1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm đã học trong chương trình.
- Tích hợp với phần văn với các bài thơ trữ tình. (Cảnh khuya; rằm tháng giêng) với phần Tiếng Việt bài thành ngữ.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích văn chương.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 49 đến 52 - Võ Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả Bài Kiểm Tra
Văn - Tiếng Việt
Truền
Tiết: 49
Ngày dạy:22/11/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Giúp học sinh:
Ôn tập củng cố kiến thức về các bài ca dao, thơ, các tác giả đã học. Học sinh nhận ra được ưu, nhược điểm trong bài làm để sửa chữa.
Ôn tập củng cố về kiến thức, từ loại, câu, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đồng âm.
b. Kĩ năng:
Luyện kĩ năng viết đọan, kĩ năng phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi về từ và câu.
c. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự chữa sai.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Phát vấn, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
7A2 : 7A3 : 7A7 :
4.2) Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Lần trước các em đã thực hành bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt với những kết quả cụ thể và các em đã tự sửa chữa bài làm của mình. Hôm nay, chúng ta cùng khảo sát lại, cùng chữa cho hoàn chỉnh bài làm của mình.
Hoạt động 1: GV cho HS xem lại đề Văn – Tiếng Việt.
Hoạt động 2:
GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra, sau đó cho cả lớp cùng sửa 1 số lỗi phổ biến.
Hoạt động 3: Dàn ý.GV hướng dẫn HS lập dàn ý viết đoạn.
Hoạt động 4: Sửa bài kiểm tra.
GV nhặt lỗi sai.
GV hướng dẫn HS sửa bài kiểm tra lên bảng -> HS sửa vào tập.
Hoạt đông5: Củng cố nội dung, hình thức.
Hoạt động 6: Đọc bài văn hay.
1/ Đề.
2/ Phân tích đề.
*Ưu điểm :
a). Phần văn :
Đa số HS làm bài khá tốt.
Nắm được nội dung, hình thức nghệ thuật của các văn bản đã học.
b). Tiếng Việt :
Nắm được các loại từ đã học.
Viết đúng nội dung đoạn văn.
* Khuyết điểm :
Một số bài làm chưa đạt yêu cầu.
a). Phần văn :
Không đọc kĩ đề, không thuộc bài thơ, nội dung thơ.
Chép thơ chưa đúng từ, chính tả.
b). Tiếng Việt :
Chưa xác định kĩ các loại từ ghép, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
Viết đoạn không đúng yêu cầu đề bài hoặc bỏ trống không viết đoạn.
3/ Dàn ý:
Câu mở đoạn.
Thân đoạn.
Câu kết đoạn.
4/ Sửa lỗi phổ biến:
Lỗi diễn đạt:
Quê hương có rất nhiều người thân, có rất nhiều cò bay và gần gũi với quê hương mình, quê hương có nhiều cánh đồng bát ngát.
=> Em yêu quê em, yêu cánh đồng bát ngát nơi gắn bó tình cảm bao người
Lỗi chính tả:
Thoăng thắt -> thoăn thoắt.
Thỉnh thảng -> thỉnh thoảng.
Bai lượng -> bay lượn.
Tấm ao -> tắm ao.
Thân thuột -> thân thuộc.
Sen vào -> xen vào.
5/ Củng cố kiến thức:
ND: Xem lại nội dung các bài đã học và học kĩ các phần ghi nhớ.
HT: - Rèn chữ viết.
Khắc phục lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
6/ Đọc bài văn hay.
7/ Trả bài viết.
4.4) Củng cố, luyện tập:
- Nêu lại nét chính về nội dung, hình thức bài.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Xem lại nội dung bài đã sửa ở lớp, tự sửa sai bài làm của mình – rút kinh nghiệm cho bản thân.
Ôn kĩ lại phần kiến thức đã bị hỏng.
Chuẩn bị bài “ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
+ Đọc bài văn SGK/ 146.
+ Phân tích các yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng.
Thống kê điểm:Tiếng việt
LỚP
TSHS
0-3
3,5-4,5
5-6
6,5-7,5
8-10
7A2
7A3
7A7
Cộng
* Thống kê điểm: Văn
LỚP
TSHS
0-3
3,5-4,5
5-6
6,5-7,5
8-10
7A2
7A3
7A7
Cộng
5. Rút kinh nghiệm:
Cách Làm bài Văn Biểu Cảm
Về Tác Phẩm Văn Học
Truền
Tiết: 50
Ngày dạy:22/11/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm đã học trong chương trình.
Tích hợp với phần văn với các bài thơ trữ tình. (Cảnh khuya; rằm tháng giêng) với phần Tiếng Việt bài thành ngữ.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài.
c. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích văn chương.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
7A2: 7A3 : 7A7:
4.2) Kiểm tra bài cũ:
- Tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm? (5đ)
Có mấy bước làm văn biểu cảm về sự vật và con người? ( 5đ)
Hai bước.
Ba bước.
Bốn bước.
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Khi đọc một bài thơ, đoạn văn, hay một tác phẩm văn học, các em thường có nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Để trình bày lại những cảm xúc đó tức là chúng ta đã phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học và cáh làm loại văn biểu cảm này như thế nào, tiết học hôm nay, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc bài văn và tìm hiểu cách làm bài.
*Đọc bài văn của Nguyên Hồng (yêu cầu đọc đúng, diễn cảm)
- văn bản trên viết về những bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch các bài ca dao đó?
- bài cảm nghĩ này gồm các đoạn nhỏ, em hãy xác định?
-> Bốn đọan.
+Tưởng tượng một người đàn ông nhớ quê nhà.
+Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
+ cảm nghĩ về Sông Ngân Hà.
+ cảm nghĩ về sông Tào Khê.
- Phân tích các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết?
-> các yếu tố tưởng tượng, suy ngẫm: “ có một bóng người đội khăn mặc áo dài một người quen tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen quen và thân thương vì nhớ và buồn
- Nêu những yêu cầu để làm một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học?
-> Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất.
-> Từ cảm xúc ấy có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
Hoạt động 2:
@Tổng kết các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, suy luận trong khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
*Đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
@Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian
Nhóm1 : BT1/Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư”
Nhóm 2 : Bài 1 “Hai bài cảnh khuya và rằm tháng giêng”
Nhóm 3,4 : Bài tập 2
*Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi.
@Chú ý cách diễn đạt của HS
-> Ghi nhớ SGK/138
HS chọn đúng: C.
I/ Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
1/Đọc bài văn.
2/ Phương pháp làm văn biểu cảm.
*Đọc ghi nhớ SGK/147.
II/ Luyện tập:
BT1: PBCN về một bài thơ.
BT2: Lập dàn ý.
4.4) Củng cố, luyện tập:
Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có mấy phần?
Có 2 phần.
Có ba phần.
Nhiều phần.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài : ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập.
Đọc lại bài văn SGK/146.
Chuẩn bị bài : chuẩn bị làm bài viết TLV số 3.
5. Rút kinh nghiệm:
Bài Viết Tập Làm Văn Số 3
Truền
Tiết: 51, 52
Ngày dạy: 24/11/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh
Viết được bài văn biểu cảm về con người, thể hiện tình cảm yêu thương con người (người thân) theo truyền thống.
Tích hợp với văn bản.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phát biểu cảm nghĩ.
c. Thái độ:
Giáo dục bồi dưỡng tình yêu thương con người.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Kiểm tra tự luận.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
7A2 : 7A3: 7A7:
4.2) Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
4.3) Bài mới:
GV ghi đề lên bảng HS làm bài.
* Cho HS xác định yêu cầu của đề bài:
Cảm nghĩ về thầy giáo, cô giáo em yêu mến.
* Yêu cầu cụ thể:Ý cơ bản.
MB: Giới thiệu khái quát về thầy, cô và tình cảm bắt nguồn của mình.
TB: Phân tích cảm nghĩ chung.
Miêu tả những nét tiêu biểu -> bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ.
Kể lại vài nét đặc điểm, thói quen, tính tình, phẩm chất.
Gợi lại những kỉ niệm.
Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của bản thân về mối quan hệ giữa em và thầy, cô.
KB: Khẳng định cảm nghĩ.
* Biểu điểm:
9,10: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
7,8: Đảm bảo các yêu cầu, bố cục rõ ràng.
5,6: Đạt 2/3 yêu cầu, không quá 2 lỗi diễn đạt.
3,4: Đạt 1/3 yêu cầu, không quá 4 lỗi diễn đạt.
1,2: Diễn đạt chung chung không đạt yêu cầu.
Đề bài : Cảm nghĩ về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu mến.
4.4) Củng cố, luyện tập:
- Nhận xét cách làm bài của HS.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Nhắc lại cách tạo lập văn bản.
Lập lại dàn ý cho đề bài, xem lại cách viết bài.
Soạn bài : Tiếng gà trưa.
+ Đọc văn bản, tác giả, tác phẩm.
+ Bài thơ đã biểu hiện tình cảm gì của tác giả?
+ Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình bà cháu?
+ Nghệ thuật được sử dụng trong thơ? Tác dụng?
5. Rút kinh nghiệm:
Duyệt giáo án
Ngày tháng năm 2007
Tổ trưởng
Trần Thị Aùnh Tuyết
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 13.doc