Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6 - Trịnh Đình Vinh

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu được sơ lược khái niệm Truyện cổ tích.

- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .

 - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .

 2. Kỹ năng:

 - Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .

 - Kể lại một câu chuyện cổ tích .

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS thái độ sống thật thà, biết ơn người đã giúp mình

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - ý nghĩa của yếu tố thần kì

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu, TKTL, soạn giáo án. Phương tiện: Tranh ảnh.

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.

2. Kiểm tra miệng

? Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh? (7đ)

 (HS kể)

* GV treo bảng phụ

? Tác giả đang kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? (3đ)

A. Thể hiện ước mơ về một sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.

B. Thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.

C. Thỏa mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.

D. Ca ngợi phẩm chất tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động.

3. Tiến trình bài học:

 * Giới thiệu bài:

Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những chiến công của Thạch Sanh và nhân vật Lí Thông.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Các lỗi dùng từ : lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm . - Cách sửa chữa các lỗi lặ từ, lẫn lộn những từ gần âm . 2. Kỹ năng: - Bước đầu có kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ . - Dùng từ chính xác khi nói, viết . 3. Thái độ: - HS có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Lổi lặp từ và những từ gần âm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phương tiện: bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số. 2. Kiểm tra miệng: ?Từ có mấy nghĩa ? Cho ví dụ. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? (4đ) ? Thông thường trong câu từ có bao nhiêu nghĩa? (4đ) * Trả lời: - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa Ví dụ: Từ mũi, xe đạp + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu. + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. (GV nhận xét và kiểm tra VBT của HS, ghi điểm.) 3..Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc đó là: lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 10p Phát hiện và sửa lỗi lặp từ GV gọi HS đọc câu 1 SGK ? Gạch chân những từ ngữ giống nhau trong những câu vừa đọc. " HS thực hiện ? Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b * Cùng là hiện tượng lặp nhưng có tác dụng khác nhau - Câu a phép lặp được dùng với mục đích tao ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình. - Câu b là lặp lỗi do diễn đạt kém. ? Hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ. b. - Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. - Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ không nhằm mục đích nào cả. Điều ấy sẽ dẫn đến cách diễn đạt lời văn lủng củng. Hoạt động 2: 10p Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm. HS đọc câu a, b mục II, GV treo bảng phụ a. Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tỉnh. b. Ông họa sĩ già nhấp nhái bộ ria mép quen thuộc. ? Trong các câu, những từ nào dùng không đúng ? ? Nguyên nhân mắc lỗi là gì ? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng ? - HS :Xác định- sửa chữa ? Giải thích nghĩa tham quan và mấp mái - Tham quan: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm. - Mấp mái: cữ động khẽ, liên tiếp. GV:Nhận xét cung cấp nghĩa các từ đó + Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ gần âm? GV giảng giải để HS hiểu về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của từ (1 từ) =>Từ những nguyên nhân trên theo em hướng khắc phục như thế nào? - GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm . * Từ có hai mặt: hình thức và nội dung. Hai mặt này luôn gắn với nhau, vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung - GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm . Hoạt động 3: 15p Hướng dẫn luyện tập HS đọc bài tập 1 và chỉ ra những từ trùng lặp GV hướng dẫn a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn Lan b. Bỏ: câu chuyện ấy Thay câu chuyện này bằng câu chuyện ấy Thay những nhân vật ấy bằng đại từ họ c. Bỏ: lớn lên (trùng nghĩa với trưởng thành) HS đọc bài tập 2 ? Thay từ dùng sai bằng từ khác và ch o biết nguyên nhân mắc lỗi. " HS thực hiện I. Lỗi lặp từ: * Ví dụ:SGK/68 a. Tre ( 7 lần ) ; giữ ( 4 lần ); anh hùng ( 4 lần ) -> Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa . b. Truyện dân gian ( 2 lần ) -> Cảm giác nặng nề, lủng củng => lỗi lặp . c. Sửa lỗi: Có 2 cách: + Bỏ ngữ: Truyện dân gian + Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. II. Lẫn lộn các từ gần âm: * Ví dụ SGK/68 - Từ dùng sai Sửa lại Thăm quan -> Tham quan Nhấp nháy -> Mấp máy + Nghĩa các từ: - Từ Tham quan: là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. - Từ mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp - Từ nhấp nháy: mở – tắt liên tiếp. à Nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục + Nguyên nhân: Vốn từ ngữ nghĩa Thiếu cân nhắc khi nói viết à Lỗi lặp từ Chưa nhớ rõ ngữ âm Chưa hiểu rõ ngữ nghĩa à Lỗi lẫn lộn các từ gần nghĩa. + Khắc phục - Để tránh lỗi lặp từ cần thường xuyên đọc sách báo thận trọng khi nói hoặc viết - Để tránh lẫn lộn từ gần âm cần phải hiểu, nhớ rõ ngữ nghĩa, ngữ âm của từ. III. Luyện tập: 1/. Lược bỏ từ ngữ lặp: a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. 2/. Thay từ dùng sai bằng từ khác: a. Thay linh động bằng sinh động b. Thay thủ tục bằng hủ tục c. Thay bàng quang bằng bàng quan * Nguyên nhân mắc lỗi: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. 4.Tổng kết Gạch chân những từ dùng không đúng trong các câu văn sau: a. Những yếu tố kỳ ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích. b. Đô vật là những con người có thân hình lực lượng * Đáp án: a. Thay tản mạn bằng lãng mạn b. Thay lực lượng bằng khỏe mạnh 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Xem lại phần bài học và bài tập. - Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) + Làm trước các bài tập SGK trang 75-76 V. RÚT KINH NGHIỆM: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 Bài 6 Tiết 24 Tập làm văn Tuần 6 I. MỤC TIÊU: 1 . Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình và biết cách sửa chữa. - Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn và bố cục một câu chuyện 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và sửa lỗi. 3. Thái độ: HS có ý thức làm bài tốt hơn ở các bài viết sau. II. NỘI DUNG HỌC TẬP - Lập lại dàn ý chi tiết của bài văn tự sự để hs tự thấy điểm đúng và sai qua bài làm III. CHUẨN BỊ: 1/. GV: Chấm bài, ghi nhận lỗi 2/. HS: Xây dựng dàn ý ở nhà IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số. 2. Kiểm tra miệng ? Văn tự sự chủ yếu kể về điều gì ? Kể như thế nào ? (6đ) ? Thế nào là câu chủ đề ? (4đ) * Trả lời: - Văn tự sự là văn chủ yếu kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể cáchành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. - Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, lám cho ý chính nổi lên. 3. Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài: Tuần 4 chúng ta đã có bài viết số 1 ở nhà về văn tự sự. Để giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm trong bài viết, chúng ta tiến hành trả bài viết và cũng qua tiết trả bài các em nắm vững hơn phương pháp làm bài văn tự sự. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 5p Nêu đề bài HS nhắc lại đề bài, GV ghi bảng Hoạt động 2: 7p Tìm hiểu đề ? Em hãy xác định yêu cầu của đề. - Kể chuyện một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Bằng lời văn của em Hoạt động 3: 15p Xây dựng dàn ý ? Mở bài em sẽ giới thiệu nhân vật nào, sự việc nào? ? Kể diễn biến sự việc ở phần thân bài như thế nào? " HS kể các sự việc ? Kết bài giới thiệu sự việc kết thúc như thế nào ? Hoạt động 4: 4p Nhận xét và sửa lỗi * Ưu điểm: Học sinh nắm được yêu cầu của đề, kể lại đầy đủ, chính xác nội dung của truyện, một số em bài làm có sáng tạo * Khuyết điểm: Các em quá bám sát văn bản sách giáo khoa, chưa dùng lời văn của mình để kể, kể quá sơ sài, sai lỗi chính tả quá nhiều. GV ghi từ sai lên bảng (một số lỗi điển hình) yêu cầu HS sửa lại cho đúng 1. Lỗi chính tả: 2. Lỗi dùng từ, viết câu: 3. Các lỗi khác: Mở bài không phù hợp, không đủ ý, không phân chia bố cục rõ ràng. Hoạt động 5: 5p Hướng khắc phục Cần kiểm tra lỗi chính tả cẩn thận trước khi nộp bài, nên làm nháp trước, sau đó mới viết vào giấy kiểm tra. Hoạt động 6: 5p Đọc bài văn hay Hoạt động 7: 4p Trả bài cho học sinh GV phát bài cho HS I. Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em biết bằng lời văn của em. II. Tìm hiểu đề: - Kể chuyện một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Bằng lời văn của em III. Dàn ý: 1. Mở bài: Trong kho tàng truyện truyền thuyết, cổ tích Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.Trong đó có một câu chuyện giải thích nhằm suy tôn nguồn gốc của người Việt Nam ta. Đó chính là câu chuyện "Con Rồng, cháu Tiên" - một câu chuyện mà em thích nhất. 2. Thân bài: - Giới thiệu về Lạc Long Quân: con trai thần Long Nữ, thần mình rồng, sống dưới nước,có sức khoẻ và nhiều phép lạ... - Giới thiệu về Âu Cơ: con của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần... - Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng... - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai... - Lạc Long Quân về thuỷ cung, Âu Cơ ở lại nuôi con một mình... - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng... - Con trưởng của Âu Cơ lên làm vua... giải thích nguồn gốc của người Việt Nam. 3. Kết bài. Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguồn gốc của người dân Việt Nam chúng ta - giòng giống Tiên, Rồng. IV. Nhận xét và sửa lỗi: 1/. Nhận xét: 2/. Sửa lỗi: V. Hướng khắc phục: VI. Đọc bài văn hay: VII. Trả bài cho học sinh: 4. Tổng kết Giáo viên nhắc lại phương pháp làm bài văn tự sự: đọc kỹ đề bài, tìm ý, lập dàn ý, viết thành bài văn, kiểm tra lại bài làm. 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Xem lại dàn ý. - Chuẩn bị: Luyện nói kể chuyện + Lập dàn bài cho một đề SGK trang 77 + Tập nói để luyện nói trên lớp 5/. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 6.doc