. Mục tiêu: Giúp HS.
a. Kiến thức:
- Học sinh biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Học sinh hiểu: Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước.
b. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Rèn kĩ năng viết bài văn tả người hoàn chỉnh. (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp ).
c. Thái độ:
-Thĩi quen: Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc, sáng tạo khi làm bài cho HS.
2. Ma trận đề:
3.Đề kiểm tra và đáp án:
3.1.Đề bài: Tả một người bạn thân của em.
3.2.Hướng dẫn chấm:
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc thành phần câu nói trên trong câu văn đó?
HS trả lời, GV nhận xét.
Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên
rồi rút ra nhận: Những thành phần nào bắt buộc phải có trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn (Nghĩa là có thể hiểu
đầy đủ mà không cần gắn bó hoàn cảnh nói năng)?
Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt ở trong câu?
Những thành phần khơng thể bỏ được gọi là gì?
Những thành phần bỏ được gọi là gì?
Thế nào là thành phần chính của câu, thành phần phụ của câu?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
àHoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về vị ngữ. 5 phút
Đọc lại câu vừa phân tích ở phần I.
Nêu đặc điểm của vị ngữ ?
VN có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?
VN trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi SGK.
Phân tích cấu tạo của VN trong các câu văn trên?
VN là từ hay cụm từ?
Nếu VN là từ thì đó thuộc từ loại nào?
Nếu VN là cụm từ thì đó là cụm từ loại nào?
Mỗi câu có thể có mấy VN?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa
Vị ngữ là gì? Nêu đặc điểm và cấu tạo của VN?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
àHoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu về chủ ngữ. 5 phút
GV treo bảng phụ ghi VD:
a. Chúng tơi leo dốc lên đồn.
b. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.
c. Họ đã đi rồi.
d. Dịu dàng là đức tính của phụ nữ.
e. Phấn đấu học tập là nhiệm vụ của mỗi học sinh.
g. Tre, nứa, trúc, mai, vầu. khác nhau.
Xác định chủ ngữ trong các VD trên và cho biết chủ ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
Các chủ ngữ thuộc từ loại nào?
Cho biết mỗi VD cĩ mấy chủ ngữ
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Chủ ngữ là gì? Nêu đặc điểm và cấu tạo của chủ ngữ ?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng câu có đủ chủ ngữ – vị ngữ trong giao tiếp.
àHoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập. 13 phút
Gọi HS đọc BT1.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trên?
Cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Gọi HS đọc BT2.
Mỗi em đặt một câu theo yêu cầu của bài tập.
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa sai.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.:
VD:
Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một
chàng Dế thanh niên cường tráng.
à CN, VN bắt buộc phải có mặt ở trong
câu, câu có thể hiểu đượcà thành phần chính.
à TN không bắt buộc có mặt trong câuà thành phần phụ.
àGhi nhớ: SGK/92
II. Vị ngữ:
- VN có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp
- VN trả lời các câu hỏi: làm sao? như thế nào? làm gì?
Các VN:
VD a. -Ra đứng cửa hang à Cụm động từ
- Xem hoàn hôn xuống à Cụm động từ.
è 2 VN
VD b. -Nằm sát bên sông à Cụm động từ.
- Ồn ào à tính từ.
- Đông vui à tính từ.
- Tấp nập à tính từ.
è 4 VN
VD c. -Là người bạn thân của nông dân VNà Cụm danh từ è 1 VN
- Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau à cụm động từ è 1 VN
à Ghi nhớ: SGK/93.
III. Chủ ngữ:
- CN trả lời các câu hỏi Ai? Cái gì? con gì?
à Ghi nhớ: SGK/93.
IV. Luyện tập:
Bài 1:
- Tôi(CN, đại từ)/ đãtráng(VN, cđt)
-Đôi càng tôi (CN, CDT) / mẫm bóng(VN,TT).
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo(CN, cụm DT)/ cứ cứng ..hoắt (VN, cụm tính từ.)
-Tôi(CN, đại từ)/ co cẳngngọn cỏ(VN, hai cụm động từ.)
- Những ngọn cỏ(CN, cụm danh từ)/ gẫy rạp lia qua(VN, Cụm động từ)
Bài 2:
-Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
-Bạn em rất tốt.
-Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
4.4. Tổng kết: 5 phút
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Cho câu văn: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết”.
Vị ngữ của câu trên trà lời cho câu hỏi nào?
A. Làm gì? C. Là gì?
B. Làm sao? D. Như thế nào?
Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ?
● A. Hương là một bạn gái chăm ngoan.
B. Bà tôi đã già rồi.
C. Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
D. Mùa xuân mong ước đã đến.
4.5. Hướng dẫn học tập: 5 phút
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK trang 93.
-Nhớ những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Làm BT3, trong VBT.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Câu trần thuật đơn”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu: câu trần thuật đơn là gì?
5. Phụ lục::
- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tiết: 108
Tuần: 28
ND: 13/3/2014
THI LÀM THƠ NĂM CHỮ.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
+ Học sinh hiểu: được đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh biết: Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích, lí thú.
+ Học sinh hiểu: Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những gì mình làm được.
-Tích hợp giáo dục mơi trường: khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài mơi trường.
b. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
- Học sinh thực hiện thành thạo:Vận dụng những kiến thức đã học về thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
c. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục HS lòng yêu thích thơ văn.
- Tính cách: tính mạnh dạn, tự tin trước mọi người.
2.Nội dung học tập:
- Tập làm thơ 5 chữ.
3.Chuẩn bị:
GV: Một số bài thơ, đoạn thơ năm chữ hay, đảm bảøo vần luật.
HS: Chuẩn bị bài thơ, đoạn thơ năm chữ của mình.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút 6A1: 6A2: 6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: 5 phút
Kiểm tra việc chuẩn bị bài thơ, đoạn thơ năm chữ của học sinh.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
àHoạt động 1 :Vào bài: 1 phút. Tuần trước, các em đã được tìm hiểu về thể thơ bốn chữ, tiết này, cô sẽ tổ chức cho các em “thi làm thơ 5 chữ”
àHoạt động 2: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 10 phút
Gọi HS đọc 3 đoạn thơ SGK.
Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ 5 chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp).
HS trả lời,GV nhận xét.
Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết đoạn thơ, bài thơ 5 chữ nào khác? Hãy chép đoạn thơ, bài thơ đó ra?
●- Sao không về vàng ơi!(Trần Đăng Khoa)
- Rừng mơ (Trần Lê Chân).
Giữa mùa hoa mơ nở
Bước chân vào Hương Sơn
Núi vì hoa, trẻ mãi
Đời đời tên núi thơm.
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gợn gợn
Hương bay gần bay xa.
à Câu 2 và câu câu 4 của mỗi khổ hiệp vần với nhau: vần cách.
Nêu đặc điểm khổ thơ 5 chữ?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Gọi HS đọc đoạn thơ SGK 105.
Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ 5 chữ theo vần và nhịp khổ thơ trên?
●Tiếng gà gáy râm ran
Gọi mặt trời thức dậy
Ngọn lá đưa tay vẫy
Gọi nắng sớm vào vườn
Nắng lan tới sân trường
Nắng theo con tàu chạy
Lấp loáng khắp mặt sông
Nắng bay theo cánh ông
Thăm chùm hoa đọng mật
Cả đất trời ngây ngất
Uống say nồng nắng mai.
àHoạt động 3: Thi làm thơ 5 chữ. 18 phút
GV hướng dẫn HS làm.
Tích hợp giáo dục môi trường: khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài mơi trường.
GD HS ý thức bảo vệ mơi trường sống.
HS thảo luận nhóm, mỗi cá nhân trình bày bài thơ của mình cho các bạn trong nhóm nghe, góp ý.
Các HS khác nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
Tuyên dương các nhóm, các cá nhân làm hay, tích cực, nhắc nhở các cá nhân, các nhóm chưa tích cực.
Giáo dục HS lòng yêu thích thơ văn, tính mạnh dạn, tự tin trước mọi người.
I . Chuẩn bị:
1. Đặc điểm thơ 5 chữ:
- Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ.
- Mỗi khổ có bốn dòng, số khổ thơ trong bài không hạn định.
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3.
- Vần: có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng,
II. Thi làm thơ 5 chữ:
4.4. Tổng kết: 5 phút
GV treo bảng phụ, ghi khổ thơ 5 chữ cho HS tham khảo.
● Trên đường hành quân xa.
Dừng chân bên xĩm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đở mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
GV nhắc lại đặc điểm khổ thơ 5 chữ, cách làm thơ 5 chữ cho HS nắm.
4.5 Hướng dẫn học tập: 5 phút
à Đối với bài học tiết này:
- Nhớ đăïc điểm của thể thơ năm chữ. Nhơ một số vần cơ bản.
- Nhận diện được thể thơ năm chữ.
- Sưu tầm một số bài thơ năm chữ hoặc sáng tác thêm các bài thơ năm chữ.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Cây tre Việt Nam”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về những phẩm chất của tre, sự gắn bó của tre với người
5. Phụ lục::
- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
File đính kèm:
- tuan 28.doc