Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3

1.MỤC TIÊU :Giúp HS.

 a) .Kiến thức: Nắm được truyện, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng, khát vọng chế ngự được thiên tai của nhân dân ngày xưa.

 b) Kĩ năng: Rèn học sinh khả năng phát hiện ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, kể chuyện;

 c) Gíao dục (Thái độ): tinh thần tự hào dân tộc.

2. CHUẨN BỊ:

 - Gíao viên: Giáo án , sách giáo khoa, bảng phụ , tranh SGK /32

 - Học sinh: Vở, sách giáo khoa, vở bài tập.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Đọc văn bản, phát vấn, thảo luận nhóm.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øy dẫn đến Sơn Tinh thực hiện điều kiện sớm hơn nên lấy đực vợ , dẫn đến chuyện Thủy Tinh nổi giận đánh Sơn Tinh. Việc Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh dẫn đến hai bên giao tranh dữ dội . Việc giao tranh năn đó và các năm sau dẫn đến thất bại của Thuỷ Tinh. (?) Theo em các sự việc này có thể bỏ bớt hoặc đảo vị trí không? è Các sự việc được móc nối với nhau trong quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt một sự việc nào nếu cứ bỏ dù là một sự việc trong một hệ thống lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng và có thể bị phá vỡ? GV: giới thiệu cho học sinh 6 yếu tố trong văn tự sự : Do ai làm , việc xãy ra ở đâu , lúc nào , nguyên nhân , diễn biến kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể. (?) Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trong truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ? Truyện do ai làm : do Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng làm Việc xãy ra ở đâu : ở miền Bắc nước ta. Việc xãy ra lúc nào : thời Hùng Vương thứ 18 Nguyên nhân: do vua Hùng kén rẽ và Sơn Tình được vợ Diễn biến : vua kén rễ – Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng cầu hôn – vua ra điều kiện chọn rễ – Sơn Tinh đến sớm được vợ – Thuỷ Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh – Hai bên giao tranh . Thuỷ Tinh thua cuộc . (?) Theo em có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không, vì sao? => Không, vì nếu như vậy câu truyện trở nên mơ hồ câu truyện sẽ thiếu cụ thể , mất đi tính lịch sử , không còn mang ý nghĩa truyền thuyết. (?) Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc Vua Hùng ra điều kiện kén rễ có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí không? lí ấy ở nhữngsự việc nào? => Giới thiệu tài năng của Sơn Tinh là rất cần thiết vì đó là điều kiện có thể đánh thắng Thủy Tinh. Nếu bỏ sự việc Vua Hùng ra điều kiện kén rễ cũng không được vì không có lí do để hai thần thi tài. Thủy Tinh nổi giận không có lí vì vua đã ra điều kiện trước , ai làm đúng với điều kiện đó thì sẽ được kén làm rễ vua Hùng và Sơn Tinh đến sớm được vợ là phải , Thuỷ Tinh đến chậm không đúng với điều kiện nên không được vợ là đúng. (?) Cho biết thiện cảm nào đối với Sơn Tinh của người kể và Vua Hùng? => Giọng kể trang trọng và thành kính khi nhắc đến Sơn Tinh và Vua Hùng. Điều kiện kén rễ có lợi cho Sơn Tinh và bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của Vua Hùng. (?) Em hãy cho biết Sơn Tinh thắng Thủy Tinh mấy lần? Việc này có ý nghĩa gì? => Thắng nhiều lần khẳng định sức mạnh của Sơn Tinh hơn hẳng Thuỷ Tinh à điều này có ý nghĩa con người khắc phục vượt qua lũõ đắp đê thắng lợi. Không để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì như thế con người thất bại, bị tiêu diệt làm sao có sự sống.. (?)Có thể xóa bỏ sự việc “ Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh” được không ? Tại sao? =>Không, vì đó là hiện tượng hằng năm xảy ra ở nước ta. Đó là qui luật thiên nhiên (?) Qua VD tr6en cho biết sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? => Sự việc trong văn tự sự trình bày cụ thể về : thời gian, địa điểm , nhân vật, diễn biến, kết quả. Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt. Hoạt động 3: Học sinh xác định nhân vật. + Nhân vật trong văn tự sự là kẻ vừa thực hiện sự việc, vừa được nói tới, biểu dương hay lên án. (?) Kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh => Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Lạc Hầu (?) Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất? => Sơn Tinh – Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất , được nói nhiều. (?) Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không? è Vua Hùng – Mị Nương – Các lạc hầu là nhân vật phụ . Không thể bỏ, nếu bỏ câu chuỵên có nguy cơ bị chệch hướng, bị đổ vỡ. (?) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? => Được gọi tên – đặt tên. Được giơiù thiệu lai lịch, tính tình, tài năng Được kể về việc làm, hành động lời nói, ý nghĩ. ( học sinh sẽ điền vào bảng thống kê). (?) Tìm và phân tích các điểm trên trong Sơn Tinh, Thủy Tinh điền vào bảng thống kê? è Gíao viên treo bảng thống kêhọc sinh điền: Nhân vật Tên gọi Lai lịch Chân dung Tài năng Việc làm Vua Hùng Vua Hùng Thứ 18ù Muốn kén rễ tài ba Sơn Tinh Sơn Tinh Núi Tản Viên Có tài lạ: Vẫy tay nổi cồn bãi Biểu diễn phép lạ, đến sớm cưới được vợ, đánh thắng Thủy Tinh Thủy Tinh Thủy Tinh Miền Biển Gọi gió, hô mưa Trổ tài, phép, đến chậm, đánh Sơn Tinh thua, Hằng năm trả thù Mị Nương Mị Nương Đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (?) Nhân vật trong văn tự sự được giới thiệu như thế nào? + Học sinh đọc, trình bày cách hiểu mục ghi nhớ SGK/48 + GV gọi học sinh đọc ghi nhớ? Tiết 2: Hoạt động 5:Giáo viên cho các nhóm thảo luận => Cử đại diện trình bày. @Các việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh . @ Vai trò, ý nghĩa các nhân vật. @ Tóm tắt truyện @ Vì sao tên truyện gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh.(?) Nếu đổi bắng các tên sau có được không? Vua Hùng kén rễ Truyện vua Hùng , Mị Nương , Sơn Tinh và Thuỷ Tinh Bài ca chiến công của Sơn Tinh @ Cho nhan đề một lần không vâng lới, giáo viên có thể nhận định Học sinh phát biểu I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: 1) Sự việc trong văn tự sự. - Sự việc trong văn tự sự trình bày cụ thể về : thời gian, địa điểm , nhân vật, diễn biến, kết quả. Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt. 2. Nhân vật trong văn tự sự. - Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện các mặt: tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng... + Ghi nhớ ( SGK/38) II.Luyện tập: 1) Vua hùng: kén rễ, chọn Sơn Tinh, gả Mị Nương. - Mị Nương con Vua đi lấy chồng. -Sơn Tinh: trổ tài, mang lễ vật trước lấy được vợ, dâng núi chống lại Thủy Tinh và thắng - Thủy Tinh : biểu diễn nhiều phép lạ, mang lễ vật tới sau không cưới được vợ, dâng nước đánh Sơn Tinh , hằng năm dâng nước đánh vẫn không thắng. a) Sơn Tinh: tượng trưng cho ý chí khát vọng và sức mạnh của nhạn dân chiến thắng thiên tai. Thủy Tinh: tượng trưng cho lũ hằng năm. Vua Hùng: là nguyên nhân dẫn đến sự đánh nhau. Mị Nương: Là nguyên nhân dẫn đến mối hận thù của Thủy Tinh. b) Vua Hùng Thứ 18 có cô con gái tên là Mị Nương – muốn kén rễ – Hai thần đến cầu hôn. Cả hai có tài. Vua Hùng ra điều kiện, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được vợ. Thủy Tinh đến sau, tức giận đuổi theo cướp Mị Nương. Cả hai đánh nhau dữ dội. Thuỷ Tinh thua phải rút quân về. Hằng năm vẫn làm mưa gió, bão lũ đánh Sơn Tinh. c) .Vì,hai thần là nhân vật chính, mục đích nổi bật nhân vật chính. - Gọi là vua Hùng kén rễ chưa được vì tên chưa nói rõ nội dung chính của câu chuyện. Vua Hùng chỉ là nhân vật phụ. - Gọi là chuyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh chưa được: quá dài dòng ( thừa) là mờ nhạt hình ảnh hai nhân vật chính. - Gọi là bài ca chiến công của Sơn Tinh làm mớ nhạt nhân vật chính Thủy Tinh. 2) - Kể về một việc gì?( có thể không: vâng lời mẹ). - Diễn biến? Chuyện xảy ra bao giờ?( chiều thứ 7, chủ nhật) - Ở đâu: - ( trường, nhà) Nguyên nhân nào? Kết quả?( Không vâng lời mẹ, cứ đi tắm xong, bị chuột rút, bị cảm, phải nghỉ học, hối hận...) - Nhân vật chính là ai? ( Bản thân em hay đặt tên khác) 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? => Trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong những thời gian, địa điểm cụ thể thực hiện nguyên nhân, diễn biến , kết quả ý nghĩa...Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trình tự, diễn biến ra sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt. (?) Nhân vật trong văn tự sự được giới thiệu như thế nào? => - Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện các mặt: tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng... 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập vào vở bài tập. - Chuẩn bị: Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự( xem nội dung dự kiến câu trả lời vào thảo luận) 5. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc