Giáo án Ngữ văn 9_ Mai Văn Khoát

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 Nắm được hiện tượng phát triển của từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ :

- Tạo thêm tữ ngữ mới.

- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: ? Nghĩa của từ biến đổi và phát triển như thế nào? Trong trường hợp có nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

 ? Làm bài tập 5.

 * Tổ chức dạy học bài mới:

 

doc312 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9_ Mai Văn Khoát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. đề b Phần trắc nghiệm (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. "Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má." 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản: A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bố của Xi-mông. D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. 2. Tác giả của đoạn văn trên là: A. Nguyễn Minh Châu. B. Lê Minh Khuê C. Thanh Hải D. Viễn Phương 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là: A. Tự sự, miêu tả. B. Miêu tả, biểu cảm. C. Tự sự, nghị luận D. Tự sự, biểu cảm. 4. Đoạn văn trên có sử dụng phép nối. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 5. Xác định danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, trích Ngữ văn 9 - tập 2) Danh từ: ...................................................................................................................... Động từ:....................................................................................................................... Tính từ: ...................................................................................................................... 6. Điền vào chỗ trống để có những thông tin giới thiệu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: A. Tên khai sinh, năm sinh, năm mất: B. Quê quán: C. Sự nghiệp văn học: D. Giải thưởng E. Một số tác phẩm tiêu biểu 7. Điền tên tác giả và năm sáng tác vào các ô trống tương ứng với tên tác phẩm trong bảng: Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Đoàn thuyền đánh cá Làng Con cò Bến quê Rô-bin xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơ Cru -xô) Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, trích Khúc hát ru ngững em bé lớn trên lưng mẹ) Từ đó gạch chân dưới những phương tiện liên kết câu trong đoạn văn mà em đã sử dụng. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương. d. Tiến trình lên lớp: A. ổn định lớp. b. Tổ chức làm bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài - GV phát đề cho HS. - Học sinh chuẩn bị viết bài. 1. Đề bài: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. - GV gợi ý phân tích đề. Yêu cầu của đề thuộc phạm vi kiến thức nào cần sử dụng? 2. Yêu cầu: . Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài. Hoạt động 3: Tổ chức làm bài HS làm bài: Yêu cầu nghiêm túc 3. Làm bài Hoạt động 4: Thu bài GV thu bài 4. Thu bài * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Tiếp tục củng cố kiến thức đã học. - Chuẩn bị: Thư, điện chúc mừng, thăm hỏi Ngày soạn: 11/05/2008 Ngày dạy: 16&19/05/2008 Tiết 171,172 - Tập làm văn: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Biết cách thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Yêu cầu, cách viết một biên bản, một hợp đồng. * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Những trường hợp cần viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi - GV cho HS đọc ví dụ 1 (SGK) về 5 trường hợp cần viết thư (hoặc điện). HS tìm thêm ví dụ. - Hỏi: Mục đích và tác dụng của viết thư (điện)? I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Các trường hợp cần viết thư (điện) (SGK) - Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể. Hoạt động 2: Cách viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi - GV cho HS đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1 + 2) HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung. - GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. - Nêu được lí do (chúc mừng, thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành. - Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình. * Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK. - Từ các tình huống vừa xác định GV cho HS tập viết viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e; viết thư (điện) thăm hỏi: c. IIi. Luyện tập - Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e. - Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Tiết học cuối cùng của lớp 9 THCS, GV dặn dò HS ôn tập để thi tốt nghiệp hoặc thi vào lớp 10 THPT. - Nhớ tác phẩm, kết hợp kiến thức Tiếng Việt và kĩ năng Tập làm văn để vận dụng làm bài tự luận và trắc nghiệm. Ngày soạn: 14/05/2008 Ngày trả:19&22/05/2008 Tiết 173: trả bài kiểm tra văn A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức phần văn đã học trong chương trình của HS. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. - Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở kì thi vào PTTH, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra. 3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS. - HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp. * Tổ chức trả bài cho HS: Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài. - HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề. - Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 129 và tiết 155. Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. - GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. Lớp Giỏi Khá tb Yếu, kém sl % sl % sl % sl % 9A/37 9b/38 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét. - Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu. Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm.. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Tiếp tục củng cố kiến thức phần Văn đã học. - BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp. Ngày soạn: 15/05/2008 Ngày trả: 21&23/05/2008 Tiết 174: trả bài kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình của HS. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. - Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra. 3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS. - HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp. * Tổ chức trả bài cho HS: Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài. - HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề. - Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 157. Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. - GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. Lớp Giỏi Khá tb Yếu, kém sl % sl % sl % sl % 9A/37 9b/38 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét. - Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu. Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm.. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Tiếp tục củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học. - BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp. Ngày soạn: 16/05/2008 Ngày trả: 21-23/05/2008 Tiết 175: trả bài kiểm tra tổng hợp học kì ii A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tự đánh giá kết quả làm bài kiểm tra học kì II. Rút ra được những ưu khuyết điểm về kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài. - Tự nhận thấy khả năng nắm các kiến thức đã học trong học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. - Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra. - Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS. - HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp. * Tổ chức trả bài cho HS: Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài. - HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề. - Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 169,170. Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. - GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. Lớp Giỏi Khá tb Yếu, kém sl % sl % sl % sl % 9A/37 9b/38 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét. - Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu. Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm.. * Hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi vào PTTH.

File đính kèm:

  • docbai son.doc
Giáo án liên quan