Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 31 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ

- Biết tránh các lỗi trên.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ

- Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

 2. Kĩ năng:

- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

- Sửa chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

 3. Thái độ:

 - Ý thức khắc phục những mặt hạn chế, viết đúng ngữ pháp trong quá trình tạo lập văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức : Lớp .

 2. Bài cũ : ? Câu có những thành phần chính nào? cho ví dụ?

 3. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 31 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết đúng ngữ pháp trong quá trình tạo lập văn bản. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp . 2. Bài cũ : ? Câu có những thành phần chính nào? cho ví dụ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. Bước1: Chữa lỗi câu sai chủ ngữ. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu? - Hstl-Gv ghi bảng: ? Qua hai ví dụ trên em thấy câu nào sai? vì sao? hãy sửa lại câu đó như thế nào cho đúng? - Hstl-Gvkl: Câu b thiếu chủ ngữ. Vì vậy cần phải sửa lại câu cho đúng bằng hai cách sau: Cách 1: Ta có thể thêm chủ ngữ của câu. + Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả Tô Hoài cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: + Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. Bước 2: Chữa lỗi câu sai vị ngữ - Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk ? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu? - Hs đặt câu hỏi và chỉ ra được chủ ngữ và vị ngữ của các câu. - Gv nhận xét và bổ sung thêm để câu được hoàn chỉnh. ? Vậy em thấy câu nào trong các câu đó chưa hoàn chỉnh, và cần sửa lại ntn? - Hstl-Gvkl và hướng dẫn cho hs hiểu: Câu b và câu c là câu thiếu vị ngữ. Câu b, có thể thêm vị ngữ:"rất đẹp" hoặc"đã để lại trong em niềm cảm phục". Cũng có thể biến cụm danh từ thành một bộ phận của cụm c-v:"em rất thích hình ảnh Thánh Gióng..." Câu c, có thể thêm một cụm từ làm vị ngữ: "...là bạn thân của em". Hoặc biến đổi câu đã có thành một bộ phận câu:" tôi rất quý bạn Lan" Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. Bài tập1: - Gv hướng dẫn hs xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Bài tập 2: Tìm câu sai và sửa lại cho đúng - Gv cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu rồi sửa lại các câu sai đó. Bài tập 3, 4: - Gv cho hs điền chủ ngữ và vị ngữ cho đúng Bài tập 5: Chuyển câu ghép thành câu đơn - Gv cho hs làm bài tập nhanh Hđ3: Hướng dẫn tự học - GV dặn dò. - Hs thực hiện I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC. 1/ Câu thiếu chủ ngữ Ví dụ: sgk Câu b: Thiếu chủ ngữ Cách 1:Thêm chủ ngữ vào câu Cách 2: Biến đổi trạng ngữ thành chủ ngữ 2/ Câu thiếu vị ngữ Ví dụ: sgk Câu b và câu c thiếu vị ngữ Cách1: Thêm vị ngữ vào câu Cách 2: Biến đổi cụm từ thành bộ phận câu. II/ LUYỆN TẬP. Bài tập1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu Bài tập 2: Xác định câu sai và giải thích Câu b: - Thiếu chủ ngữ - Sửa lại: bỏ từ " với" Câu c: - Thiếu vị ngữ - Thêm vị ngữ vào câu Bài tập 3: Điền chủ ngữ a, Hs lớp 6a... b, Chim... c, Hoa... d, Chúng em... Bài tập 4: Điền vị ngữ a, ... học rất giỏi. b, ... rất ân hận. c, ... chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất. d, ... đi thả diều. Bài tập 5: Chuyển đổi câu - Thay dấu phẩy hoặc quan hệ từ trong các câu thành dấu chấm và viết hoa chữ cái đầu câu III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài cũ: Nhớ cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ * Bài mới: chuẩn bị bài chủ ngữ và vị ngữ (TT) E. RÚT KINH NGHIỆM .... .... ******************************************************************************** Tuần 31 Ngày soạn: 29/03/2014 Tiết PPCT: 119 Ngày dạy: 05/04/2014 CHỮA LỖI CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (Tiếp theo) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ va lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Biết tránh các lỗi trên. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ lẫn vị ngữ và lỗi và quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ - Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ lẫn vị ngữ và lỗi và quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ 2. Kĩ năng: - Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi và quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ - 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức và tự phát hiện, sửa chữa các lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp . 2. Bài cũ : Giáo viên lấy ví dụ, yêu cầu hs phân tích cấu tạo 3. Bài mới: GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy chỉ ra chỗ sai của các câu trong ví dụ? - Hstl-Gvkl: Câu a thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Còn câu b thì thiếu vị ngữ. ? Em hãy sửa các câu đó sao cho đúng? - Gv hướng dẫn để hs tự sửa. Bước 2: Tìm câu sai về quan hệ ngữ nghĩa - Gv cho hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai? Câu đó sai ntn? - Hstl-Gvkl: Các bộ phận in đậm đó nói về dượng Hương Thư. Câu sai về mặt ngữ nghĩa, do sắp xếp câu sai khiến người đọc nghĩ đó là chủ ngữ của câu - Gv gợi ý cho hs sửa lại câu đó cho đúng với ngữ nghĩa của câu. Hđ2: Luyện tập Bài tập1: - Gv cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Hs thực hiện- gv ghi bảng: Bài tập 2: Thêm chủ ngữ và vị ngữ vào chỗ trống - Gv cho hs tự làm bài Bài tập 3: - Gv cho hs chỉ ra chỗ sai và tự sửa chữa. Bài tập 4: - Hs phát hiện chỗ sai và nêu cách sửa. Hđ3: Hướng dẫn tự học - Giáo viên dặn dò - Hs thực hiện I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: Sgk Câu a: thiêú cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu b: thiếu vị ngữ. 2/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa Ví dụ: Sgk Sửa lại: - Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt...... II/ LUYỆN TẬP: Bài tập1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ a,...cầu/ được đổi tên ... C V b, ... lòng tôi/ lại nhớ những năm ... C V c,.... tôi/ cảm thấy chiếc cầu... C V Bài tập 2: Điền chủ ngữ và vị ngữ a, ..., hs ùa ra trường b, ..., mọi người đang gặt lúa. c, ..., mọi người đang thi nhau gặt. d, ..., chúng tôi thấy có nhiều người ra đón. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa. Thành phần cần thêm vào để câu có nghĩa. a, ...hai chiếc thuyền đang bơi. b, ... chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông. c, ...ta nên xây dựng khu bảo tồn cầu long biên. Bài tập 4: a, Bỏ từ" cây cầu" b, Thêm từ "thuý" ở đầu câu. c, Bỏ cụm từ" được bạn ấy" III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chuẩn bị bài luyện tập cách viết đơn. E. RÚT KINH NGHIỆM .... ... Tuần 31 Ngày soạn: 29/03/2014 Tiết PPCT: 120 Ngày dạy: 05/04/2014 ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ HƯỚNG DẪN BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững những đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả, cũng cố và hệ thống hoá các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả. - Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự. - Rèn kĩ năng làm văn miêu tả. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Sự khác nhau giữa miêu tả và văn tự sự ; văn tả cảnh và văn tả người. - Yêu cầu và bố cục của bài văn tả người. 2. Kĩ năng: - Quan sát và nhận xét, so sánh và liên tưởng. - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí - Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả. 3. Thái độ: - Ý thức tự giác tham khảo tài liệu và khắc phục những mặt hạn chế của mình trong viết văn miêu tả. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1. 2. Bài cũ : ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? cho ví dụ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Tiết học này các em sẽ ôn lại kiến thức về văn miêu tả để chuẩn bị cho bài viết số 7 sắp tới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hđ1: Gv hướng dẫn hs thực hiện bài tập trong sgk. ? Em hãy cho biết những yêu cầu đối với đối tượng và người viết văn miêu tả? - Hs nhớ, trả lời - Gv nhận xét, chốt kiến thức ? Em hãy nêu dàn ý của một bài văn miêu tả? - Hs nêu - Gv nhận xét, chốt - Gv gọi hs đọc đoạn trích trong sgk. ? Theo em điều gì đã tạo nên cái hay, cái độc đáo trong đoạn văn miêu tả ? - Gv gợi ý cho hstl: Tác giả biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, cụ thể. Biết thể hiện linh hồn của tạo vật. Đồng thời biết tìm cách liên tưởng, so sánh và sử dụng vốn ngôn ngữ giàu có. Hđ2:Luyện tập ? Bằng những kiến thức đã học em hãy lập dàn ý cho đề bài: Miêu tả cảnh mặt trời mọc buổi sáng ở quê em - Gv gợi ý để hs tự làm ? Nếu miêu tả một em bé bụ bẫm ngây thơ, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào? Và tả theo trình tự nào? - Gv hướng dẫn để hs tìm ra được các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của em bé. -> Bụ bẫm:khuôn mặt, đôi má, chân tay, nước da... -> Ngây thơ: đôi mắt, nụ cười, tập nói, tập đi... Hđ3: Hướng dẫn tự học Hướng dẫn viết bài văn miêu tả sáng tạo Đề bài: Tả cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. A. Mở bài. - Khu vườn mà em định tả là của ai ? - Nó có điểm gì đặc biệt ? - Nó gắn bó với em thế nào ? B. Thân bài. - Quang cảnh khu vườn khi trời sáng: + Mặt trời mọc + Những giọt sương đêm trên lá - Khu vườn bắt đầu nhộn nhịp bởi tiếng chim (xen miêu tả một số loài chim). - Miêu tả một số loài cây có trong vườn mà em thích. - Khu vườn gắn bó với tuổi thơ của em ra sao? (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc nào đó, với ông nội chẳng hạn). C. Kết bài. - Em ấn tượng nhất với khu vườn là ở điểm gì? - Gv dặn hs về nhà học bài, làm bài tập 4. - Chuẩn bị viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo. I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC. 1/ Một số yêu cầu đối với đối tượng và người viết văn miêu tả: a, Đối tượng miêu tả: - Tả người hay tả cảnh. - Vừa tả cảnh vừa tả người. b, Người viết văn miêu tả: - Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân xét. - Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu và trình bày theo một thứ tự nhất định. * Ghi nhớ: sgk/121. 2/ Dàn ý khái quát đối với một bài văn miêu tả + Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả + Thân bài: Tả chi tiết đối tượng + Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả. II. LUYỆN TẬP + Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh làng quê . + Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh mặt trời mọc + Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về cảnh mặt trời mọc III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Nhớ được các bước làm văn miêu tả - Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả - Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả * Bài mới: Chuẩn bị viêt bài làm văn miêu tả sáng tạo. E. RÚT KINH NGHIỆM ...

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 31.doc