Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Trịnh Đình Vinh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật sự kiện,cốt truyện ở tác phẩm “ Em bé thông minh”

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật trong truyện đã trải qua

 - Tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.

 3. Thái độ:

Giáo dục HS học tập để có sự hiểu biết và coi trọng trí khôn dân gian.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Những thử thách mà nhân vật trong truyện đã trải qua

 - Tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Tài liệu tham khảo, Tranh

HS: Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu soạn bài.

IV.TỔ CHỨC CAC1` HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

2. Kiểm tra miệng:

? Kể tóm tắt truyện “ Em bé thông minh”? (5đ)

? Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Của ai?(3đ)

 Soạn bài (2đ).

* Trả lời:

 Thử thách qua 4 lần

- Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan

 - Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng

- Lần 3: cũng là thử thách của vua

 - Lần 4: đáp lại câu đố của sứ thần nước ngoài.

 ( HS kể, GV nhận xét và ghi điểm)

3. Tiến trình bài học

* Giới thiệu bài

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Của ai? Qua những thử thách ấy em bé còn bộc lộ sự thông minh của mình như thế nào? Ta tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
can đảm, tính hồn nhiên của bé . *Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài . - Câu đố rất oái oăm . - Các đại thần đều lắc đầu . - Em bé dựa vào kinh nghiệm trong dân gian đơn giản, hiệu nghiệm. -> Em bé rất thông minh, hồn nhiên. GV: Lời giảng : Em bé rất thông minh biết dựa vào kinh nghiệm dân gian để giải đố . Em vừa thông minh vừa hồn nhiên đúng cách một đứa trẻ. ? Cách giải đố của em bé lý thú ở chỗ nào ? - Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông” - Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lý, phi lý của điều mà họ nói. - Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống. - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất, ngờ giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải. Hoạt động 2: 15p Hướng dẫn HS tổng kết ? Qua những thử thách chứng tỏ em bé là người như thế nào? - Em bé là người thông minh ? Nhân vật chính của truyện là ai ? - Em bé ? Qua nhân vật em bé, người xưa muốn đề cao điều gì ? - Đề cao trí thông minh. ? Em bé thông minh hơn những ai ? - Em bé thông minh hơn cha, thông minh hơn nhà vua và cả sứ thần nước ngoài. ? Hãy tìm đọc câu tục ngữ nói lên thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. - Con hơn cha là nhà có phúc. ? Mỗi lần giải đố, em bé đều tạo ra các tình huống bất ngờ, thú vị. Từ đó em hãy suy ra ý nghĩa của truyện. ? Đây là truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật nào ? Truyện có những ý nghĩa gì ? 3/. Những thử thách mà em bé vượt qua: - Lần 1: đố lại viên quan - Lần 2: để vua tự nói ra điều vô lý mà vua đã đố - Lần 3: cũng bằng cách đố lại - Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian 3. Tổng kết . a. Nghệ thuật: - Dùng câu đố để thử tài- để nhân vật bộc lộ tài năng. - Cách dẫn dắt sự việc tăng d ần tạo tiếng cười hài hước. b. Ý Nghĩa: Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm dân gian, tạo tiếng cười. * Ghi nhớ SGK / 74 4.Tổng kết - Truyện Em bé thông minh có ý nghĩa như thế nào ? * Trả lời: Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm dân gian, tạo tiếng cười. - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé ? ( HS tự bộc lộ suy nghĩ của mình) 5.. Hướng dẫn HS tự học: - Học nôi dung bài và ghi nhớ, đọc lại truyện. - Chuẩn bị: Ôn lại các văn bản đã học từ tuần 1, tiết 28 kiểm tra 1 tiết V. Rút kinh nghiệm CHỮA LỖI DÙNG TỪ(tt) Bài 7- Tiết 27 Tuần 7 Tiếng Việt I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận diện được các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2. Kỹ năng: - Nhận diện từ dùng không đúng nghĩa. - Dùng từ chính xác khi nói viết, tránh lỗi về nghĩa. 3. Thái độ: HS có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, và khi làm bài viết Tập làm văn. II.NỘI DUNG HỌC TẬP - Nhận diện được các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ. Học sinh: soạn bài theo yêu cầu. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và Kiểm diện. 2.. Kiểm tra miệng: ( Thông qua) 3. tiến trình bài học: * Giới thiệu bài: Trong Tiếng Việt, từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Vì vậy khi nói và viết, lỗi thường gặp là dùng từ chưa đúng nghĩa. Vậy bài học hôm nay các em sẽ hiểu được nguyên nhân mắc lỗi đó là gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Họat động 1: 20p Phát hiện và sửa lỗi dùng từ sai nghĩa GV gọi HS đọc câu 1 SGK, GV treo bảng phụ a/ Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b/ Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. c/ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan của nát của những người nông dân. ? Gạch dưới các từ dùng sai nghĩa trong ba câu a, b, c " HS thực hiện ? Hãy giải thích nghĩa của các từ đã dùng sai. - yếu điểm: điểm quan trọng - đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn - chứng thực: xác nhận là đúng sự thật. ? Tại sao lại mắc lỗi như vậy ? - Dùng từ sai vì không hiểu đúng nghĩa của từ. ? Sửa lại như thế nào ? " HS sửa lại ? Vậy làm thế nào để hiểu được đúng nghĩa của từ ? - Phải đọc sách báo, tra từ điển, có thói quen giải nghĩa của từ theo hai cách đã học. Nhược điểm: điểm yếu kém Bầu: tập thể đơn vị chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết. Chứng kiến: tận mắt nhìn thấy một sự việc nào đó đang xảy ra. Họat động 2: 16p Hướng dẫn luyện tập HS đọc bài tập 1 GV gọi 5 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét – sửa chữa. HS đọc bài tập 2 GV gọi 3 HS đứng tại chỗ làm HS đọc bài tập 3 * Bộ phận (cụ thể là tay, chân) của con người thường có sự tương ứng với các hành động như sau: - Tống = tay, tương ứng với một cú đấm - Tung = chân, tương ứng với một cú đá I. Dùng từ không đúng nghĩa: 1/ Từ dùng sai: a. yếu điểm b. đề bạt c. chứng thực 2/ Sửa lại: a. Thay yếu điểm = nhược điểm b. Thay đề bạt = bầu c. Thay chứng thực = chứng kiến II. Luyện tập: 1/. Chọn cách kết hợp đúng: - bản (tuyên ngôn) - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thủy mặc - (nói năng) tùy tiện 2/. Chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. khinh khỉnh b. khẩn trương c. băn khoăn 3/. Chữa lỗi dùng từ: a. Thay từ đá = cú đấm, giữ nguyên từ tống Hoặc tống = tung, giữ nguyên cú đá b. Thay thực thà = thành khẩn c. Thay tinh tú = tinh túy Hoặc cái tinh tú = tinh hoa 4.Tổng kết: Gạch chân từ dùng không đúng trong câu văn sau: Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kỳ ngủ đông dài dằng dẵng Từ cần dùng là: đằng đẵng 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Xem lại phần bài tập. - Chuẩn bị: Danh từ + Đặc điểm của danh từ + Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KIỂM TRA VĂN Bài 7 - Tiết 28 Tuần 7: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung các truyện cổ tích, truyền thuyết - Hiểu được ý nghĩa của các thể loại truyện đã học. 2. Kĩ năng: - Viết bài 3. Thái độ: HS làm bài nghiêm túc II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Viết bài III.CHUẨN BỊ: .Giáo viên: Soạn đề và đáp án . Học sinh: Ôn lại các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học IV/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và Kiểm diện. 2. Kiểm tra miệng: Không 3.. Bài mới: GV phát đề cho học sinh. HS đọc kỹ đề và làm A. Ma trận: CHỦ ĐỀ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Thể loại C1 0,5đ C7 2đ 2 2,5đ Nghệ thuật C6 0,5đ C2, 0,5đ C8 2đ 3 3đ Nội dung C3,5 1đ C4 0,5đ C9 3đ 4 4,5đ Tổng 3 2đ 2 1đ 1 2đ 2 5đ 9 10đ B. Đề bài: I/ Trắc nghiệm (3 đ) Câu 1: Truyền thuyết là gì? A/ Những câu chuyện hoang đường. B/ Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc. C/ Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D/ Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. Câu 2: Hoàn thành khái niệm sau: Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết..nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện., thống nhất cộng đồng của người Việt. Câu 3: Ý kiến sau đây đúng hay sai? “Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp, đề cao lao động nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.” A/ Đúng B/ Sai Câu 4: Văn bản “Sự tích hồ Gươm” liên quan đến sự kiện lich sử nào? A. Phong tục làm bánh chưng bánh dày. B. Vua Hùng dựng nước. C. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. D. Cuộc kháng chiến chống giặc Ân. Câu 5. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. A Nối B 1 Con rồng cháu tiên a Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánhdày 2 Bánh chưng bánh dày b Giải thích di tích làng Gióng 3 Sự tích hồ Gươm c Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi 4 Thánh Gióng d Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm. Câu 6: Đâu là chi tiết thần kì trong văn bản “Thạch Sanh”. A. Niêu cơm. B. Tiếng đàn. C. Thạch Sanh biết mọi phép thần thông. D. Cả A, B, C. II/ Tự luận (7đ) Câu 7: Nêu khái niệm về truyện cổ tích? Câu 8: Nêu nghệ thuật nổi bật của truyện “Em bé thông minh”? Nghệ thuật đó có vai trò gì trong việc thể hiện tính các nhân vật? Câu 9. Nêu những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua. Qua những thử thách phẩm chất nào đáng quý được thể hiện?(3đ) C. Đáp án: I/ Trắc nghiệm (3đ) * Lưu ý mỗi đáp án đúng đạt 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B Tưởng tượng kì ảo; đoàn kết A C 1-c; 2-a; 3-d; 4-b. D II/ Tự luận (7đ) Câu 7: (2đ) - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh; Nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; Nhân vật dũng sĩ; Nhân vật có tà năng kì lạ; Nhân vật là động vật. Câu 8. (2đ) - Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc: Qua hình thức câu đố. (1đ) - Tác dụng: + Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian. + Tạo nên tiếng cười mua vui. (1đ) Câu 9: (3đ) - Những thử thách đối với Thạch Sanh. (1đ) + Diệt Chằn tinh, đại bàng. + Bị Lí Thông mưu hại. + Bị hồn Chằn tinh, đại bàng báo thù. + Đối phó với 18 nước chư hầu. - Phẩm chất tốt đẹp. (2đ) + Sự thật thà chất phát. + Sự dũng cảm, tài năng. + Lòng nhân đạo và yêu hòa bình. 4. Tổng kết: Thu bài 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Chuẩn bị: Văn bản Cây bút thần + Đọc văn bản + Soạn bài theo câu hỏi Sgk trang 80 – 85 V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 7.doc