I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
.2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
HS có ý thức dùng từ phù hợp trong nói, viết.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: . Phương tiện: bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng
? Nghĩa của từ là gì? Cho VD (2đ)
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Ví dụ: Thuyền: phương tiện giao thông đường thủy.
2/. Có hai cách giải thích nghĩa của từ? Cho Vd (6 đ)
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: - Giếng: hố đào sâu vào lòng đất, để lấy nước.
- Dũng cảm: trái với hèn nhát
( GV nhận xét, kiểm tra VBT của HS và chấm điểm)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Khi mới xuất hiện từ thường dùng với một nghĩa nhất định. Khi xã hội phát triển --> nhận thức con người cũng phát triển, con người đã khám phá ra nhiều sự vật mới --> Nảy sinh ra nhiều khái niệm mới. Từ đó có hiện tượng chuyển nghĩa của từ Từ nhiều nghĩa
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 5 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển nghĩa của từ
? Tìm các mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân. Cho biết nghĩa đầu tiên cảu từ chân là nghĩa nào ?
- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
* GV: nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc, nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ.
? Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân mà em biết.
" HS nêu
- Chân : bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung.
- Chân: bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác.
" GV chốt: Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau, các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
? Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa ?
- Trong một câu cụ thể, một từ được dùng với một nghĩa.Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhất là trong các tác phẩm văn học người nói viết có ý dùng từ với một vài nghĩa khác nhau.
? Trong bài thơ Những cái chân , từ chân được dùng với những nghĩa nào.
Từ chân được dùng với nghĩa chuyển, nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ấy nhất định phải dựa vào nghĩa gốc.
? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?
Trong từ điển, nghĩa gốc bao giờ cũng được xếp ở vị trí số một.
Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghiã gốc nên được xếp sau nghĩa gốc.
? Em có biết vì sao lại có hiện tượng nhiều nghĩa này không?
* GV: Khi mới xuất hiện một từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định nhưng XH phát triển, nhận thức con người cũng phát triển, nhiều sự vật của hiện thực khách quan ra đời và được con người khám phá cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. để có tên gọi cho những sự vật mới đó con người có hai cách:
+ Tạo ra một từ mới để gọi sự vật
+ Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn (nghĩa chuyển)-sẽ học kĩ hơn ở lớp 9
? Chuyển nghĩa là hiện tượng như thế nào
? Từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào
? Thông thường trong câu từ có mấy nghĩa
HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập 10P
HS đọc các bài tập 1, 2, 3
GV cho các em thảo luận nhóm (5 phút)
- Nhóm 1: bài tập 1
- Nhóm 2: bài tập 2
- Nhóm 3,4: bài tập 3
Hết thời gian các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt
HS sửa vào tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
I. Từ nhiều nghĩa:
1/. Đọc bài thơ:
*Chân có các nghĩa:
(1): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
VD:Đau chân.
(2): Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. VD:Chân giường, chân đèn
(3): Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
VD:chân giường, chân núi
à từ chân là từ nhiều nghĩa.
* Ghi nhớ SGK/ 56
II. Hiện tượng chuyển mghĩa của từ:
1/. Chân: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
" Nghĩa chính
2/. Trong một câu cụ thể, một từ được dùng với một nghĩa
* Ghi nhớ SGK/ 56
III. Luyện tập:
1/. Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người có chuyển nghĩa:
a. Từ đầu: bộ phận cơ thể chứa não bộ, ở trên cùng
- đầu sông, đầu đường
- đầu mối, đầu đảng
b. Từ tay: bô phận hoạt động
- tay ghế, tay vịn cầu thang
- tay súng, tay cày
2/. Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người
- Lá " lá phổi, lá gan.
- Quả " quả tim, quả thận.
3/.
- Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: hộp sơn " sơn cửa, cái bào " bào gỗ
- Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang bó lúa gánh ba bó lúa, cuộn bức tranh ba cuộn giấy
Bài 4:
a. Tác giả nêu hai nghĩa của từ :bụng" còn thiếu một nghĩa nữa: phần phình to ở giữa của một số sự vật.
b. Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bung:
- ấm bụng: nghĩa 1
- Tốt bụng: nghĩa 2
- Bụng chân: nghĩa 3
4. Tổng kết
? Khoanh tròn vào nhận xét mà em cho là đúng?
A. Tất cả các từ Tiếng Việt chỉ có một nghĩa.
B. Tất cả các từ Tiếng Việt đều có nhiều nghĩa.
C. Có từ chỉ có một nghĩa nhưng lại có từ có nhiều nghĩa.
? Chuyển nghĩa là gì? Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào?
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
* Để khẳng định hoặc phủ định ý kiến sau, em ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông.
Từ nhiều nghĩa có nghĩa đen, nghĩa xuất hiện từ đầu, nghĩa bóng, nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc. 1
5. Hướng dẫn tự học
- Học ghi nhớ, làm bài tập 4 SGK/ 57
- Chuẩn bị: “ Lời văn, đoạn văn tự sự”: Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Lời văn giới thiệu nhân vật.
+ Lời văn kể sự việc.
+ Đoạn văn.
V. Rút kinh nghiệm
LÔØI VAÊN, ÑOAÏN VAÊN TÖÏ SÖÏ
Bài 5
Tiết 20
Tuần 5
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Nắm được hình thức lời văn, kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
2. Kỹ năng:
Bước đầu rèn kỹ năng viết câu, dựng đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
HS có ý thức xây dựng đoạn văn tự sự khi làm bài viết.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Kỹ năng dựng đoạn văn tự sự
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng
? Nêu rõ các bước trong cách làm một bài văn tự sự? (8đ)
Trả lời:
-Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
-Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
-Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dỏi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
-Cuối cùng phải viết thành bài văn theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
3. Tiến trình bài học :
* Giới thiệu bài:
Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài, bài này lưu ý chúng ta về hành văn: lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc. Trong bài có chọn những đoạn văn tiêu biểu để chúng ta quan sát được trật tự và liên kết bên trong đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1: Lời văn giới thiệu nhân vật 10p
HS đọc đoạn văn SGK trang 58
? Đoạn 1 và 2 giới thiệu những nhân vật nào ?
" HS trả lời: Hùng Vương thứ 18, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
? Giới thiệu sự việc gì
- Hùng Vương muốn kén rể " hai thần đến cầu hôn Mỵ Nương.
? Mục đích giới thiệu để làm gì
- Giới thiệu để mở truyện, để chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện.
? Thứ tự các câu trong đoạn văn như thế nào ? Có thể đảo lộn được không ?
* Đoạn 1:
- Câu 1: Giới thiệu Hùng Vương và con gái Mỵ Nương. (nhân vật)
- Câu 2: Vua muốn kén rể xứng đáng (khả năng sự việc)
* Đoạn 2:
- Câu 1: Giới thiệu tiếp nối hai nhân vật chưa rõ tên
- Câu 2, 3: Giới thiệu cụ thể hơn về Sơn Tinh.
- Câu 4, 5: Giới thiệu cụ thể hơn về Thủy Tinh.
- Câu 6: Nhận xét chung về cả hai chàng.
GV nói chậm: Kiểu câu giới thiệu nhân vật thường theo kiểu C có V, có V, người ta gọi chàng là
HS đọc đoạn 3 SGK trang 59
HĐ 2: Lời văn kể sự việc 10p
? Các nhân vật có những hành động gì
" HS trả lời
- Thủy Tinh đến muộn không lấy được vợ, đem quân đuổi theo vợ chồng Sơn Tinh.
- Hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước đánh, nước ngập, nước dâng,
? Các hành động được kể theo thứ tự nào
- Thứ tự trước sau – nguyên nhân – kết quả, thời gian
" Hành động ấy mang lại kết quả: lụt lớn, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
? Kời kể trùng điệp gây ấn tượng gì cho người đọc ?
- Đoạn văn đầy hành động, mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng mau lẹ.
HS đọc ghi nhớ 1
HĐ 3: Đoạn văn 10p
HS đọc lại ba đoạn văn
? Nêu ý chính của từng đoạn. Câu quan trọng nhất của từng đoạn, gạch dưới ?
" HS thực hiện
? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề.
- Vì nó biểu đạt ý chính của đoạn.
? Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào ? Chỉ ra ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính ?
- Để biểu đạt ý Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến trận đánh.
- Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ, câu sau tiếp câu trước hoặc làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả hành động.
- Các câu trong đoạn văn không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý chính của đoạn.
? Vậy ý chính của đoạn văn được biểu đạt như thế nào ?
HS đọc ý 2 ghi nhớ và đọc toàn bộ ghi nhớ
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập 10p
HS đọc bài tập 1
? Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì. Gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào ?
HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu và đứng tại chỗ trả lời.
HS đọc bài tập 3, làm vào nháp và trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa
I. Lời văn, đoạn văn tự sự:
1/. Lời văn giới thiệu nhân vật:
* Kể về người là giới thiệu tên nhân vật, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ, lời nói,
2/. Lời văn kể sự việc:
* Kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả của hành động,
3/. Đoạn văn
- Mỗi đoạn văn có thể có từ 2 câu trở lên nhưng chỉ diễn đạt một ý chính.
- Các câu trong đoạn văn không rời rạc mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau để làm nổi bật ý chính của đoạn.
* Ghi nhớ SGK/ 59
II. Luyện tập:
1/. Ý chính của từng đoạn văn
a. Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông
* Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi
b. Thái độ của các cô con gái phú ông đối với Sọ Dừa.
* Câu chủ đề: Câu 2
c. Tính nết cô Dần
* Câu chủ đề: Câu 2
2/. Cho biết các câu văn đúng, sai:
- Câu b đúng vì mạch lạc
- Câu a sai vì các ý không theo trật tự lô gic.
3/. Viết câu văn giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
4. Tổng kết
- Văn tự sự kể về ai ? Kể về điều gì ?
- Thế nào là câu chủ đề của đoạn văn ?
* Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn ?
a. Làm ý chính nổi bật c. Là ý chính
b. Dẫn đến ý chính d. Giải thích cho ý chính
Đáp án c
5. Hướng dẫn HS tự học :
-Học thuộc nội dung bài
-Xem lại các bài tập
-Làm BT4.
- Chuẩn bị bài “ Thạch Sanh”
+ Đọc bài và tóm tắt văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 5.doc