A /Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp bài nói theo dàn ý với trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ vào bài nói.
- Nói trước một tập thể lớp tác phong tự nhiên rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
3. Thái độ:
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
B/Chuẩn bị : - GV: - Chuẩn bị dàn bài ghi lên bảng phụ.
- Một số đoạn văn, câu văn mẫu, bảng hệ thống.
- HS lập dàn ý trước ở nhà theo sự phân công.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: Khởi động
1. Sĩ số: 6A:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Để làm tốt bài văn miêu tả người viết phải có những năng lực nào?
- Sử dụng những kĩ năng đó nhằm mục đích gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị lập dàn ý của học sinh ở nhà Bài tập 3,4,5.
3.Giới thiệu bài mới:
GV nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
Ở tiết học trước, chúng ta đã biết các kỹ năng khi phải làm một bài văn miêu tả. Đó là các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ có dịp luyện tập để sử dụng những kỹ năng này thuần thục và có hiệu quả hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tiết 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/01/2014
Ngày giảng: 22/01/2014
Tiết 84:
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT,
TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A /Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp bài nói theo dàn ý với trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ vào bài nói.
- Nói trước một tập thể lớp tác phong tự nhiên rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
3. Thái độ:
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
B/Chuẩn bị : - GV: - Chuẩn bị dàn bài ghi lên bảng phụ.
- Một số đoạn văn, câu văn mẫu, bảng hệ thống.
- HS lập dàn ý trước ở nhà theo sự phân công.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: Khởi động
1. Sĩ số: 6A:....................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Để làm tốt bài văn miêu tả người viết phải có những năng lực nào?
- Sử dụng những kĩ năng đó nhằm mục đích gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị lập dàn ý của học sinh ở nhà Bài tập 3,4,5.
3.Giới thiệu bài mới:
GV nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
Ở tiết học trước, chúng ta đã biết các kỹ năng khi phải làm một bài văn miêu tả. Đó là các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ có dịp luyện tập để sử dụng những kỹ năng này thuần thục và có hiệu quả hơn.
Hoạt động 2: Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
-Theo em luyện nói có tầm quan trọng như thế nào?
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói.
-Giáo viên giới thiệu tiến trình luyện nói theo 2 bước đối với từng bài tập 3-5:
1. Lập dàn ý.
2. Trình bày bài nói.
*Bài tập 3:
Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh minh họa cảnh đêm trăng trên bảng phụ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo gợi ý trong SGK/36.
-Đưa ra nhận xét khái quát đó là một đêm trăng như thế nào?
- Sau đó các em nhớ lại những gì đã quan sát được để nắm lại những đặc điểm nổi bật, những nét đặc sắc tiêu biểu của quang cảnh đêm trăng đẹp: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, ánh trăng...
-Để miêu tả đêm trăng đẹp em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? Vận dụng kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng rồi so sánh...
Bước1:- Yêu cầu học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu dàn ý.
- Hs so sánh, đối chiếu tự hoàn thiện dàn ý đã chuẩn bị.
Bước2:- Yêu cầu học sinh trình bày bài nói trước lớp
-Giáo viên lưu ý học sinh về các yêu cầu.
Bước3: -Gọi học sinh nhận xét về bài của bạn.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
(Lưu ý động viên, khích lệ tinh thần học sinh tạo không khí... )
*Giáo viên giới thiệu một số đoạn văn mẫu ở phần thân bài trong Bài tập 3. Khắc sâu cho học sinh về kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
*Bài tập 5:
-Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 kì I em đã học những truyện cổ dân gian nào có hình ảnh người dũng sĩ, em hãy kể tên những truyện đó?
(Các truyện : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Thạch Sanh)
Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh minh họa hình ảnh người dũng sĩ trên bảng phụ.
-Yêu cầu học sinh sử dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để hình dung về người dũng sĩ.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Bước1:- Yêu cầu học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu dàn ý.
- Hs so sánh, đối chiếu tự hoàn thiện dàn ý đã chuẩn bị.
Bước2:- Yêu cầu học sinh trình bày bài nói trước lớp
-Giáo viên lưu ý học sinh về các yêu cầu.
Bước3: -Gọi HS nhận xét về bài của bạn.
-GV nhận xét, bổ sung.
Sau bài nói của một học sinh Giáo viên nêu câu hỏi tình huống để học sinh khác lên trình bày dưới dạng tranh luận.
Giáo viên bổ sung, mở rộng liên hệ về hình ảnh người dũng sĩ trong đời thường -> Họ đều là những hình ảnh con người Việt Nam thật đẹp, thật đáng yêu, đáng quý.
*Bài tập 4:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý và luyện nói ở nhà.
Hoạt động 3: Tổng kết.
Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm giờ luyện nói.
I.Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói:
-Giúp các em mạnh dạn tự tin hơn.
-Rèn kĩ năng nói, trình bày vấn đề trước đông người.
-Tạo cơ hội cho các em giao lưu, chia sẻ.
-Bồi dưỡng năng lực tự học, tự khám phá, tích cực chủ động trong việc trong học tập.
II. Thực hành luyện nói:
1. Yêu cầu của việc luyện nói:
*Hình thức:
- Nói rõ ràng, mạch lạc.
- Biết nói với âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm.
-Tác phong mạnh dạn, tự tin.
*Nội dung:
- Dựa vào dàn ý, không viết thành bài văn.
- Nói đúng yêu cầu của bài tập, đúng chủ đề.
- Có vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài nói..
2. Luyện nói:
*Bài tập 3: SGK/36
a, Dàn ý miêu tả cảnh đêm trăng sáng nơi em ở.
+ Mở bài: Giới thiệu chung về đêm trăng nơi em ở (đẹp, huyền ảo, thơ mộng... để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng...).
+ Thân bài:
- Tả cảnh vật lúc trời tối trước khi trăng lên: im lìm
-Cảnh lúc trăng mọc mới đầu còn lấp ló sau rặng tre.
- Cảnh vật lúc trăng lên cao:
Trăng sáng đẹp, vạn vật như bừng tỉnh dưới ánh trăng, vầng trăng tròn và sáng giữa thảm nhung da trời
+ Trăng chiếu sáng mảnh vườn, góc sân, trăng treo trên ngọn tre, trăng trải ánh sáng trên con đường làng, trăng dát bạc trên mặt nước
+ Bầu trời trong, không khí mát lành dễ chịu .
+ Đêm yên tĩnh vắng lặng, dìu dịu hương thơm của đất trời, cây cỏ
- Sinh hoạt của con người trong đêm trăng.
- Cảnh vật lúc trăng đã về khuya.
+ Kết bài:
- Cảm nghĩ chung về đêm trăng
- Cảm nghĩ về quê hương
b, Trình bày bài nói của em theo dàn ý.
*Bài tập 5: SGK/37
a, Dàn ý miêu tả hình ảnh người dũng sĩ.
+ Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh người dũng sĩ.
+ Thân bài:
-Hình dáng: khỏe mạnh, cao lớn,vạm vỡ, gương mặt hiền lành
-Hành động: mạnh mẽ, dứt khoát
-Tính tình: trung hậu, ngay thẳng, dũng cảm, không chùn bước trước khó khăn, nguy hiểm
-Tài năng: làm việc nghĩa, diệt kẻ ác giúp dân, sử dụng nhiều phép thần thông...
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật người dũng sĩ.
b, Trình bày bài nói của em theo dàn ý.
*Bài tập 4: SGK/36
+ Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh một buổi bình minh trên biển
+ Thân bài: Tả cụ thể
-Những tia sáng từ đằng đông loé lên , chân trời đỏ rực...
-Mặt biển phẳng lặng, dịu êm...
-Cảnh biển đẹp mơ màng dịu hơi sương...
-Những con thuyền, ngư dân, du khách.làm xôn xao bãi biển buổi sớm...
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh biển vào buổi sáng.
III.Tổng kết:
1.Ưu điểm: -Vận dụng khá tốt các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhiều em có kĩ năng nói khá lưu loát, tác phong mạnh dạn, tự tin...
2.Hạn chế: - Một số em chưa mạnh dạn tự tin.
- Chuẩn bị bài chưa thực sự chu đáo.
Hoạt động 4: Củng cố -HDVN:
-Giáo viên nhấn mạnh vai trò của các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét bằng bảng hệ thống. Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-Tập quan sát và luyện nói thêm các bài tập ở lớp, hoàn thành bài tập 4.
-Soạn bài “ Vượt thác”.
------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 6(2).doc