Giao an Ngu Van 8 tu T6 THCS Ly Thuong Kiet An Giang

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Hiểu được thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ

 - Nhận biết và hiểu được tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm trợ từ, thán từ.

 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.

 2. Kỹ năng :

 - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.

 3. Thái độ :

- Có ý thức dùng trợ từ và thán từ

 III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

-Ra quyết định sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận, và chia sẻ kinhg nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ tiếng Việt.

 IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Phân tích các tình huống mẫu dể nhận ra trợ từ, thán từ và giá trị của việc sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

-Thực hành có hướng dẫn : sử dụng trợ từ, thán từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.

-Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng trợ từ, thán từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.

V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

Bảng so sánh đặc điểm của trợ từ và thán từ để củng cố kiến thức vào cuối tiết học.

 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: ? Thế nào là từ địa phương , biệt ngữ xã hội ? Cho vd minh hoạ ?

 ? Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì ?

 ? Làm thế nào để tránh lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội ?

 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.

 - Trợ từ là những từ đi kèm trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, thán từ là những từ dùng bộc lộ cảm xúc. Vậy trong văn chương người ta thường sử dụng trợ từ, thán từ nhằm mục đích gi . Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao an Ngu Van 8 tu T6 THCS Ly Thuong Kiet An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ a.Ví dụ:vd1.2/69.70/sgk này !, a ! => Dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người nói . - Dùng để gọi đáp . - Thường đứng ở đầu câu , có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt . + Thán từ có 2 loại chính - Thán từ bộc lộ tình cảm , cảm xúc : a , ái , ơ , ôi - Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng .. b. Kết luận: ghi nhớ sgk/70 II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Phân biệt trợ từ : (+) , (_) , (+) , (- ) (-) , (+) , (-) , (+) Bài tập 2 : Giải thích nghĩa các trợ từ a, Lấy : Không có một lá thư, không có lời nhắn gửi, không có một đồng quà. b, Nguyên : Chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao; đến : nghĩa là quá vô lí . c, Cả : Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường . d, Cứ : Nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại nhàm chán. Bài tập 3 : Tìm thán từ a, : này , à b, ấy c, vâng d, chao ôi ; e, hỡi ơi Bài tập 6 : Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép . 4.CỦNG CỐ : GV đưa ra bảng so sánh đặc điểm của trợ từ và thán từ. 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ . - Làm hết bài tập còn lại . - Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ từ, thán từ trong văn bản tự chọn. * Bài soạn: - Soạn bài " Miêu tả...” ********************************************* Ngày soạn :17/9/2011 Ngày dạy 20/9/2011 TUẦN 6 TIẾT 23 Tập làm văn. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự. IITRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Vai trò của các yếu tố trong văn bản tự sự. - Vai trò của các yếu tố trong miêu tả, biểu cảm, trong văn bản tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. 3. Thái độ : -Nhận thức được vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. .III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : Giao tiếp : trình bày ý tưởng; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm; sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp 2 yếu tố đó trong văn tự sự -Ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Thực hành viết tích cực: viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả theo các yêu cầu cụ thể. -Thảo luận, trao đổi để xác định yếu tố miêu tả trong văn tự sự. V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Bảng phụ; VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. - Trong thực tế , không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm Trong một vb ; mà các yếu tố này luôn đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của vb . Tuy nhiên, khi tìm hiểu vb tự sự thì chúng ta phải tập trung vào yếu tố tự sự và lướt qua các yếu tố miêu tả, biểu cảm; còn khi tìm hiểu vb miêu tả hoặc biểu cảm thì chúng ta làm ngược lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về sự kết hợp các yếu tố kể , tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự. GV yêu cầu hs đọc đoạn trích trong sgk . ? Căn cứ vào đâu để các em xác định được các yếu tố miêu tả , biểu cảm , tự sự trong vb này ? - Kể : thường tập trung nêu sự việc , hành động , nhân vật . - Tả thường tập trung chỉ ra tính chất , màu sắc , mức độ của sự việc, nhân vật hành động . - Biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc , thái độ của người viết trước sự việc , nhân vật , hành động . ? Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì? Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật tôi với mẹ lâu ngày xa cách . ? Sự việc ấy được kể qua những chi tiết nào ? ? Với những sự việc như vậy tác giả đã miêu tả, biểu cảm như thế nào ? + Miêu tả . + Biểu cảm - Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ( suy nghĩ) - Tôi thấythơm tho lạ thường ( cảm nhận ) - Phải bé lại êm dịu vô cùng ( phát biểu cảm tưởng ) HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân. GV : Nhận xét, chốt ? Hãy bỏ tất cả các yếu tố miêu tả và biểu cảm , chỉ chép lại các câu văn kể sự việc , nhân vật thành một đoạn văn ? HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân. GV : Nhận xét, chốt. ? Em hãy so sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng và rút ra nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ? ? Qua đó hãy chứng minh vai trò , tác dụng của yếu tố kể trong vb tự sự ? ? Vậy trong văn bản tự sự thường được kể như thế nào ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong vb tự sự ? ( Ghi nhớ sgk ) * HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu phần luyện tập. ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 . Gợi ý : Nên bắt đầu từ chổ nào ? Từ xa thấy người thân ntn? ( tả hình dáng , mái tóc ); Lại gần thấy ra sao ? I, TÌM HIỂU CHUNG: 1. Sự kết hợp các yếu tố kể , tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự. *.Ví dụ: vd sgk/72,73 - Chạy chầm chậm, trán đẫm mồ hôi, mẹ tôi cũng sụt sùi , áp mặt vào bầu sữa,... => Là những yếu tố miêu tả kết hợp với tự sự.. Nếu bỏ chúng đi đoạn văn sẽ mất đi sự sinh động và sâu sắc . - Các yếu tố kể , tả , bộc lộ cảm xúc không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau . - Hai yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc . Nó giúp cho tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc - Nếu bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện , bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên , các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được. 2. Kết luận:ghi nhớ sgk/74 II, LUYỆN TẬP Bài tập 1 : - VB “ Tôi đi học” : Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi , mấy người học trò cũ rộn ràng trong các lớp . + Miêu tả : sau một hồi trống thúc sắp hàng đi vào lớp , không đi không đứng lại , co lên một chân duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng + Biểu cảm : vang dội cả lòng tôi , cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng , run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp . Bài tập 2 : * GV gợi ý cho hs làm 4.CỦNG CỐ : GV HỆ THỐNG LẠI NỘI DUNG BÀI HỌC. 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ . - Vận dụng kiến thức trong bài học để đọc-hiểu, cảm thụ tác phẩm tự sự sử dụng các yếu tố kể, tả, biểu cảm. -Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. * Bài soạn: - Soạn bài “ Đánh nhau với cối xay gió”. ******************************** Ngày soạn :19/9/2011 Ngày dạy :22/9/2011 TUẦN 6 TIẾT 24: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. I. MỤC TIÊU : Giúp HS tụ đánh giá những thành công, hạn chế của bài tập làm văn số 1 của mình và của bạn theo yêu cầu của đề bài. II. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC -Khi chữa mẫu, GV nên chú ý chọn những đoạn văn, bài văn mắc lỗi tương đối tiêu biểu, sau đó đọc cho HS nghe những đoạn văn , bài văn hay. -Phần chữa hoặc nhận xét các mẫu nên phát huy tinh thần chủ đọng, tích cực của HS trên cơ sở HS được quan sát theo mẫu. -Phần nhận xét, đánh giá chung của GV cần theo hướng động viên, khuyến khích để HS tự tin, hứng thú. -Dành thời gian cho HS được đọc và nêu những thắc mắc về chính bài làm của mình ngay tại lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1Hướng dẫn HS tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài và lập dàn ý tổng quát -GV yêu cầu HS đọc lại đề bài: Kể lại kỷ niệm của ngàyđầu tiên đi học. GV hứng dẫn HS lập dàn ý và thống nhất một dàn ý chung nhất. * Yêu cầu. Ngôi kể : Thứ nhất 2. Nội dung : Kể lại chuyện ngày đầu tiên đi học Thể loại : Tự sự kết hợp biểu cảm Dàn bài 1. Mb : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh . 2. Tb : Tâm trạng trên đường tới trường như thế nào ? Quang cảnh xung quanh và mọi người ra sao ? Khi gần trường quang cảnh ntn? Kể lại những diên biến, tâm trạng lúc ở trường. . 3. Kb : Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học đó . 2. Hướng dẫn HS đọc lại bài viết để đánh giá kết quả. GV hướng dẫn HS đọc lại bài viết của mình để xem bài viết có đạt những yêu cầu đã dặt ra không. Ví dụ : - Bài viết đã kể lại câu chuyện gì ( nêu chủ đề)? Những sự việc và cách tổ chức các sự việc được kể có đủ làm sáng tỏ chủ đề không ? -Để làm nổi bật chủ đề , người viết đã cấu trúc bài viết theo bố cục nào ? Các đoạn văn đã thể hiện một ý hoàn chỉnh chưa ? -Xem xét các câu văn đã viết về các phương diện : lỗi chính tả, lỗi dùng từ dặt câu, cách diễn đạt và trình tự sắp xếp các đoạn văn trong bài văn tự sự. 3. Chữa lỗi mẫu. -GV chọn một, hai bài tiêu biểu hoặc chọn những lỗi tiêu biểu mà nhiều HS mắc phải để chữa mẫu trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu cần đạt của đề. -HS quan sát, phát hiện lỗi, tìm cách chữa. 4.Tổng kết -GV cho HS tự rút ra những yêu cầu cơ bản về việc tạo lập văn bản tự sự và cách trình bày các đoạn văn trong bài văn tự sự. -GV dánh giá chung và công bố kết quả bài làm của HS, sau đó đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp. 5.Dăn dò : HS về soạn bài :"Đánh nhau với cối xay gió." *********************************************** KIỂM TRA 15 PHÚT Đề bài : Câu 1 (4 điểm )Phân biệt sự khác nhau giữa cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng. Câu 2 : (6 điểm )Tìm từ có nghĩa rộng bao hàm các nhóm từ sau : a.lúa, ngô, khoai ,sắn. b. su hào, bắp cải, cải bẹ, xà lách. c. củi, gaz, dầu hỏa. Đáp án : Câu 1: ( 4điểm ) Sự khác nhau giữa cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng : -Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là sự khái quát có mức độ nhỏ đến mức độ lớn giữa các từ ngữ. -Trường từ vựng : là tập hợp tất cả nhữn từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Câu 2: ( 6 điểm ) : Từ nghĩa có nghĩa rộng bao hàm của các từ : a. lương thực. b. rau. c. chất đốt. *********************************************

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 tu T6 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc