Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 11 và 12 - Nguyễn Hương Giang

A.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

- Kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.

b. Kỹ năng sống:

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực.

- Suy nghĩ sáng tạo.

- Tự quản bản thân.

3. Thái độ:

- Có ý thức thực hiện yêu cầu tiết luyện nói.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, TLTK, SGK.

2. Học sinh: Ôn ngôi kể, chuẩn bị bài 2 (110)

C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 11 và 12 - Nguyễn Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 11- Tiết 44 Tập làm văn- trả bài viết số 2 A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp HS nhận rõ ưu, nhược điểm của mình trong bài viết. 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng bài học: - Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt một vấn đề. b. Kỹ năng sống: - Ra quyết định. - Giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Sổ chấm bài văn, Bài văn đạt điểm giỏi,yếu kém. 2. Học sinh : C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: * Phương pháp: Phương pháp phân tích ngôn ngữ, đàm thoại, nêu vấn đề, tích hợp. * Kỹ thuật dạy học: 1. Động não : 2. Tự xác định giá trị : D. Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức ?) Với đề bài trên cần chú ý gì khi tìm hiểu đề? ?) Em sẽ trình bày dàn bài ntn? - GV nhận xét sơ bộ ưu nhược điểm, tồn tại của bài viết. - Trả bài cho HS. - HS trao đổi bài, chữa lỗi cho nhau. G: Trả bài cho H. Đọc những bài tốt: Huế, Thảo, Ngân I. Đề Bài : Kể lại một lần em mắc lỗi làm thầy cô buồn lòng. II.Yêu cầu 1. Nội dung: - Người viết dùng ngôi thứ nhất để kể lại sự việc. - Kể một cách sáng tạo đảm bảo kết hợp được cả 3 yếu tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm. Kết hợp phát biểu những suy nghĩ ấn tượng sâu sắc của bản thân. 2. Dàn bài: Mở bài: - giới thiệu nôi dung cơ bản của lần mắc lỗi. Thân bài: - Kể và tả tình huống ma em gây ra lỗi lầm với thầy cô, kết hợp bộc lộ cảm xúc của người kể. Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của người kể về lỗi lầm mà mình đã gây ra khiến thầy cô buồn lòng. 3. Nhận xét ưu điểm - Hầu hết HS đều nắm được phương pháp viết kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm - Một số bài viết khá sâu sắc, diễn đạt tốt Bài của em: Thư, T> Mai,.., H.Linh. Nhược điểm - Một số bài viết dàn trải, nặng về kể lể, tình huống chuyện chưa sâu sắc, chưa tạo ấn tượng gây cảm xúc. Bài của em: Việt, Nam,.. - Còn sai lỗi chính tả, dùng từ chưa hay, diễn đạt yếu, lủng củng, còn lặp từ.( ở nhiều bài) 4. Chữa lỗi: 4. Củng cố: Hệ thống những điểm cần chú ý khi làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm: + Tự sự cần chú ý đến tình huống tạo bất ngờ, hấp dẫn cho chuyện. + Miêu tả giúp hình dung nhân vật, sự việc.. + Biểu cảm bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện. + Trình tự chuyện. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị : Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh + Trả lời câu hỏi tìm hiểu + Xem trước bài tập E. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt tuần 11 Ngày tháng năm 2013 Nguyễn Thị Xuyến Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 12 - Tiết 45 Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Biết ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. - Yêu cầu của bài văn thuyết minh(về nội dung,ngôn ngữ...) 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng bài học: - Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó. - Trình bày các tri thức có tính chất khoa học, khách quan thông qua những tri thức của môn Ngữ Văn và các môn học khác. b. Kỹ năng sống: - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực. - Suy nghĩ sáng tạo. - Tự quản bản thân. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu một loại văn bản mới. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Giáo án, TLTK, SGK 2. Học sinh : Soạn bài. C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: * Phương pháp: Trả lời câu hỏi, phân tích ngôn ngữ, đàm thoại * Kỹ thuật dạy học: 1. Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi. 2. Viết sáng tạo. 3. Động não: D. Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Bài mới : - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Vậy thế nào là văn bản thuyết minh ? Nó có đặc điểm ntn? Tiết học này, sẽ trả lời câu hỏi đó. Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức * HS đọc 3 văn bản (115 - 116) ?) Mỗi văn bản trên trình bày, giải thích điều gì? - VB1: Trình bày lợi ích của cây dừa gắn với đặc điểm của cây dừa -> giới thiệu riêng về cây dừa BĐ gắn bó với người dân BĐ ( lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có) - VB2: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh - VB3: Giới thiệu Huế là trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế ?) Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? Khi nào? - Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện...) ?) Hãy kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết? - cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. - Thông tin về trái đất năm 2000 - Ôn dịch, thuốc lá ?) Các văn bản trên là văn bản thuyết minh. Vậy em hiểu như thế nào về loại văn bản này? => Khi trình bày nhận xét khách quan về đối tượng (Sự vật, sự việc, sự kiện) thì người ta viết VB cung cấp tri thức (kiến thức) về sự kiện, đặc điểm, tính chất...( thuyết minh -> làm rõ...) - 2 HS phát biểu -> GV chốt ->1 HS đọc ghi nhớ1. Trao đổi thảo luận nhóm -> trình bày ?) Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Tại sao? - Không. Vì: + Tự sự phải có sự việc, nhân vật, có trình tự ( mở đầu, diễn biến, kết thúc..) + Miêu tả, biểu cảm đòi hỏi phải có cảnh sắc, con người và cảm xúc + Văn nghị luận: Phải trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng, trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức... ?)Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?( Về ND, cách trình bày?) - Trình bày: đặc điểm riêng của đối tượng + Dừa: thân, lá, nước... + Lá cây: tế bào, ánh sáng, hấp thụ... + Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc, món ăn... -> Đặc diểm riêng: +/ Trình bày một cách khách quan về đối tượng, sự vật -> giúp hiểu biết về sự vật một cách đúng đăn, đầy đủ -> là đặc điểm quan trọng nhất +/ Không hư cấu, tưởng tượng hay suy luận, bộc lộ cảm xúc +/ Có tính chất thực dụng: cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi người đọc phải thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học ?) Em nhận xét gì về ngôn ngữ, bố cục của các văn bản trên? ?Em nhận xét gì về cách trình bày * GV: Văn bản thuyết minh dùng phương thức trình bày cơ chế, qui luật của sự vật, cách thức sử dụng...-> Giải thích bằng tri thức khoa học (khác với nghị luận) hoặc giới thiệu... Tóm lại: Thuyết minh nhằm trả lời câu hỏi: Sự vật (hiện tượng) ấy là gì?Có đặc điểm gì? Vì sao như vậy? ích lợi gì? - 2 HS -> GV chốt - 1 HS đọc ghi nhớ 2 , 3 (117) H: Đọc và XĐ yêu cầu BT1. ?) Có phải là Vb thuyết minh không? Tại sao? ?)VB “Thông tin ngày trái đất..” Thuộc kiểu VB nào? ?) Theo em phần nào sử dụng kiểu Vb thuyết minh? Thảo luận nhóm bàn ?) Các Vb khác có cần sử dụng Vb thuyết minh không? Vì sao? I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người a.Phân tích ngữ liệu: VB “Cây dừa Bình Định” - VB1: trình bày lợi ích của cây dừa... - VB2: giới thiệu tác dụng của chất diệp lục... - VB3: giới thiệu Huế với tư cách là trung tâm văn hoá lớn của VN với những đặc điểm riêng độc đáo... c. Ghi nhớ 1: sgk (117) 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyêt minh a. Phân tích ngữ liệu: 3 văn bản Trình bày đặc điểm riêng của đối tượng: Cây Dừa Cấu tạo của lá Đặc điểm riêng của Huế * Đặc điểm của Vb th.minh: - Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp người đọc hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ Về đối tượng, sự vật - Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, bố cục chặt chẽ, hấp dẫn - Dùng phương thức: trình bày, giải thích, giới thiệu bằng tri thức khoa học Ghi nhớ 2, 3: sgk (117) II. Luyện tập BT1(117): Chỉ ra yếu tố thuyết minh: - Là văn bản thuyết minh + VB1: Cung cấp kiến thức lịch sử + VB2: cung cấp kiến thức khoa học sinh vật BT 2 (118) Tác dụng của yếu tố thuyết minh: - Là văn bản nghị luận: đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường - Văn bản có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao ni lông -> đề nghị có sức thuyết phục cao BT 3 (118) Các văn bản khác cần có yếu tố thuyết minh vì: - Tự sự: giới thiệu nhân vật, sự việc - Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, không gian, thời gian... - Biểu cảm: giới thiệu đối tượng biểu cảm - Nghị luận: luận điểm, luận cứ... 4. Củng cố: GV hệ thống kiến thức cơ bản của bài ?) Vb thuyết minh cần thiết đối với đời sống con người ntn? ( Cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực Tự nhiên, con người, XH, lịch sử->Giúp con người hiểu biết về sự vật, hiện tượng..đầy đủ, rõ ràng hơn.) 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, tìm thêm 1 số Vb có yếu tố thuyết minh. - Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh: Trả lời câu hỏi + Tìm hiểu + Xem trước bài tập. E. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docvan 8giang.doc
Giáo án liên quan