1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS nhận ra hình ảnh dế mèn là một chàng dế cường tráng, những nét tốt trong tính cách, bên cạnh rút ra bài học cho bản thân từ bài học của Mèn.
b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, phát hiện chi tiết miêu tả chân dung và hành động. Từ đó, nắm thêm về nghệ thuật so sánh, nhân hóa, cách sử dụng từ ngữ.
c) Thái độ: Giáo dục tinh thần tự lập, tự tin vào mình, không kiêu căng, hóng hách, không tinh nghịch tai quái dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cần thương yêu giúp đỡ người xung quanh.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, sách giáo khoa, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập , vở bài tập, SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Nêu vấn đề, diễn giảng, phát vấn, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm truyện đồng thoại của Tô Hoài. Tác phẩm gây nhiều tiếng vang lớn và được hàng triệu người ưa thích. Vì sao tác phẩm lại thành công to lớn như vậy? Dế Mèn là nhân vật như thế nào? Hôm nay các em cùng tìm hiểu qua đoạn trích (GV ghi tựa bài)
12 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tả
® HS viết
® Trao đổi tập sửa chữa
I. Phó từ là gì?
- Phó từ là hư từ đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
* Ghi nhớ 1 (SGK/12)
II. Các loại phó từ:
Có 2 loại phó từ:
- Đứng trước : động từ , tính từ
- Đứng sau : động từ , tính từ
* Ghi nhớ : SGK/14
III. Luyện tập:
1.Tìm phó từ
a)- đã, đương, sắp, : Chỉ quan hệ thời gian
- không: Chỉ phủ định
- còn, lại, cũng, đều: Chỉ sự tiếp diễn
b)- ra: Chỉ hướng
- được: Chỉ kết quả
2. Xác định phó từ
Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chiu tọt vào hang. Chị Cốc rất tức giận, đi tìm kẻ dám trêu mình, không thấy Mèn nhưng chị lại trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị ta đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
3. Chính tả:
“Những gã xốc nổi ...thôi.”
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm bài tập vào vở.
Chuẩn bị: So Sánh đọc trước tìm hiểu khái niệm, cấu tạo.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 76
Ngày dạy: 08/01/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được các đặc điểm chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.
- Liên hệ những vấn đề miêu tả liên quan đến môi trường(GDMT)
b) Kĩ năng:Rèn HS kỹ năng nhận diện những đoạn văn, bài văn miêu tả trong văn bản.
c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức khi nào thì dùng văn miêu tả, ý thức khi viết về môi trường
- Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK,bảng phụ.
HS: Tìm hiểu các tình huống, vở, SGK, vở bài tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các kiểu văn miêu tả học ở bậc tiểu học.
4.3. Giảng bài mới:Giới thiệu bài: Khi người ta cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai về một sự vật, một người mà người được giới thiệu chưa nhận ra, chưa trong thấy, chưa hình dung được .Trường hợp này, ta phải dùng văn miêu tả (GV ghi tựa bài)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống ở SGK (15) à hình thành khái niệm.
@ HS đọc BT1 (SGK)
? Cả 3 tình huống cần dùng văn gì? Vì sao?
8 Miêu tả
+ Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để khách nhận ra không bị lạc.
+ Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không lấy nhầm, mất thời gian.
+ Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ.
?Nêu một số tình huống khác mà em phải dùng văn miêu tả?
8(Hướng dẫn bạn tìm người thân của em, tìm con chó bị lạc, cho bạn biết vẽ đẹp của quê em .)
Ví dụ: TH 1: một người mẹ nhờ một người khác không quen biết đi ra sân bay đón con giúp bà ta. Người mẹ đó phải miêu tả về diện mạo, hình dáng của đứa con cho người đi đón biết.
TH 2: Trong lệnh truy nã những tên tội phạm đang trốn chạy, nếu không có ảnh người ta cũng phải miêu tả đặc điểm về nhân dạng của tên tội phạm giúp cho việc truy bắt được thuận lợi hơn.
@ HS tự trả lời ® GV nhận xét, củng cố: Rõ ràng việc sử dụng văn miêu tả ở đây là rất cần thiết.
? Vậy qua đó em có thể rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả?
8 HS trả lời không yêu cầu chính xác, chỉ hiểu được văn miêu tả: Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người...
¨ Từ chỗ cho HS phát biểu sai, chuyển sang BT2
? Tìm đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choặt?
® HS tự tìm, đọc lên.
? Qua đoạn văn em hình dung ra Dế Mèn có đặc điểm gì nổi bật?
8Nhờ những chi tiết và hình ảnh giúp hình dung ra đặc điểm nổi bật của Dế Mèn:Khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp.
? Chi tiết thể hiện đặc điểm đó?
® HS trả lời theo hướng đã tìm hiểu văn bản: càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu...những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
? Dế Choắt có đặc điểm gì nổi bật khác với Dế Mèn?
8 Thân hình gầy gò, yếu ớt, bệnh hoạn, xấu xí
? Tìm chi tiết thể hiện điều đó?
8 Người gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn, râu có một mẫu; , những so sánh: như gã nghiện thuốc phiện, người cởi trần mặc áo gi-lê,...những động từ, tính từ chỉ sự yếu đuối.
? Qua tìm hiểu thêm 2 đoạn văn miêu tả, em hãy trình bày thế nào là văn miêu tả?
8 HS trả lời theo nội dung ghi nhớ
- GV: Khi miêu tả cần sử dụng từ chính xác, biện pháp so sánh, nhân hoá khá nhuần nhuyễn
@ HS đọc ghi nhớ/16
@ GV chốt: mục này khái quát bản chất và đặc điểm chủ yếu của văn miêu tả nhằm giúp ta hình dung đặc điểm, tính chất người-vật-việc-cảnh thể hiện năng lực nhìn-nghe-cảm nhận của ngừơi viết. Văn miêu tả rất cần thiết không thể thiếu trong cuộc sống và trong tác phẩm văn chương.
4.4: Củng cố và luyện tập:
- Lần lượt cho HS đọc từng đoạn văn SGK/16
- Trả lời câu hỏi sau khi đọc đoạn văn
® BT2: 2 HS lên bảng, còn lại làm vào vở bài tập
- GV chấm 3 tập HS
® Nhận xét, sửa bài chung
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
- Viết đoạn tả cảnh cảnh lao động của lớp em.Mỗi nhóm viết một đoạn trình bày học sinh nhận xét , giáo viên nhận xét chốt ý.
(?) Nêu những nét nổi bật của cảnh chợ vào buổi sáng?
- Lưu ý vấn đề vệ sinh môi trường (rác )
I.Thế nào là văn miêu tả?
- Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người...
* Ghi nhớ (SGK/16)
II. Luyện tập:
BT1:
+ Đoạn 1: Tả hình ảnh Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên, cường tráng: càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn ¨ sự to khoẻ và mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, hồn nhiên: gầy, nhỏ, vai đeo xắc, đội lệch mũ ca lô, hồn nhiên, hoạt bát, nana nhẹn, nhí nhảnh như chim chích...¨ sự vui ve, nana nhẹn, hồn nhiên.
+ Đoạn 3: Cảnh vùng bãi ven ao ngập nước: tôm cá xuôi ngược mừng mưa; cò sếu, vạc...kiếm mồi ¨ Thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
BT2:
a) Nêu đặc điểm nổi bật của Mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt, có gió bất, mưa phùn.
- Đêm dài, ngày ngắn.
- Bầu trời luôn âm u; như thấp xuống; ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù.
- Cảnh vật có vẻ buồn bã: cây cối trơ trọi, khẳng khiêu, lá vàng rụng nhiều...
- Mùa của hoa:đào, mai, mậm, mơ, hồng và nhiều loài hoa khác chuẩn bị cho mùa xuân đến.
- Nhiều người mặc áo lạnh; các bà trùm khăn kín đầu.
- Buổi tối ở nông thôn mọi người thường ngủ sớm. Thành phố , phố phường cũng ít ngừơi qua lại.
b) Nêu đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ.
- Sáng và đẹp.
- Mái tóc có vài sợi bạc.
- Đôi mắt nhìn hiền hậu, nghiêm nghị, vui vẻ, lo âu, trăn trở
- Nụ cười âu yếm.
- Mái tóc:
Vầng trán và những nếp nhăn? (nếu có)
- Miệng? Răng?
- Nụ cười?
- Nước da?.....
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập vào vở hoàn chỉnh, đọc phần đọc thêm và làm.
Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tựơng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Đọc kĩ nội dung thấy được vai trò của quan sát, tưởng tuợng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 20.doc