A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vuợt thác
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm: Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn, tự tin
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1 .
2. Bài cũ : ? Truyện bức tranh em gái tôi giúp em hiểu được điều gì?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Ở văn bản Sông nước Cà Mau các em đã được tìm hiểu về thiên nhiên hoang dã, phong phú độc đáo và cuộc sống con người vùng đất cực Nam của tổ quốc. Vb “ Vượt thác” sẽ cung cấp cho chúng ta một cảnh quan của một khúc sông Thu Bồn của miền trung Việt Nam với vẽ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên và những con người lao động dũng cảm.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 23 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21.01.2014
SO SÁNH (Tiếp)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết
2. Kĩ năng:
- Phát hiện sự giống nhau của các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
- Đặt câu có sự dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3. Thái độ:
- Biết so sánh trong khi nói và viết
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1.
2. Bài cũ : ? Thế nào là so sánh, lấy ví dụ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về so sánh, đối chiếu sự vật này với sự vật khác vì có nét tương đồng và tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Tiết học này các em được tìm hiểu các kiểu so sánh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu so sánh
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk
? Em hãy chỉ ra các trường hợp so sánh của khổ thơ? trong trường hợp đó từ so sánh là từ nào?
- Hstl-Gv nhận xét và kết luận:
Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ thức vì chúng con.
Mẹ là ngọn gió của con.
Từ so sánh trong các câu trên là: chẳng bằng và là.
? Dựa vào ví dụ đó em hãy cho biết co những kiểu so sánh nào?
- Hstl-gv chốt, ghi bảng:
? Em hãy cho một ví dụ có kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
- Hs đưa ra ví dụ và gv nhận xét.
? Để chỉ ý ngang bằng và không ngang bằng người ta thường dùng những từ nào khác?
- Hstl-Gv chốt và ghi bảng:
- Gv chuyển sang phần 2
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác dụng của phép so sánh.
Gv đưa đoạn trích lên bảng phụ - gọi hs đọc
? Theo em đoạn văn tác giả miêu tả về vấn đề gì?
- Hs trả lời.
Đoạn văn miêu tả về chiếc lá rơi.
? Hãy tìm các từ và kiểu so sánh trong đoạn văn trên?
- Gv cho hs thảo luận nhóm học tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét và gvkl:
- Tựa, như là kiểu so sánh ngang bằng.
- Không bằng là kiểu so sánh hơn kém.
? Theo em việc tác giả sử dụng phép so sánh trong đoạn văn có tác dụng gì?
- Hs thảo luận, trả lời
Việc so sánh đó giúp người đọc, người nghe hình dung được những cách rụng khác nhau của lá. Tạo hình ảnh cụ thể sinh động, đồng thời tạo nên lối nói hàm súc, cô đọng.
- Gv cho hs khái quát lại bằng khái niệm trong sgk
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: Gv cho hs thực hiện theo nhóm học tập
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gvkl và ghi bảng:
Bài tập 3: Gv cho hs viết đoạn văn trong đó có sử dụng phép so sánh (hai kiểu đã học)
- Gv đưa vídụ lên bảng bằng đoạn trích viết sẵn
Hđ3 : Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn học ở nhà.
- Hs thực hiện ở nhà
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Các kiểu so sánh
Ví dụ: SGK
- Chẳng bằng: so sánh hơn kém.
- Là: so sánh ngang bằng
" So sánh ngang bằng: như, tựa như, dường như, giống, bao nhiêu...bấy nhiêu, ...
" So sánh không ngang bằng: chưa bằng, chẳng bằng, hơn...
* Ghi nhớ: sgk/42.
2/ Tác dụng của phép so sánh
Ví dụ: SGK
- Tựa, như: ngang bằng.
- Không bằng: hơn kém.
" Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động
(Đối với sự vật, sự việc). Đồng thời tạo lối nói hàm súc, cô đọng
(Đối với tư tưởng tình cảm của tác giả)
* Ghi nhớ: sgk/42.
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập1: Chỉ ra phép so sánh và kiểu so sánh. phân tích tác dụng của kiểu so sánh.
a, Nước gương trong = Tâm hồn là buổi trưa hè⇒ So sánh ngang bằng
b, Con đi trăm núi = Chưa bằng nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc = chưa bằng khó nhọc đời bầm⇒ So sánh hơn kém
c, Như nằm trong giấc mộng⇒ So sánh ngang bằng
ấm hơn ngọn lửa hồng⇒ So sánh không ngang bằng.
Bài tập 3: Viết đoạn văn
Ví dụ: Dòng thác dữ dội như con thú dữ, muốn nuốt chửng con thuyền của dượng Hương Thư. Nhưng con thuyền của dượng Hương Thư vẫn cưỡi lên sóng mà tiến về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gan thép của hiệp sĩ trường sơn dày dạn trận mạc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Chuẩn bị bài chương trình địa phương- phần tiếng Việt
Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh
E. RÚT KINH NGHIỆM ...
...
TUẦN 23 Ngày soạn:18.01.2014
TIẾT 87 Ngày dạy: .01.2014
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
(Phần tiếng Việt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Phát hiện và sửa chữa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
3. Thái độ:
- Biết so sánh trong khi nói và viết
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : Không thực hiện
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Tiết học này sẽ rèn luyện môn chính tả cho các em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: hs hướng dẫn hs viết đúng các phụ âm dễ mắc lỗi.
Bứơc1: Gv đọc chính tả cho hs viết một đoạn trong bài vượt thác (đến Phường Rạch" Hoà Phước)
Bước 2: Gv kiểm tra và ghi các từ hs viết sai lên bảng cho hs khác sửa lỗi
- Hs sữa lỗi theo hướng dẫn của gv
Hđ2: Gv hướng dẫn hs xác định vần để điền vào chỗ trống.
- Gv cho hs thực hiện phần bài tập bằng cách điền phần vần vào để có từ đúng.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs sửa lỗi chính tả.
- Gv đưa đoạn trích (đồ dùng trực quan)
- Hs sửa lỗi chính tả
- Gvkl:
Hđ4: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn học ở nhà.
- Hs thực hiện ở nhà
I. LUYỆN TẬP
1/ Viết đúng phụ âm
- Viết chính tả
- Sửa lỗi chính tả:
Chắc bụng, suốt buổi, sẵn sàng, đứt đuôi, xuống, cản, tụt xuống
2/ Tìm vần thích hợp điền vào chỗ trống.
Ví dụ:
- Bó buộc, chẫu chuộc, dưa chuột, bị chuột rút.
- Tan tác, ngan ngát, ngang ngược, xây xước, ngược xuôi.
- Vượt thác, rừng đước, căn dặn, cắn răng, lên đàng, đánh đàn, đàng hoàng.
3/ Sửa lỗi chính tả
- Cho đoạn văn sau em hãy sửa lỗi chính tả cho đúng
" Chíng để tôn vin buổi học cuối cùn này mà thầy đã vậng bộ y phụt đẹp nhứt, và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làn lại đến ngồi ở cúi lớp học. Điều đó như muống nói rằng các cụ tiết đã không lui tới ngôi trườn này thường xuyêng hơn. Dườn như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Chuẩn bị bài phương pháp tả cảnh.
- Lập sổ tay chính tả phân biệt các từ dễ viết sai.
E. RÚT KINH NGHIỆM ...
.
TUẦN 23 Ngày soạn:18.01.2014
TIẾT 88 Ngày dạy: .01.2014
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT Ở NHÀ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Phát hiện và sửa chữa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
3. Thái độ:
- Biết so sánh trong khi nói và viết
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1
2. Bài cũ : Không thực hiện
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Tiết học này sẽ giúp các em có thêm phương pháp làm văn tả cảnh. Để làm tốt bài văn tả cảnh các em sẽ viết ở nhà.
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk/ 45, 46.
- Gv chia nhóm học tập để hs thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gv cho các nhóm khác nhận xét sau đó kết luận lại và ghi bảng
? Qua bài văn luỹ làng , theo em bài văn có bố cục là mấy phần? Nêu nội dung chính của các phần?
Hs thảo luận, trả lời
Gv chốt ý, ghi bảng
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
Bài tập1: Để tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn cần chú ý những hình ảnh tiêu biểu, cụ thể nào?
Hs thảo luận, trả lời
Gv chốt ý, ghi bảng
- Gv gợi ý để các em thực hiện theo trình tự: trước, trong , lúc gần hết giờ và lúc hết giờ làm bài.
? Dựa vào đó em hãy cho biết trình tự bài văn đó là trình tự nào?
- Hstl-Gvkl:
Miêu tả theo trình tự thời gian và trình tự không gian.
- Gv cho hs viết phần mở bài và phần kết bài cho đề bài trên.
Hđ3: Hướng dẫn tự học
- Gv ra đề cho hs về nhà viết bài.
Đề bài: Em hãy tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Hs thực hiện ở nhà
Chuẩn bị bài : Buổi học cuối cùng
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1. Phương pháp viết bài văn tả cảnh
Ví dụ: SGK.
- Đoạn a: Miêu tả cảnh vượt thác
Dáng vẻ, thái độ của nhân vật phản ánh cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ.
- Đoạn b: Miêu tả con sông năm căn. tác giả trình bày những điều quan sát được theo một trình tự nhất định (nước, thuyền, cá, rừng đước, cây đước).
- Đoạn c: Luỹ làng
Đ1: Giới thiệu khái quát luỹ làng (từ đầu" của luỹ)
Đ2: Miêu tả các tầng lớp của luỹ làng (tiếp" không rõ)
Đ3: Cảm nghĩ của tác giả về hình ảnh mầm măng (còn lại)
Bài văn tả cảnh gồm ba phần
Phần mở bài: Nêu khái quát cảnh định tả.
Phần thân bài: Miêu tả đặc điểm, tính chất của cảnh.
Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cảnh được tả.
II/ Luyện tập
Bài tập1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ tập làm văn.
a, Những hình ảnh tiêu biểu, cụ thể.
+ Trước giờ làm bài: hs tranh thủ xem lại dàn ý và nội dung của các bài đã soạn sẵn ở nhà.
+ Trong giờ làm văn:
- Lúc chép đề: Miêu tả thái độ của hs khi gv đọc đề (vui mừng hay thất vọng)
- Lúc làm bài: Tả theo trình tự thời gian:
Dáng vẻ hs làm bài (cắm cúi làm, vẻ mặt hân hoan phấn khởi, hay nhìn ra cửa sổ, cắn bút, nhìn lén bài làm của bạn)
Hành động, cử chỉ của thầy cô (đi lại, ngồi nhìn xuống, nhắc nhở hs khi không nghiêm túc)
- Lúc gần hết giờ:
Miêu tả sự vội vã của hs.
Gv nhắc nhở hs những điều cần thiết
- Lúc hết giờ:
Miêu tả thái độ của hs (hớn hở, buồn rầu, phân vân)
b, Trình tự miêu tả:
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian.
c, Viết phần mở bài và kết bài
III/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Nhớ các bước cơ bản khi làm một bài văn tả cảnh.
- Nhớ dàn ý khái quát cho một bài văn tả cảnh.
- Tìm một số bài văn tả cảnh và xác định được dàn ý của bài văn tả cảnh.
* Bài mới: Soạn bài : “Buổi học cuối cùng”
E. RÚT KINH NGHIỆM ...
.
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 23.doc