A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt học ở lớp 6 gồm:
- Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu châm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài
2. Về kỹ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
- Luyện kĩ năng: so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
3. Về thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức về từ loại, phép tu từ, dấu câu vào làm bài tập.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, chuẩn bị máy chiếu,.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo sgk, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Trong phân môn tiếng Việt của chương trình Ngữ Văn lớp 6 các em đã được học các nội dung về từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu, các dấu câu. Đó là những nội dung vô cùng quan trọng mà các em cần vận dụng để làm bài và học Văn. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập, hệ thống lại các nội dung nói trên.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 35 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......
..............................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 134: ÔN TẬP TỔNG HỢP.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
- Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.
- Luyện kĩ năng: so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài,...
2. Học sinh:
- Ôn tập theo sgk, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập (38 phút)
H: Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào ?
H: Mỗi thể loại đó có đặc điểm chung gì ?
- Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị.
- Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức.
- Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam
- Văn bản nhật dụng: đề cập đến những vấn đề đang được xã hội quan tâm.
H: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì ? ý nghĩa của văn bản ?
H: Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này ?
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thiện câu hỏi phần (b) sgk T 162.
- GV hướng dẫn HS về chuẩn bị bảng hệ thống các kiến thức phần Tiếng Việt để chuẩn bị giờ sau
A - Phần văn bản.
1. Đặc điểm thể loại:
- Văn học dân gian.
- Truyện trung đại.
- Truyện, kí và thơ hiện đại.
- Văn bản nhật dụng
2. Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học:
- Dế Mèn phiêu lưu ký: Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.
- Cô Tô: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc.
B - Phần Tiếng Việt.
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung ôn tập
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:............................................................................................................
..............................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 135: ÔN TẬP TỔNG HỢP (Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
- Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.
- Luyện kĩ năng: so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, chuẩn bị bảng thống kê in ra giấy, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Ôn tập theo sgk, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập (40 phút)
- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà GV gọi các nhóm trình bày
- GV sử dụng máy chiếu cho HS so sánh bảng thống kê.
B - Phần Tiếng Việt.
Từ
Câu
Các biện pháp tu từ
- Từ mượn
- Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Danh từ- cụm danh từ
- Tính từ - cụm tính từ
- Động từ - cụm động từ
- Số từ
- Lượng từ
- Phó từ
- Chỉ từ
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là
- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- So sánh
- Nhân hoá
- ẩn dụ
- Hoán dụ
H: Trong văn tự sự yếu tố nào là quan trọng nhất ? Cho biết vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ?
H: Dàn bài của một bài văn tự sự thường có mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ?
H: Có mấy kiểu bài miêu tả ?
H: Phương pháp tả cảnh và tả người có gì giống và khác nhau ?
- Giống nhau: cùng xác định đối tượng tả, tả chi tiết theo trình tự, có nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng mình tả.
- Khác nhau:
+ Tả cảnh: tả bao quát đến tả từng bộ phận
+ Tả người: tả hình dáng đến tính tình qua lời nói, cử chỉ, thái độ
- GV chia lớp làm 4 nhóm TL làm bt
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
C - Phần Tập làm văn.
1. Văn tự sự:
2. Văn miêu tả:
- Tả cảnh
- Tả người
D - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích
2. Bài tập 2:
Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen.
3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học.
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung ôn tập
- Các nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả sưu tầm văn hóa dân gian.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:............................................................................................................
..............................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 136: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG.
Bài 5: Tổng hợp kết quả sưu tầm, tìm hiểu văn hóa dân gian Yên Bái,
tổng kết về văn hóa dân gian Yên Bái.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Ghi chép, phân loại được các kết quả sưu tầm về sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái
- Biết được những nội dung cơ bản, đặc sắc và ý nghĩa của sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sưu tầm, tổng hợp, phân loại các văn bản văn học theo thể loại
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn nét văn hóa của quê hương mình.
- Có thái độ nghiêm túc tham gia, yêu thích môn học
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu tham khảo
2. Học sinh:
- sưu tầm, phân loại, tổng hợp kết quả sưu tầm
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Thảo luận (8 phút)
- Các tổ xem lại kết quả sưu tầm của nhóm mình, thống nhất nội dung để chuẩn bị cử đại diện báo cáo trước lớp.
*3 Hoạt động 3: (25 phút)
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình trước lớp theo các câu hỏi đã được chuẩn bị:
H: Các nội dung sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái gồm.
H: Tính độc đáo của các sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái.
H: Các sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái có tác dụng gì đến đời sống tinh tần của con người Yên Bái.
H: Những đóng góp của các sinh hoạt văn hóa dân gian ở Yên Bái đối với kho tàng văn hóa Việt Nam.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung các nội dung báo cáo
- GV tổng kết, nhận xét.
*4 Hoạt động 4: (8 phút)
- Cho HS đọc một số bài viết giới thiệu về các sinh hoạt văn hóa của Yên Bái trong chương trình sách Ngữ Văn địa phương.
I - Thảo luận.
II - Báo cáo kết quả.
1. Văn hóa dân gian Yên Bái gồm:
- Văn hóa phi vật thể: diễn xướng nghệ thuật dân gian (múa khèn - người Mông); múa Then, múa Xòe (người Thái), kéo co, ném còn, ...
- Văn hóa vật thể: Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: chiến khu Vần - Hiền Lương, ruộng bậc thang Mù Cang Chải,...
2. Tính độc đáo:
- Các sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái đã phản ánh sinh động đời sống tinh thần, phong tục tập quán của các cộng đồng dân tộc Yên Bái.
- Làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, có tính cộng đồng cao.
3. Giá trị của văn hóa dân gian Yên Bái:
- Các sinh hoạt văn hóa dân gian Yên Bái đã giúp làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung.
III - Giới thiệu một số bài viết của các tác giả Yên Bái.
*5 Hoạt động 5: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung báo cáo.
- Cuẩn bị các nội dung cho tiết Văn địa phương về truyện cổ dân gian Yên Bái.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:............................................................................................................
..............................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
======================= Hết tuần 35 =====================
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 6 Tuan 35CKTKN.doc