Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện. Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

b) Kĩ năng: Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở khái niệm phó từ và cách sử dụng phó từ trong văn kể chuyện với phân môn tập làm văn ở cách trình bày kết quả quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả và kể chuyện; rèn kĩ năng kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất; kĩ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

c) Giáo dục học sinh là anh em phải yêu thương giúp đỡ nhau , yêu thích nghệ thuật.

2. CHUẨN BỊ:

- GV: + Giáo án, SGV, SGK, bảng phụ, tranh “em gái tôi”

- HS: Xem bài trước ở nhà, vở BT, vở, dụng cụ học tập, SGK.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng như tình hình của lớp để tiến hành, cốt sao đạt hiệu quả cao nhất. @ GV cho các nhóm thảo luận 10’ @ GV mời CSBM lên giới thiệu, nhóm 1 cử đại diện trình bày bài tập 1, thư kí nhóm viết đề bài lên bảng (các nhóm khác hình thành tiến trình tương tự) Sau khi trình bày xong, các nhóm nhận xét cách trình bày của bạn. Sau đó người trình bày đặt câu hỏi cho các bạn thảo luận, bổ sung cho bài làm thên hoàn chỉnh. @ GV nhận xét, bổ sung, khuyến khích. Kết thúc khâu tập nói, GV nhận xét chung, nêu ưu điểm cũng như tồn tại của các tổ và sau đó cho điểm một số em có hoạt động tốt trong giờ học (chỉ cho HS tác dụng về cách sử dụng phó từ trong khi trình bày) @ GV dựa vào STK / 50 để hướng dẫn cả lớp củng cố lại bài tập. Hoạt động 2: làm bài tập: Bài tập 1: (Dãy 1nhóm 2 trình bày ) BT 2: (Dãy 2 nhóm 3 trình bày ) Chú ý bằng quan sát so sánh liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét, làm nổi bật những đặc điểm chính trung thực, không tô vẽ. - HS đại diện nhóm trìh bày , các bạn bổ sung GV chốt 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Trình bày trước lớp chân dung một bạn ngồi cạnh em hoặc lọ hoa trên bàn giáo viên I.Định hướng bài tập: BT 1: a/ Nhân vật Kiều Phương: + Hình dáng: Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh; mặt mày, quần áo luôn lấm lem. + Tính cách: hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác à hồn nhiên, trong sáng, tài năng, độ lượng và nhân hậu. B/ Nhân vật người anh: + Hình dáng: Không tỏ rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái chẳng hạn: Cũng gầy, cao, đẹp trai, sáng sũa. + Tính cách: Lúc đầu coi thường em, khi phát hiện tài năng của em thì cảm thấy mình thành kẻ ngoài rìa, bị bỏ rơi, xa cách em; khi xem tranh của em thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ à Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối lỗi. Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh xem kỹ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách người anh quan cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái. Nhận xét, cảm nghĩ về hai anh em Kiều Phương. BT2: Trình bày về anh, chị hoặc em của mình. Dàn ý a. Mở bài: lời chào à Giới thiệu về anh (chị) hoặc em của mình. b. Thân bài: - Miêu tả về ngoại hình: mặt, mũi, mắt, tóc, nước da.... - Hành động, lời nói: à bộc lộ rõ tính cách. - Nhận xét. c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về anh (chị) hoặc em của mình. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Xem lại nội dung bài học về Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Chuẩn bị: Luyện tập về Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (Tiếp theo) Làm hai đề còn lại: Tả cảnh đêm trăng. Tả buổi sáng trên biển. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... Tiết 84 Ngày dạy: 22/1/2010 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG,SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 1.MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp HS biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Qua đó nắm vững hơn kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Tích hợp với phần văn ở văn bản “Bức tranh của em gái tôi” với TV ở vận dụng các phó từ trong văn miêu tả kể chuyện. b) Kĩ năng: Luyện kỹ năng nhận xét cách nói của bạn. c) Thái độ: Ý thức tự giác làm bài, kiên trì cố gắng trong làm bài. 2. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGV, SGK, bảng phụ. HS vở, vở bài tập,chuẩn bị các bài tập vào vở bài soạn. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ: (không) 4.3. Giảng bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tiếp tục tiết luyện nói về Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Tiết 2: Hoạt động 2: Tiếp tục luyện nói của các nhóm còn lại. Bài tập 3: (Dãy 3 nhóm 3 trình bày ) @ GV có thể cho HS yếu – kém nói phần mở bài, kết bài và khuyến khích cho điểm. HS hoàn thành bằng cách cụ thể hóa các gợi ý bằng những nhận xét, quan sát và tưởng tượng của bản thân. Đ Đó là một đêm trăng rằm rất sáng (đáng nhớ ) Đặc sắc, tiêu biểu: GV chú ý hướng dẫn các em tìm được những ý so sánh, liên tưởng, đẹp + Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. + Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời (M cao, trăng sáng) + Trăng tỏa ánh sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn tựa hồ hàng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt nướ c (Phan Kế Bính đi chơi Hồ Tây) + Bầu trời trong trẻo và dường như xa hơn, rộng hơn. + Đêm của làng quê thật yên ả thanh bình. + Vầng trăng mọc ngay từ chân trời và đã khá tròn. + Trăng như một chiếc gương soi tỏa ra ánh sáng dịu mát. + Cây cối rung rinh trong gió và lấp lánh ánh trăng. + Nhà cửa như đã ngủ yên trong một giấc ngủ thanh thản, mơ màng + Con đường làng dát ánh trăng vàng nhìn cũng thơ mộng hơn. + Càng về đêm, trăng càng lên cao và ánh sáng chiếu xuống càng có vẽ lung linh huyền dịu. Bài tập 4: (Dãy 4 nhóm 2 trình bày ) - GV đọc văn bản tả mặt trời mọc để HS làm tư liệu tham khảo. Mặt trời mọc / SGV tr 43. Đ Mặt trời tròn như lòng đỏ trứng gà + Bầu trời như đang rộng thêm và cao lên. Chân trời đằng đông ửng lên một quầng sáng màu hồng + Mặt biển phẳng lỳ như tờ giấy xanh mịn. + Mặt biển tựa như ngủ yên trong đêm đang thức dậy và bắt đầu nổi sóng. Aùnh nắng hồng lấp lánh như đang đùa nghịch trên đầu sóng. + Bãi cát chuyển dần từ màu xám sẫm sang màu vàng sáng. + Những con thuyền bắt đầu ra khơi với một vẽ nao nức mừng vui trước một ngày mới tốt đẹp đang bắt đầu. + Bãi cát lỗ chỗ dấu vết, còng gió, dã tràng hì hục đào đắp suốt đêm 4.4. Củng cố và luyện tập: + GV khái quát lại toàn nội dung của bài học. GV gọi học sinh nhắc lại điều kiện tả một bài văn hay , đặc sắc => Ta cần phải biết quan sát, tưởng tượng, so sánh để bài văn đặc sắc, sinh động nhưng chú ý phải cho phù hợp. @Học sinh trình bày bài tập 5 miêu tả người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em I.Định hướng bài tập: BT3: Lập dàn ý nói về một đêm trăng. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian ngắm trăng. (Một đêm trăng như thế nào? Ơû đâu?) b. Thân bài: Đêm trăng có gì đặc sắc. - Bầu trời đêm? Vầng trăng? Cây cối? Nhà chửa? Đường làng? Ngõ phố? Aùnh trăng? Gió.... - Trình tự miêu tả từ trời vừa tối à tôí hẳn, đêm khi về khuya. c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăg ấy. BT4: Tả buổi bình minh trên biển. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian ngắm bình minh. b. Thân bài: Buổi bình minh trên biển có gì đặc sắc? - Mặt trời: như từ dưới chui lên (như quả cầu lửa, lòng đỏ trứng...) - Bầu trời: trong veo( rực sáng, như tấm gương xanh được lau sạch không chút bụi...). - Mặt biển êm ả, phẳng lì như tờ giấy xanh mịn (như tấm lụa mênh mông...) - Bãi cát lỗ chỗ dấu vết cùng gió mịn màng, mát rượi. - Những con thuyền căng phồng như những con bướm khổng lồ đang băng băng về phía mặt trời; mệt mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát.... c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh biển bình minh. II. Luyện tập: - Học sinh trả lời - Học sinh trình bày miệng 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Xem lại nội dung về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Lập dàn ý và tập nói cho các đề sau: Tả quang cảnh lớp học trong tiết Tập làm văn. Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. Chuẩn bị: Phương pháp tả cảnh Đọc trước nội dung bài học trả lời các câu hỏi vào lớp thảo luận 5. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 22.doc