Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 3 - Nguyễn Hương Giang

(?) Phần thân bài văn bản “tôi đi học” kể về sự kiện nào? Sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?

=>Nhóm 1: Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên của tác giả.

- Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian bằng những cảm xúc trên đường tới trường. => khi bước vào lớp học sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập cảm xúc

(?) Phần thân bài VB “ Trong lòng mẹ” trình bày diễn biến tâm trạng bé hồng ntn ? Các ý trong phần thân bài này được sắp xếp theo thứ tự nào?

=>Nhóm 2: Sắp xếp theo trình tự không gian và diễn biến tâm trạng của bé Hồng(Sự phát triển của sự việc)

 + Trong cuộc gặp gỡ với bà cô: Căm ghét kẻ nói xấu mẹ, những cổ tục lạc hậu đày doạ mẹ con Hồng -> Bộc lộ niềm yêu thương và kính trọng mẹ.

 + Cuộc gặp gỡ – trong lòng mẹ: Niềm vui sướng tột độ, hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ

(?) Khi tả người, con vật, phong cảnh. em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 3 - Nguyễn Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xa mẹ luôn nghĩ về mẹ như thế nào? - Khi đối thoại với bà cô tình cảm của Hồng đối với mẹ ra sao? - Khi được ở trong lòng mẹ. Bài tập 3: Cách sắp xếp chưa hợp lý , sắp xếp như sau: - Giải thích câu tục ngữ: “Nghĩa đen nghĩa bang”. - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. 4. Củng cố: Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà: - Xây dựng bố cục một bài văn tự sự . - Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2. - Xem trước bài: Xây dựng đoạn trong văn bản. E. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 3 Tiết 10 Tập làm văn: Xây dựng đoạn trong văn bản A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng bài học: - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. b. Kỹ năng sống: - Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu, cách trình bày nội dung văn bản. - Ra quyết định: lựa chọn cách trình bày đoạn văn diễn dịch/quy nạp/song hành với phù hợp mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi trình bày đoạn văn trong toàn văn bản. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ 2. Học sinh : Câu hỏi SGK, Tìm hiểu, sưu tầm đoạn văn mẫu. C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: * Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, đàm thoại, tích hợp. * Kỹ thuật dạy học: 1.Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tạo lập các đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch/quy nạp/song hành. 2.Thực hành viết tích cực: tạo lập các đoạn văn theo cách diễn dịch/quy nạp/song hành. 3.Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm, cách sử dụng các thao tác diễn dịch/quy nạp/song hành. D. Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? Các phần có quan hệ với nhau như thế nào? * Đáp án: Phần ghi nhớ SGK trang 25. 3. Bài mới : - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành. Vậy đoạn văn là gì, từ và câu trong đoạn văn yêu cầu như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức - Gọi học sinh đọc văn bản.-> - 2 học sinh đọc văn bản. (?) Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? - 2 ý mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn. (?) Nêu ý chính của mỗi đoạn trong văn bản? + Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu. + Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm. (?) Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? => diễn đạt ý bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào 1, 2 ô đến chỗ chấm xuống dòng. - Nội dung : Thường có nhiều câu tạo thành ( Đvị trên câu) Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa => xuống dòng. => Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. (?) Đọc thầm văn bản trên và tìm các từ ngữ thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn ? Đoạn 1: Ngô Tất Tố (Ông, nhà văn) Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm) => Các từ ngữ trên được lặp lại nhiều lần thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn.( Tác giả NTT và TP Tắt đèn) => ngầm hướng người đọc đến nội dung chủ đề của VB -> Gọi là từ chủ đề (?) Đọc thầm đoạn văn thứ hai trong văn bản cho biết: ý khái quát bao trùm cả đoạn? =>Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố qua TP “ tắt đèn” trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước CMT8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân chân chính.). (?) Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát nhất cho nội dung trên? - Câu: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. (?) Câu chứa ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Vậy em nhận xét gì về câu chủ đề? => Câu chủ đề thường có vai trò định hướng nội dung cho cả đoạn văn, vì vậy khi văn bản có nhiều đọan văn chỉ cần nhặt ra các câu chủ đề rồi ghép lại với nhau chúng ta sẽ có văn bản tóm tắt khá hoàn chỉnh. H: Đọc ghi nhớ 2( T 36) (?) Câu chủ đề đoạn 2 nằm ở vị trí nào? những câu sau có nhiệm vụ gì? Những câu sau bổ sung ý nghĩa ( triển khai) cho câu chủ đề Qua 1 vụ thuế , đương thời. Tắt đèn đã làm ... Xã hội ấy.. I.Thế nào là đoạn văn 1.Phân tích ngữ liệu: SGK trang 34. VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. - VB gồm 2 ý - Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn. -> Nhận biết đoạn văn( Đặc điểm đoạn văn ) - Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa => xuống dòng. 2. Ghi nhớ 1/ SGK.T 36 II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn. 1.Phân tích ngữ liệu: SGK trang 35. VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. - Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn * Từ ngữ duy trì đối tượng trong đoạn văn: Đoạn 1: Ngô Tất Tố(Ông, nhà văn) Đoạn 2: Tắt đèn(tác phẩm) => Từ chủ đề . * Câu trong đoạn văn. - Câu 1( đoạn 2)là câu chủ đề. - Nhận xét: + Về nội dung: Thường mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn văn. + Hình thức: Ngắn gọn, đủ hai phần chính: C – V. + Vị trí: đứng đầu hoặc cuối. => gọi là câu chủ đề. 2. Ghi nhớ 2: SGK. III. Luyện tập: 4. Củng cố: Câu hỏi theo hệ thống bài. 5. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn. E. Rút kinh nghiệm: Về phương pháp:........................................................................................................................... Về nội dung: .......................................................................................................................... Về thời gian:................................................................................................................................ Về phương tiện:.......................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 3 Tiết 11- 12 Bài viết văn số 1 (Văn tự sự) A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn lại cách viết văn tự sự, chú ý tả, kể, biểu cảm có sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà. 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng bài học: - Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ b. Kỹ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách trình bày đoạn văn diễn dịch/quy nạp/song hành với phù hợp mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi diễn đạt B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - đề bài, đáp án và biểu điểm. 2. Học sinh : Ôn tập C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: * Phương pháp: - Phương pháp phân tích ngôn ngữ, tích hợp, luyện viết VB, thực hành. * Kỹ thuật dạy học: Thực hành viết tích cực: tạo lập các đoạn văn theo cách diễn dịch/quy nạp/song hành. D. Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức I. Đề Bài : Kể lại những kỉ niệm về ngày khai trường để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em. II. Yêu cầu : +. Nội dung: HS đảm bảo đạt các ý: a. Mở bài: - Giới thiệu chủ đề văn bản( đề bài )(0,5) - Dẫn dắt giới thiệu về tình huống gợi kỉ niệm, cảm xúc hiện tại(.0,5) - ấn tượng, cảm xúc của bản thân đối với kỉ niệm .(0,5)đ) b.Thân bài:Trình các khía cạnh của chủ đề. - Có thể theo mạch cảm xúc của người viết. - Có thể kể theo sự việc có tình tiết, có cốt truyện xoay quanh kỉ niệm khó quên trong ngày khai trường để lại ấn tượng sâu sắc nhất,kết hợp miêu tả không gian cảnh vật, miêu tả cảm xúc, tâm trạng. Chú ý ấn tượng về sự việc gì là sâu sắc nhất, cảm xúc sâu sắc nhất...(7đ) c. Kết bài: Tổng kết chủ đề: Cảm xúc, tình cảm của mình; ý nghĩa của KN đối với bản thân.(1,5đ) +. Hình thức: - Bài viết có bố cục 3 phần , cân đối, hài hoà. - Các câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. - Đảm bảo chính xác về chính tả và ngữ pháp. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp. III. Biểu điểm - Điểm 9 -10: + Đạt yêu cầu về nội dung, bài viết giàu cảm xúc, chân thật, không gượng ép. + Đúng thể loại, kết hợp tốt các phương thức tự sự, biểu cảm và miêu tả. - Điểm 7 - 8: Đạt yêu cầu trên. Về hình thức: Còn sai 1 vài lỗi chính tả. Về nội dung: Còn 1,2 câu diễn đạt chưa hay. - Điểm 5 - 6: + Kể được kỷ niệm, , cảm xúc đôi chỗ chưa được sâu sắc. + 1 vài chỗ diễn đạt còn lủng củng, sắp sếp ý còn lộn xộn. - Điểm 3 - 4: + Kể về K/niệm còn sơ sài, cảm xúc nghèo nàn. + Sai nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, chưa đủ bố cục. - Điểm 1 - 2: Tuỳ mức độ bài viết của HS để cho điểm: lạc đề, không hiểu yêu cầu và đề bài. 4. Củng cố: GV thu bài - Nhận xét đề kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài viết của mình, tự kiểm tra lỗi bài viết. - Chuẩn bị: Soạn “ Lão Hạc” theo câu hỏi sgk. E. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Duyệt tuần 3 Ngày tháng năm 2013 Nguyễn Thị Xuyến

File đính kèm:

  • docvan 8giang(5).doc