Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

1.MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: Giúp HS hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện và kí trong loại hình tự sự : nhớ được nội dung cơ ban và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí hiện đại đã học

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp khi chuẩn bị và học tập bài ôn tập.

c) Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương, thiên nhiên.

2.CHUẨN BỊ:

- GV : Giáo án , SGK, bảng phụ.

- HS : vở , SGK, vở BT.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.

4. TIẾN TÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà.

1. Tóm tắt văn bản Bức thư của thử lĩnh da đỏ? (7đ)

=> Đất đai cùng với moi vật liên quan với nó: bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật, là thiêng liêng đối với người da đỏ , là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu ngừơi da đỏ buộc phải bán đất cho người da trắng thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. “Đất là mẹ” của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân những ....[...] đã đến (.) Những buổi chiều ...toả khói (.) Những ngày ..trắng xoá (.) Có những ...lau sậy (.) Bài tập 2 : Bạn đã đến thăm động phong Nha chưa ? ( Đúng) Chưa ? (Sai – Đây là câu trần thuật – thay bằng dấu (.) Thế còn bạn đến chưa ? (Đúng) ...Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? ( Sai – đầy là câu trần thuật – thay bằng dấu (.) Bài tập 3: a) Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta! b) Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi. c) Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. Bài tập 4: Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì (?) - Lạy chi em có nói gì đâu (!) Rồi Dế Choắt lủi vào (.) - Chối hả (?) Chối này (!) Chối này (!) Mỗi câu “chối này” chị cốc lại giáng một mỏ xuống (.) Bài tập 5: Chính tả Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Từ Đối với đồng bào tôi ....kí ức của người da đỏ. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài: Học thuộc ghi nhớ, chú ý đặt dấu cho phù hợp, làm hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị : Ôn tập về dấu câu (TT) + Công dụng của dấu phẩy. + Chữa một số lỗi thường gặp. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết : 128 Ngày dạy: 26/4/2010 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy) 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp HS nắm được công dụng của dấu phẩy. b) Kĩ năng: Rèn HS biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết. c) Thái độ: HS ý thứ trong việc dùng các dấu phảy. 2. CHUẨN BỊ: -GV : Giáo án , SGK, BP. - HS : Vở, vở bài tập, SGK, BP. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Quy nạp, thảo luận nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu công dụng của các dấu câu : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu than. (7đ) - Câu trần thuật (. ) - Câu hỏi (?) - Câu cảm thán, câu cầu khiến (!) ? Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặt đơn ? (3 đ) A – Bé đi học về ( ) B – A ! Bé đã đi học về ( ) C – Bé đi học về chưa ( ) D – Bé đi học về rồi à ( ) => A – Bé đi học về ( . ) B – A ! Bé đã đi học về ( ! ) C – Bé đi học về chưa ( ? ) D – Bé đi học về rồi à ( ?) 2. Viết đoạn văn miêu tả hình dáng của mẹ em ? (10 đ) HS tự viết GV nhận xét sửa chữa. 3. Các dấu chấm, chấm hỏi, và chấm than đã đựơc đặt không đúng chỗ. Em hãy đặt lại cho hợp lí: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ? ( )Tôi hối lắm . ( )Tôi hối hận lắm .( ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cyuồng dai dột của tôi! ( ) Tôi biết làm thế nào bây giờ .( )” => “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này (! )Tôi hối lắm (! )Tôi hối hận lắm (! ) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dai dột của tôi ( .) Tôi biết làm thế nào bây giờ (? )” 4.3. Giảng bài mới : Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập về dấu câu . Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu công dụng của dấu phẩy. @ HS đọc ví dụ. ? Hãy xác định các thành phần chính và thành phần phụ trong các ví dụ? 8 a) Vừa lúc đó, sứ giả / đem ngựa sắt, roi sắt , áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ. ( Theo Thánh Gióng) b) Suốt một đời người , từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay , tre / với mình sống chết có nhau , chung thuỷ. (Theo Thép Mới) c) Nước / bị cả văng bọt tứ tung , thuyền/ vùng vằng cứ chực trụt xuống. (Theo Võ Quảng) ? Trong các câu vừa xác định, hãy chỉ ra các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp (làm vị ngữ, hoặc bổ ngữ); một từ ngữ với bộ phận chú thích; các vế của một câu ghép? 8* Câu a: câu thứ nhất: Dùng dấu phẩy tách thành phần trạng ngữ với CN – VN; tách các từ ngữ có cùng chức vụ làm bổ ngữ cho động từ đem: ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt. Câu thứ hai: tách các từ ngữ cùng giữ chức vụ VN cho CN chú bé: vùng dậy, vươn vai, bỗng biến thành. * Câu b: cụm từ : từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay chú thích cho trạng ngữ suốt một đời người; và tách thành phần TN với CN – VN, tách các từ cùng làm BN cho cụm động từ sống chết: có nhau, chung thuỷ. * Câu c: Dùng dấu phẩy tách các vế trong một câu ghép. ? Vậy để phân biệt các bộ phận trên, giữa các ranh giới ta phải dùng dấu câu nào để ngăn cách? 8 - Giữa các thành phần phụ của câu với CN – VN. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. - Giữa mộ từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế trong một câu ghép. à Ta dùng dấu phẩy để đánh dấu ranh giới. ? Vậy dấu phẩy được dùng trong những trường hợp nào? ? Dấu chấm được dùng trong trường hợp nào? 8Đặt ở cuối câu có đủ CN – VN và giữa hai câu không liên quan chặt chẽ với nhau. @ HS đọc ghi nhớ SGK/ 158. Hoạt động 2: HDHS chữa một số lỗi thường gặp. @ HS đọc ví dụ ghi ra BP. ? Hãy đặt dấu phẩy cho đúng chỗ? Và nêu công dụng của chúng? 8 a) Chào mào , sáo sậu , sáo đen, ...Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về , lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau , trò chuyện , trêu ghẹo và tranh cãi nhau , ồân ào mà vui không thể tửơng được. ( Theo Vũ Tú Nam) Ÿ Câu 1 : ngăn cách các từ cùng làm CN. Ÿ Câu 2,3 : ngăn cách các từ cùng làm VN. b) Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lávàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông , chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. ( Ma Văn Kháng) Ÿ Câu 1 : tách thành phần TN với CN – VN. Ÿ Câu 2 : cách giữa các vế trong câu ghép. 4.4: Củng cố và luyện tập: Hoạt động 3: HDHS thảo luận nhóm à các nhóm trao đổi thảo luận à cử đại diện trình bày. BT1 Đặt dấu phẩy vàovị trí thích hợp. BT 2 Điền thêm CN để tạo thành câu hoàn chỉnh. BT 3 Viết thêm VN để tạo thàh câu hoàn chỉnh. BT4 Cách dùng dấu phẩ của tác giả trong câu tạo ra nhịp điệu như thế nào trong câu văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì? I. Công dụng: * Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới: - Giữa các thành phần phụ của câu với CN – VN. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. - Giữa mộ từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế trong một câu ghép. * Ghi nhớ : SGK/158 II. Chữa một số lỗi thường gặp: III. Luyện tập: Bài tập 1: a) Từ xưa đến nay , Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước , sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. b) Buổi sáng , sương muối phủ trắng cành cây , bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi , thung lũng , làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất , tràn vào trong nhà , quấn lấy người đi đường. ( Theo tập đọc lớp 5, 1980) Bài tập 2: a) Vào giờ tan tầm, xe ô tô , xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố. b) Trong vườn, hoa lay ơn, hoa cúc, hoa thược dược,hoa hồng đua nhau nở rộ. c) Dọc theo bờ sông, những vườn ổi,vườn nhãn, vườn mít xum xuê, trĩu quả. Bài tập 3: a) Những chú bói cá thu mình trên cành cây, lim dim đôi mắt, rụt cổ lại. b) Mỗi dịp về quê, tôi đều đến thăm ngôi trường cũ, thăm thầy,cô giáo cũ của tôi.(thăm trường cũ, ngắm lại cây bàng của tuổi thơ.) c) Lá cọ dài, thẳng, xoè cánh quạt. d) Dòng sông quê tôi xanh biếc ,hiền hoà (trong xanh, hiền hoà.) Bài tập 4: @Cách dùng dấu phẩy của tác giả nhằm mục đích tu từ tạo nhịp điệâu cho câu, nhấn mạnh nội dung truyền đạt. Nhờ hai dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả đựơc nhịp quay đều đặn, chậm rãi nhẫn nại của chiếc cối xay. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài : Xem các bài đã học chuẩn bị thi học kì Chuẩn bị :học thuộc các ghi nhớ xem nhận diện VD trong bài học 5. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 33 On tap.doc