I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Khái niện nghĩa của từ .
- Cách giải thích nghĩa của từ .
2. Kỹ năng:
- Giải thích nghĩa của từ .
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết .
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ .
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức dùng từ đúng nghĩa, phù hợp trong nói, viết.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
Cách giải thích nghĩa của từ
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:. Phương tiện: bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. .
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng
1/. Từ thuần Việt, từ mượn là gì? (3đ)
2/. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là mượn của tiếng nước nào? Cách viết các từ mượn như thế nào? (3đ)
3/. Cho biết nguyên tắc mượn từ. Cho VD? (4đ)
Trả lời:
1/. Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
2/. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là mượn của tiếng Hán.
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Các từ mượn chưa được Việt hóa thì viết phải dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
3/. Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
VD: Nhi đồng đang vui đùa ngoài sân. -> Trẻ em
3. Tiến trình bài học
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu về tính đa nghĩa của từ và tầm quan trọng của việc dùng từ đúng nghĩa -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 3 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị;
d. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Trả lời: Câu c
5. Hướng dẫn học tập
- Học ghi nhớ, làm bài 3 SGK/36
-Chuẩn bị soạn bài : “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”, chú ý:
+ Đọc 7 sự việc và trả lời các câu hỏi phía dưới .
+ Thực hiện theo yêu cầu a,b của mục 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Bài 3
Tiết 11
Tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp HS:
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2/. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3/. Thái độ:
HS biết nhận diện nhân vật và sự việc khi đọc hay kể một câu chuyện.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
Mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2 Kiểm tra miệng:
- Tự sự là gì?
- Ý nghĩa của phương thức tự sự ? Kiểm tra bài tập 5
Trả lời:
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. (GV kiểm tra bài tập 5, và nhận xét chấm điểm)
3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài: Ở bài trước, ta thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật – hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.
Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 30p
Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
GV cho HS đọc câu 1a SGK/37
HS đọc câu 1a SGK/37
GV treo bảng phụ
(1). Vua Hùng kén rể.
(2). Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3). Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4). Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5). Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6). Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7). Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua
HS quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi
? Trong 7 sự việc trên, em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc.
Sự việc khởi đầu (1)
Sự việc phát triển (2), (3), (4)
Sự việc cao trào (5), (6)
Sự việc kết thúc (7)
? Cho biết mối quan hệ nhân quả giữa chúng
Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước
? Các sự việc này có thể bỏ bớt sự việc nào không? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không?
HS trả lời, GV chốt lại và ghi bảng
? Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần
HS trả lời
GV cho HS đọc câu 1b SGK/37
HS đọc câu 1b SGK/37
? Chỉ ra 6 yếu tố cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự
1. Ai làm (nhân vật)
2. Xảy ra ở đâu (không gian, địa điểm)
3. Xảy ra lúc nào (thời gian)
4. Vì sao lại xảy ra (nguyên nhân)
5. Xảy ra như thế nào (diễn biến)
6. Kết quả ra sao
? Hãy chỉ ra 6 yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
HS chỉ ra, GV treo bảng phụ
1. Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. Ở Phong Châu, đất của vua Hùng
3. Xảy ra vào thời vua Hùng
4. Nguyên nhân: do sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh
5. Diễn biến: những trận đánh nhau hằng năm của hai thần
6. Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu, hằng năm, cuộc chiến của hai thần vẫn xảy ra.
? Có thể xóa thời gian, địa điểm trong truyện được không.
Không được vì nếu như vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn ý nghĩa truyền thuyết.
? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không
Cần thiết, vì như vậy mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh
- Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể cũng không được, vì không có lý do để hai thần thi tài.
- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý vì thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh, nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ.
GV cho HS đọc câu c
? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng
Gịng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến Vua Hùng, lễ vật có lợi cho Sơn Tinh.
? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì
Con người khắc phục, vượt qua lũ lụt.
- Không thể để choThủy Tinh chiến thắng, vì như thế nghĩa là con người thất bại.
- Không thể bỏ câu “Hằm nămThủy Tinh lại dâng nước ”, vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật thiên nhiên ở xứ này.
? Qua tìm hiểu, em thấy sự việc trong văn tự sự được kể như thế nào
HS đọc ý một ghi nhớ
Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1/. Sự việc trong văn tự sự:
a. Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa: sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
b. Không thể xóa bỏ thời gian, địa điểm, vì như vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn ý nghĩa truyền thuyết.
* Ghi nhớ ý1:( SGK/38)
4. Tổng kết
- Sự việc trong văn tự sự được kể như thế nào ?
* Đánh dấu Ï vào tên gọi sự việc trong văn tự sự mà em cho là không đúng.
Sự việc khởi đầu.
Sự việc phát triển.
Sự việc tái diễn.
Sự việc cao trào.
Sự việc kết thúc.
Trả lời: Sự việc tái diễn.
5. Hướng dẫn học tập:
- Học ghi nhớ ý 1 -
- Soạn bài “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK.:
+ Nhân vật trong văn tự sự.
+ Bài tập phần luyện tập
V.RÚT KINH NGHIỆM:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ(tt)
...........
Bài 3
Tiết 12
Tuần 3
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
.2 Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ:
HS biết nhận diện nhân vật và sự việc khi đọc hay kể một câu chuyện.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP
Thực hành các bài tập
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? (7đ)
* GV treo bảng phụ
- Hãy hoàn thiện nội dung cụ thể của các yếu tố sau trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh”?(3đ)
* Trả lời:
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện. Có nguyên nhân, diển biến, kết quả Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự diển biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Các yếu tố sau trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
A. nhân vật: (Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Nương)
B. Địa điểm:(Ở Phong Châu)
C. Thời gian: (Thời vua Hùng)
3. Tiến trình bài học :
* Giới thiệu bài:
Chúng ta vừa tìm hiểu sự việc trong văn tự sự, tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 20p
Tìm hiểu đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự
GV cho HS đọc câu 2a Sgk/38
HS đọc câu 2a Sgk/38
? Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai
? Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:
- Ai là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất ?
- Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ?
- Ai là nhân vật phụ ? (Nhân vật phụ có cần thiết không ?) Có thể bỏ được không ?
* Trả lời:
- Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Sơn Tinh.
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mỵ Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng họ lại rất cần thiết, nếu bỏ, câu chuyện sẽ chệch hướng hoặc đổ vở.
? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ?
? Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào ?
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: 15p
Hướng dẫn luyện tập
HS đọc bài tập 1
? Tìm trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cho biết các sự việc mà các nhân vật đã làm.
? Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể bỏ bớt nhân vật nào ? Vì sao ?
HS trả lời GV chốt, ghi bảng
2/. Nhân vật trong văn tự sự:
Nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
+ Gọi tên: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh , Mị Nương.
+ Có lai lịch: Mị Nương con gái vua Hùng.
+ Tính tình, tài năng: Mị Nương hiền hoà; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh : có tài lạ
+ Hình dáng, việc làm: Mị Nương đẹp như hoa, theo Sơn Tinh về núi; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, đánh nhau
Là kẻ thực hiện các sự việc được nói tới trong văn bản.
* Ghi nhớ ý2:(SGK / 38)
II. Luyện tập:
1. Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu bàn bạc, gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh.
- Sơn Tinh: đến cầu hôn, đem sính lễ, rước Mỵ nương về núi, đánh nhau với Thủy Tinh, bốc đồi, dưng thành lũy.
- Thủy Tinh: đến cầu hôn, đem sính lễ, đến muộn, đem quân đuổi theo, cướp Mỵ Nương, hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, sức kiệt đành rút quân.
a. Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Vua Hùng: Nhân vật phụ nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
- Mỵ Nương: Không thể thiếu, vì không có Mỵ Nương thì không có chuyện hai thần xung đột.
- Thủy Tinh: Nhân vật chính đối lập với Sơn Tinh, là hình ảnh thần thoại hóa sừc mạnh của bão lũ.
- Sơn Tinh: Nhân vật chính đối lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
4. Tổng kết
? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Nêu vai trò của nó?
? Sự việc và nhân vật có mối quan hệ như thế nào ?
? Trong văn tự sự nhân vật có liên quan như thế nào đến sự việc?
A. Liên quan nhiều
B. Liên quan nhiều hoặc ít
C. Liên quan ít
D. Không liên quan gì
5. Hướng dẫn học tập
- Học bài.
- Soạn bài “chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”: Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
+ Bài tập phần luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 3.doc