Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 18

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS nắm vững khái niệm và cấu tạo của cụm động từ.

 b) Kĩ năng: rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ khi nói, viết; tích hợp với văn bản truyện trung đại và kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.

 c) Thái độ: ý thức dùng từ đúng.

2. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.

- HS: Tìm hiểu bài ở các phần hướng dẫn, vở, SGK, vở bài tập, bảng phụ.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Quy nạp, thảo luận nhóm.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

1. ? Động từ là gì? Nêu ý nghĩa khái quát và các loại chính của động từ? Chức vụ cú pháp của động từ trong câu? (5 đ) Cho ví dụ? (5 đ)

 

doc23 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ:Mẹ hiền dạy con 1. Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con theo ngôi kể thứ nhất? (7đ) => Đóng vai bà mẹ của Mạnh Tử nói lên tân trạng của bà khi Mạnh Tử bỏ học , từ đó làm rõ bà là người rất thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc với con , cách giáo dục tỏ ra hiệu quả hơn cách khác => Ngôi thứ nhất (?) Vì sao bà mẹ thấy Mạnh Tử vui lòng cho con ở gần trường ? (3đ) => Thấy trẻ đua nhau học tập lễ pháp và là nơi phù hợp với sự phát triển nhân cách trẻ thơ 4.3: Giảng bài mới * Giới thiệu bài:? Ở phần TLV của bài 4, chúng ta đã học một câu chuyện có nội dung tương tự. Em còn nhớ đó là chuyện gì không? (SGK/44) Tuệ Tĩnh và hai người bệnh. Hãy kể lại tóm tắt? GV nhận xét – bổ sung: Rõ ràng, nội dung truyện đại danh y Tuệ Tĩnh đời Trần với truyện thầy thuốc Phạm Bân cũng ở cuối đời Trần có nhiều điểm tương đồng thú vị Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu (GV ghi tựa bài) Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích * và cách đọc văn bản cho HS (?) Trình bày vài nét về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác? è Hồ Nguyên Trừng là con trưởng của Hồ Quý Ly (Nhà Hồ) làm quan dưới triều vua cha ở cuối TK XIV – đầu TK XV. Ông từng hăng hái chống giặc Minh, bị bắt đem về Trung Quốc năm 1407. Nhờ có tài chế tạo vũ khí mà ông được nhà Minh cho làm quan. Ông qua đời ở Trung Quốc năm 1446. “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” trích trong “Nam ông mộng lục” (ghi chép giấc mơ của ông già nước Nam do ông viết ở vTrung Quốc với hai mục đích: cung cấp điều mới lạ cho người quân tử và biểu dương các việc thiện của người xưa. è GVHDHS đọc. @ GV đọc mẫu 1 đoạn – HS đọc đoạn còn lại ® Nhận xét, đánh giá (?) Kể, tóm tắt? * 1 HS kể tóm tắt – nhận xét, sửa chữa. è Cụ tổ bên ngoại của Trừng tên Phạm Bân làm nghề y rất nhân đức. Trong nhà lúc nào cũng có những bệnh nhân nghèo. Một lần có người đế mời chữa trị cho một người đàn bà bệnh nguy kịch. Cũng trong lúc đó sứ giả trong triều đến gọi vào cung chữa trị. Ông kiên quyết cứu ngu7òi bệnh nặng, sau đó vào tạ tội được vua khen. Về sau, con cháu làm quan lương y không hề sa sút nghiệp nhà. Đ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó, chú ý các từ: Huý, gia truyền, phụng sự, trọng vọng, con đỏ, quý nhân, trung sứ, yết kiến . Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu văn bản (?) Tác giả kể chuyện theo trình tự nào? è Trình tự thời gian, sự việc trước kể trước, sau kể sau. (?) Tìm bố cục câu chuyện? è Cho HS làm vào bảng phụ ® 3 đoạn + 1.Từ đầu .. “trọng vọng” Giới thiệu về tên họ, chức vụ, công đức vị lương y + 2. Tiếp theo .. “mong mỏi” Đạo đức của bậc lương y được bộc lộ rõ nhất, cao đẹp nhất. + 3. Phần còn lại: Hạnh phúc lâu dài của bậc lương y chân chính (?) Trong truyện tác giả giới thiệu Thái y lệnh là người như thế nào ? Hãy kể những chi tiết về nhân vật Thái y? (Dùng bảng phụ ghi các việc làm hoặc chia câu hỏi cho nhóm thảo luận ® GV củng cố lại) è Tên Phạm Bân, cụ tổ bên ngoại của tác giả, làm nghề y gia truyền, chức vụ Thái y lệnh phụng sự vua Trần Anh Tông. Đem hết của cải mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để nuôi ăn và chữa bệnh cho người nghèo, không ngại bệnh có máu mũ, cứu sống cho hàng vạn người trong nhiều năm đói kém, có dịch bệnh, chữa bệnh cho dân thường rồi mới chữa cho vua. (?) Hành động nào của ông khiến em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất? Phân tích hành động đáng nói đó? è Hành động của ông khiến em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất có lệnh vua gọi vào cung cùng một lúc với người đàn bà bị bệnh nặng là dân thừơng nhưng ông kiên quyết vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi. (?) Dung lượng lời văn? Ý đồ của tác giả? Thái độ và lời nói của quan Trung sứ nhằm mục đích gì? Lời đáp của vị Thái y thể hiện điều gì? è Dung lượng nhiều, nhằm nhấn mạnh tính chất gay go, thử thách cho vị quan Thái y lệnh, cần chọn lựa giải pháp tốt nhất: giữa việc cứu người và bổn phận làm tôi, giữa tính mạng của dân đang nguy cấp và tính mạng của mình trước nhà vua. Lời đáp đã chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh của ông: quyền uy không thắng nổi y đức , tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. Trí tuệ trong câu ứng xử vừa thể hiện y đức giữ phận làm tôi. Nếu vua là người có lương tâm chắc chắn không trị tội. ? Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh thái độ và cách ứng xử của vua Trần Anh Vương chứng tỏ đó là vị vua như thế nào? è Lúc đầu tức giận nhưng khi nghe tường trình xong vua ca ngợi, chứng tỏ đây là một ông vua nhân đức. Thái y lệnh đã chân thành thuyết phục được vua. ? Theo em, người làm nghề y hôm nay và mai sau rút ra bài học gì từ câu chuyện này? è HS tự phát biểu ý kiến ® GV định hướng và khắc sâu y đức: phải yêu thương con người, lấy việc cứu người làm tiêu chí cao nhất, không vụ lợi, không sợ quyền uy. (?) So sánh nội dung y đức được thể hiện của Thái y lệnh và Tuệ Tĩnh? è Cả 2 đều ca ngợi y đức người thầy thuốc: không vụ lợi, không phân biệt giàu nghèo, không sợ quyền uy. Nhưng với Thái y lệnh thì tình huống gay go, đụng độ với vua, bị đe doạ tính mạng, còn kể những việc trứơc và sau đó. Còn Tuệ Tĩnh đối đầu với vị quí tộc, chỉ kể khi con nhà qúi tộc đến mời ông, ép buộc ông. GV giảng thêm về lời thề Hipơcơra, về một số danh y khác @ HS đọc ghi nhớ SGK/165 Hoạt động 3: HDHS thảo luận phần luyện tập HS có thể về nhà làm bài tập nếu không đủ thời gian @ GV chia nhóm: gọi học sinh thảo luận I. Đọc – Tìm hiểu chú thích: - Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) con trưởng của Hồ Quí Ly ông chống giặc Minh và bị bắt sang Trung Quốc - Trích từ truyện “Nam ông mộng lục” sáng tác khi sống lưu vong. II. Đọc , tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Thái y lệnh - Vị Thái y làm nghề y gia truyền, giữ chức thái y lệnh, có tài, yêu thương người bệnh. 2, Hành động của Thái y lệnh làm em cảm phục - Tình huống gay go để tính cách nhân vật thể hiện rõ nét: chữa bệnh cho người đàn bà bị nguy kịch và vào cung khám cho quý nhân. - Không sợ quyền uy, quyết tâm cứu người 3, Nhân cách và bản lĩnh của Thái y lệnh. - Yêu thương người bệnh , trung thành với vua - Quyền uy không thắng nổi y đức , tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. Trí tuệ trong câu ứng xử vừa thể hiện y đức giữ phận làm tôi * Ghi nhớ (SGK/165) II. Luyện tập Bài tập 1: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải giỏi về nghề nghiệp , đồng thời có lòng nhân đức thương dân . Bài tập 2: Cách dịch nhan đề thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là cách dịch thể hiện rõ được ý nghĩa súc tích của bốn chữ “Y thiện dụng tâm” Chữ “cốt” nhất mạnh tầm quan trọng của lương tâm , đức độ và lòng nhân hậu , yêu thương con người của một thầy thuốc . 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Vị thái y lệnh được xem là mẫu người thầy thuốc nào? A – Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.(x) B – Thầy thuốc không khuất phục cường quyền; C – Thầy thuốc không thích chữa bệnh cho nhà giàu. D – Thầy thuốc rất tài giỏi. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học bài ghi, ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh vào vở. Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản, học các bài học, ghi nhớ à Thi HKI Chương trình địa phương: Văn thơ Tây Ninh (HS mượn ở thư viện trường để mượn sách VTTT xem và chuẩn bị bài theo tổ hai bài: Vì sao nước biển mặn và Bàu Cỏ Đỏ đọc trước kể tóm tắt, giải tứ khó, soạn câu hỏi sách văn thơ Tây Ninh. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc