(Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng đầu đáp án đúng.)
Câu 1: Ai là tác giả văn bản “Bức tranh của em gái tôi”?
A. Đoàn Giỏi; B.Tô Hoài;
C. Tạ Duy Anh; D. Võ Quảng.
Câu 2: Văn bản “ Sông nước Cà Mau” viết theo thể loại gì?
A. Truyện dài; B. Truyện ngắn;
C. Truyện ngụ ngôn; D. Thơ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sông nước Cà Mau” là:
A. Miêu tả; B.Tự sự;
C. Biểu cảm; D.Nghị luận.
Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A.Trước cách mạng tháng 8; B.Trong thời kỳ chống Mĩ;
C.Trong kháng chiến chống Pháp năm 1950; D.Khi đất nước hòa bình.
Câu 5: Thế giới loài vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài hiện lên sinh động, gần gũi với con người nhờ nghệ thuật nào?
A. So sánh; B. Nhân hóa;
C. Hoán dụ; D. Ẩn dụ.
Câu 6: Bài học được rút ra từ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài là?
A. Sống trong một tập thể thì phải đoàn kết;
B. Tấm lòng nhân hậu và lòng vị tha sẽ cảm hóa được sự ích kỉ, nhỏ nhen.
C. Khi xem xét, đánh giá sự vật phải có cái nhìn toàn diện;
D. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân và cho người khác.
B.Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: Truyện “ Bức tranh của em gài tôi” có ý nghĩa gì? (2.0 điểm)
Câu 2: Dựa vào văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy viết đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác Hồ có sử dụng một số nghệ thuật đã học ? (5.0 điểm)
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 26 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n- Gv khái quát lại vài nét như sau:
Tố Hữu sinh ngày 4/10/1920 và mất ngày 19/12/2002 tại Hà Nội. Ông là nhà thơ cách mạng, đã từng bị bắt giam ở các nhà lao Miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từng đã làm hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc. Tố Hữu được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật (đợt 1- 1996)
Hđ2: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn hs cách đọc và đọc mẫu đoạn đầu.
- Gv gọi hs đọc tiếp đến hết.
? Theo em bài thơ kể, tả về Lượm bằng lời của ai? em hãy nêu bố cục của bài thơ?
- Hstl-Gvkl:
Bài thơ kể, tả về Lượm bằng lời của tác giả. bài thơ được chia làm ba phần tương ứng với ba sự việc sau:
Đ1: 5 khổ thơ đầu: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
Đ2: Tiếp" Giữa đồng: Câu chuyện chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Đ3: Còn lại: Hình ảnh Lượm sống mãi.
- Gv gọi hs đọc lại đoạn đầu.
? Em hãy cho biết nhân vật Lượm được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
- Hs thảo luận, trả lời
Nhân vật Lượm đã được tác giả miêu tả qua những phương diện như trang phục, cử chỉ, lời nói và hình dáng.
? Em hãy chỉ ra trang phục của Lượm và nêu nhận xét về trang phục đó?
- Hs miêu tả và nhận xét
Xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch. Đó là những trang phục hết sức ngộ nghĩnh, thể hiện sự hiếu động của tuổi thơ và cũng là trang phục của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
? Hình dáng của Lượm được miêu tả ra sao? Em hãy chỉ ra những chi tiết đó? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả Lượm ở đây?
- Hstl
- Gvkl và ghi bảng:
? Lượm có cử chỉ và hành động ra sao? Những chi tiết đó thể hiện điều gì?
- Hs nêu
Mồm huýt sáo/ Như con chim chích/ Cười híp mí. Thể hiện sự hồn nhiên, dễ thương, lời nói chân chất, mộc mạc.
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật Lượm và nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
- Hs nhận xét, nêu nghệ thuật
? Hình ảnh Lượm khi đi làm nhiệm vụ ntn?
- Hs trả lời
Lượm làm nhiệm vụ liên lạc trong chiến tranh đầy nguy hiểm. Vì thư đề thượng khẩn nên lượm phải đi rất nhanh, em đã bất chấp tất cả khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.
? Khi nghe tin Lượm hi sinh nhà thơ đã có cảm xúc ntn?
Hs trả lời
Gvkl và ghi bảng:
? Sự hi sinh của Lượm được tác giả kể lại ntn?
- Hs nêu:
Bỗng loè chớp đỏ/ thôi rồi Lượm ơi! tác giả như đang chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên đã thốt lên lời đau đớn, tiếc thương.
? Em hiểu gì về khổ thơ:" cháu nằm trên lúa.....hồn bay giữa đồng"?
- Gv cho hs thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét và kết luận:
Lượm hi sinh ở lứa tuổi thiếu niên, hồn nhiên nhưng nhà thơ không dừng lại ở nỗi đau. Ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có vẻ thiêng liêng cao cả như thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa đồng quê. Linh hồn ấy như hoá thân vào thiên nhiên, đất nước.
? Đoạn cuối của bài thơ được tác giả diễn tả lại hình ảnh của Lượm với câu hỏi tu từ? Em có suy nghĩ gì về cách diễn đạt đó?
- Hstl-gvkl:
Tác giả thể hiện sự đau xót, ngỡ ngàng như không muốn tin rằng lượm đã hi sinh. Hai khổ cuối lặp lại hình ảnh Lượm như muốn khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng mọi người dân chúng ta.
? Nêu đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
- Hs đọc ghi nhớ trong sgk/77
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
- GV: yêu cầu hs đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Chuẩn bị bài Mưa của Trần Đăng Khoa.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tự học
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Tố - Hữu quê ở Thừa Thiên Huế
2. Tác phẩm: SGK
3. Thể loại: Thơ ngũ ngôn tự do.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục:
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
c. Phân tích:
c1/ Hình ảnh Lượm qua cuộc gặp gỡ của hai chú cháu:
- Cái xắc xinh xinh Miêu tả,
- Ca lô đội lệch Từ láy
" Xinh xắn, ngộ nghĩnh thể hiện sự hiếu động.
- Bé loắt choắt Từ láy
- Chân thoăn thoắt
- Đầu nghênh nghênh
" Nhỏ bé, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và tinh nghịch.
- Mồm huýt sáo vang So sánh
- Như con chim chích
- Cười híp mí
" Lời nói và hành động rất dễ thương
-> Với cách sử dụng từ láy và phép so sánh, nhịp thơ nhanh đã làm nổi bạt hình ảnh Lượm- Một em bé liên lạc- hồn nhiên ,nhanh nhẹn và trong sáng.
c2/ Sự hi sinh của Lượm
- Vụt qua mặt trận
- Đạn bay vèo vèo
- Thư đề thượng khẩn
- Sợ chi hiểm nghèo
" Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn,
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Ra thế/ Lượm ơi" Diễn tả nỗi đau xót của nhà thơ.
- Bỗng loè chớp đỏ
- Thôi rồi, Lượm ơi
" Sự tiếc thương, trân trọng.
=> Lượm hi sinh anh dũng ở lứa tuổi thiếu niên. Linh hồn em như hoá thân vào thiên nhiên, đất nước.
c/ Hình ảnh Lượm sống mãi:
- Hai khổ thơ đầu được lặp lại như không muốn tin rằng Lượm đã hi sinh.
- Khẳng định Lượm còn sống mãi.
3/ Tổng kết:
+ Nghệ thuật:
+ Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ khắc họa một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng 5 khổ thơ đầu
- Ý nghĩa văn bản
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài Mưa của Trần Đăng Khoa.
E. RÚT KINH NGHIỆM ....
Tuần:26 Ngày soạn: 22/02/2014
Tiết: 99. Ngày dạy: 25/02/2014
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: MƯA
- Trần Đăng Khoa -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ
- Hiểu được nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ
- Yêu con người, quê hương, đất nước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nét đặc sắc của bài thơ: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên Phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của người trong cơn mưa
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do
- Đọc – hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả
- Nhận biết và phân tích được phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên và con người nơi làng quê Việt Nam
3. Thái độ:
- Yêu con người, quê hương, đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : ? Hình ảnh Lượm được tác giả miêu tả như thế nào? Em hãy phân tích 5 khổ thơ đầu của bài thơ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Bài học này sẽ giúp các em hiểu hơn về cơn mưa từ lúc bắt đầu đến lúc diễn ra cho đến lúc kết thúc, và biện pháp nhân hóa được phát huy cao độ trong tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Gv hướng dẫn hs đọc mẫu, sau gọi hs đọc tiếp.
? Theo em bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? Bài thơ được chia làm mấy phần?
- Hs chia bố cục
Bài thơ tả cơn mưa vùng Bắc Bộ và được chia làm hai phần đó là cảnh trước cơn mưa và cảnh sau cơn mưa.
? Em có nhận xét gì về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của nó?
-Hs nhận xét
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh dồn dập và những động từ chỉ hành động khẩn trương góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh mạnh theo từng đợt của cơn mưa rào mùa hè.
? Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước cơn mưa. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh đó và nêu nhận xét của em về cách diễn đạt của tác giả?
- Hs tìm, trả lời
- Gv: Nhận xét, bổ sung
? Cảnh trong cơn mưa đã dược tác giả đề cập đến đối tượng nào? Em có nhận xét gì về đối tượng đó?
- Hstl-gvkl:
Đó là hình ảnh của bố, con người lao động trước cảnh thiên nhiên thật lớn lao
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần tổng kết
Hs đọc ghi nhớ trong sgk.
Hđ3. Hướng dẫn tự học
Gv: Dặn học sinh học bài
Hs: Chuẩn bị bài mới, học bài cũ
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
2. Tác phẩm: SGK
3. Thể loại: Thơ tự do.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a/ Cảnh trước cơn mưa:
- Ông trời mặc áo giáp đen- Kiến hành quân - Mía múa gươm..." Khí thế cơn mưa như khí thế của nhân dân tả trong thời đại chống Mĩ.
- Sấm- khanh khách cười, Dừa- sải tay bơi, Mùng tơi- nhảy múa" Cảm nhận hồn nhiên, mới lạ của trẻ thơ.
⇒ Cảnh thiên nhiên thật sinh động và phong phú.
b/ Cảnh trong cơn mưa
- Bố em đi cày về- đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa.
=> Hình ảnh khoa trương, đẹp hiên ngang, lớn lao của con người trước thiên nhiên.
3/ Tổng kết:
+ Nghệ thuật:
+ Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng bài thơ
- Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.
- Về học bài và chuẩn bị bài Hoán dụ
E. RÚT KINH NGHIỆM ....
....
Tuần:26 Ngày soạn: 22/02/2014
Tiết: 100 Ngày dạy: 01/03/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH VIẾT Ở NHÀ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được nội dung cần đạt (đáp án của đề bài)
- Nhận ra ưu khuyết điểm của bài viết.
- Có ý thức sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : Kết hợp trong tiết trả bài
3. Tiến trình trả bài
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi lên bảng (tiết 88)
Hđ2: Gv yêu cầu hs xác định đề, tìm ý.
Gv nêu đáp án (tiết 88)
Hđ3: Gv nhận xét bài làm kiểm tra của hs
+ Về ưu điểm: Đa số các em nắm được đề bài và xác định đúng thể loại văn miêu tả.
Phần lớn các em có lối diễn đạt rõ ràng, từ miêu tả sâu sắc.
Trình bày sạch sẽ, có cách hành văn tốt.
+ Về khuyết điểm:
- Một số bài ở lớp diễn đạt còn lủng củng. thiếu lô gíc
- Sử dụng từ ngữ miêu tả còn tuỳ tiện.
- Viết sai lỗi chính tả nhiều (lỗi dùng từ, lỗi đặt câu)
Hđ4: Gv đọc ba bài (tốt- trung bình- yếu)
Cho hs sửa lỗi bài viết ( lỗi câu, lỗi từ)
Hđ5: Gv phát bài cho hs và ghi điểm vào sổ.
4. Dặn dò:
Gv dặn hs đọc và sửa lỗi bài viết của mình và chuẩn bị bài Lượm
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 26.doc