Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức)

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.

- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá, giá trị biểu cảm của nhân hoá.

2. Về kỹ năng:

- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.

3. Về thái độ:

- Thấy được tác dụng và giá trị của phép nhân hoá, có thái độ sử dụng nhân hóa trong nói và viết văn.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Chuẩn bị bảng phụ

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV

C -Tiến trình.

1. ổn định lớp: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh, tác dụng của so sánh ? Cho ví dụ.

 3. Bài mới.

*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )

Nhân hóa là một biện pháp tu từ thường gặp trong văn, thơ. Nhất là trong tục ngữ, ca dao dân ca. Vậy nhân hóa là gì ? Nó có những kiểu nào ?

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? - Gọi đại diện từng nhóm trình bày đáp án - Các nhóm nhận xét chéo - GV nhận xét, bổ sung * Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện: - Đoạn 1: Như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn... - Đoạn 2: Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm nhổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm... - Đoạn 3: Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường...đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm... H: Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? H: Cách dùng từ ở mồi đoạn như thế nào ? - Đoạn 2: Chỉ tả chân dung nhân vật Cai Tứ nên dùng ít động từ mà nhiều tính từ. - Đoạn 1,3: Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ. - Đoạn 1 chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, có tính gợi tả cao. Dùng nhiều động từ. - Đoạn 2: Tả chi tiết. Dùng nhiều tính từ. H: Em có nhận xét gì về bố cục của mỗi đoạn văn ? - Đoạn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. H: Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần ? - Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu. - Thân đoạn: Diễn biến của keo vật. Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ: + Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt. + Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã. Quắm Đen cố mãi cũng không bê nổi cái chân của ông Cản Ngũ. + Quắm Đen thất bại nhục nhã. - Kết đoạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. H: Nếu phải đặt tên cho bài văn thì em đặt tên gì ? - Keo vật thách đấu - Quắm Đen thảm hại - Hội vật đền Đô năm ấy... H: Qua các đoạn văn trên em thấy quá trình tả người gồm những bước nào ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (17 phút ) - HS TL theo 4 nhóm - Gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - Các nhóm tiếp tục TL lập dàn ý - Gọi đại diện 1 nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung - HS suy nghĩ trả lời I - Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người. 1. Tìm hiểu các đoạn văn: a. Tả Dượng Hương Thư - Người chèo thuyền, vượt thác. b. Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hùng. c. Tả hai đô vật tài, mạnh: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô. 2. Ghi nhớ. - Sgk. T61 II - Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò, sịt sịt, nói ngọng... b. Một cụ già cao tuổi: Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào hoặc đồi mồi, vàng vàng, mắt vẫn tinh tường, lay láy hoặc châm chạp, tóc bạc như mây trắng hay rụng lơ thơ...Tiếng nói trầm vang hay thều thào yếu ớt. c. Cô giáo say mê giảng bài trên lớp: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật, đôi mắt lóng lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhịp viên phấn, chân bước chậm rãi từ trên bậc xuống lối đi giữa lớp... cô như đang trò truyện với nhà văn, với chúng em, với cả những người trong sách. 2. Bài tập 2: lập dàn ý cơ bản cho bài văn miêu tả 3 đối tượng trên. 3. Bài tập 3: Những từ có thể thêm vào chỗ chấm... - Đỏ như :Tôm luộc, mặt trời, người say rượu... - Trụng không khỏc gì: thiên tướng, Võ Tòng, con gấu lớn, Hộ Pháp trong chùa - Đó là hình ảnh Ông Cản Ngũ vào xới vật. *4 Hoạt động 4: (3 phút) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 5. Dặn: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:................................................................................................................ ................................................................................................................................... * Tồn tại:.................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 23. Phần văn học Tiết 92: đêm nay bác không ngủ (Minh Huệ) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ trong đêm Bác không ngủ. - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. 2. Về kỹ năng: - Đọc diễn cảm, phõn tớch hỡnh ảnh và chi tiết trong bài thơ. 3. Về thái độ: - Lũng kớnh yờu và biết ơn lónh tụ - Tình cảm trân trọng, yêu thương, biết ơn những người đã chiến đấu vì tổ quốc. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" An- Phông- Xơ Đô- đê đã thể hiện tư tưởng gì ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Tuổi già ít ngủ, không ngủ được cũng là chuyện bình thường. Nhưng với Bác Hồ, thì sự mất ngủ của Người còn vì những lí do cao đẹp và cảm động: "Cả một đời như thế Bác ngủ có ngon đâu". (Hải Như) Có một đờm không ngủ như thế của Bác Hồ nơi núi rừng Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp đã trở thành nguồn cảm hứng của tác giả... Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (35 phút) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk H: Những hiểu biết của em về tác giả Minh Huệ ? H: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? - GV nhấn mạnh một số điểm "Chính Minh Huệ kể lại trong hồi kí của mình. Mùa đông năm 1951 bên bờ sông Lam - Nghệ An nghe một anh bạn chiến sĩ vệ quốc quân kể những truyện được chúng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này". - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc - Cách đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3. - Phân biệt 3 giọng: + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả. + Lời nói của anh đội viên: Giọng lo lắng, kớnh trọng . + Lời Bác Hồ: giọng trầm ấm, chậm rãi. - Hướng dẫn HS đọc một số chú thích H: Bài thơ được viết theo thể nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ? - Thể thơ ngụ ngôn (5 chữ) - thể tự sự, kết hợp kể chuyện miêu tả và biểu cảm. H: Em hãy cho biết bài thơ kể chuyện gì ? Trong truyện ấy xuất hiện những nhân vật nào ? H: Trong hai nhân vật trên,theo em nhân vật nào hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện ? Nhân vật nào trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình ? - Nhân vật Bác Hồ hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện. - Nhân vật anh đội viên chiến sĩ trực tiếp bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình. H: Bài thơ được phân chia bố cục ntn ? - P1: Khổ 1: (Mở truyện): Thắc mắc của anh đội viên vì sao bác Hồ mãi không ngủ được. - P2: Khổ 2 - 15 (Thân truyện): Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ trong đêm rừng Việt Bắc. - P3: Khổ 16 (Kết luận): Lí do không ngủ của Bác Hồ. H: Trong bài thơ, hình ảnh BH hiện lên qua các chi tiết nào về: + Thời gian, không gian ? + Hình dáng ? + Cử chỉ ? + Lời nói ? + Tâm tư ? - Thời gian, không gian: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác. - Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. - Cử chỉ: đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng. - Lời nói: Cháu cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc bác Bác ngủ không an lòng. Tâm tư: Bác thương đoàn dân cụng Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo mỏng làm chăn Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau H: Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào ? - Chi tiết: Người cha mái tóc bạc: Gợi cảm xúc thương cảm, biết ơn Bác. - Chi tiết: Bác đi nhón chân để dém chăn cho từng người gợi cảm xúc thân thương, cảm phục đối với Bác... H: (Nhận xét của em về cách tác giả miêu tả Bác trong văn bản này ? - Thứ tự miêu tả ? - Cấu tạo lời văn ? - Sử dụng ngôn từ ? - Tác dụng của cách miêu tả này ?) => Miêu tả Bác theo trình tự: Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng. - Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu - Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc) làm cho hình ảnh Bác hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực - Cách miêu tả dễ đọc, dễ nhớ, nhớ lâu. H: Qua các chi tiết miêu tả em thấy Bác hiện lên với những tình cảm ntn ? - Bác như là người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc đàn con cháu. H: Em cảm nhận đức tính cao đẹp nào của BH được thể hiện trong bài thơ ? - Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân. H: Qua bài thơ em cảm nhận được những đức tính cao đẹp nào của Bác ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: (1927 - 2003) Tên khai sinh là Nguyễn Thái, quê Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Tác phẩm: - Viết năm 1951 dựa trên một câu chuyện có thực trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 . 3. Đọc - hiểu văn bản: 4. Kết cấu - bố cục: a. Kết cấu: - Bài thơ kể chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác. - Hai nhân vật: Bác Hồ, anh đội viên chiến sĩ. b. Bố cục: - 3 phần II - Tìm hiểu tác phẩm. 1. Hình ảnh của Bác Hồ: => Hỡnh ảnh Bỏc Hồ hiện lờn thật giản dị chõn thật , lớn lao và đẹp đẽ. Bỏc như người cha lo lắng õn cần chăm súc cỏc chiến sĩ -> thể hiện tỡnh yờu thương bao la của Người với bộ đội và dõn cụng. *3 Hoạt động 3: (4 phút) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc diễn cảm lại bài thơ 5. Dặn: HS về nhà - HS về nhà sưu tầm những câu thơ, đoạn văn viết về Bác - Viết đoạn văn từ 5 - 10 dòng nói lên cảm nghĩ của em về Bác Hồ ? D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:............................................................................................................ .............................................................................................................................. * Tồn tại:.............................................................................................................. .............................................................................................................................. ===================== Hết tuần 24 ======================

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6 Tuan 24CKTKN.doc