực lịch sử, có tp chú ý chau chuốt ngôn từ, có tác phẩm được xây dựng trên sự hư cấu, tưởng tượng.
- VBVH sử dụng nhiều mĩ từ, nhiều biện pháp tu từ.
2.Bài tập 2.
4. Củng cố luyện tập: GV khái quát KT cơ bản.
5. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thiện bài tập trên lớp, ôn lại kiến thức vở ghi.
- Tìm hiểu và ôn lại kĩ năng lập luạn trong văn nghị luận.
File đính kèm:
- Mot so bai giang tu chon Ngu van 10.doc