Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp học sinh biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. Có kết hợp với miêu tả khi kể.

b) Kĩ năng: Rèn HS viết bài theo bố cục, đặt câu đúng, dùng từ chính xác.

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mẹ, hiếu thảo với cha mẹ.

2. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm.

- HS: Xem lại phương pháp TLV kể chuyện đời thường, giấy, bút làm bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Tích hợp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

4. TIẾN TRÌNH :

 4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

 4.2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 4.3. Giảng bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo chính của anh. + Dãy 4 (nhóm 2 trình bày) (?) Đọc truyện lợn cưới áo mới vì sao em cười ? Trong hai cách khoe ấy, theo em ai là người giỏi khoe hơn? => Hành động và ngôn ngữ khoe của của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch, hợm hĩnh, trẻ con. => Cả hai không ai thắng ai – kẻ tám lạng, ngừoi nửa cân –kì phùng địch thủ. (? )Nêu ý nghĩa truyện? + HS đọc ghi nhớ SGK/128 Hoạt động 4: Luyện tập Hướng dẫn luyện tập Liên hệ với thực tế. Đặc điểm chung của những người khoe của. I. Đọc – Tìm hiểu chú thích: * Định nghĩa truyện cười:(SGK/124) A. TREO BIỂN 1. Đọc - tìm hiểu văn bản. 2. Tìm hiểu văn bản: - Cửa hàng treo biển nhằm thông báo, quảng cáo sản phẩm. - Tấm biển có bốn yếu tố, thông báo: + Địa điểm. + Hoạt động của cửa hàng. + Mặt hàng. + Chất lượng hàng. ® Biển ghi như vậy là đúng, các thông tin đều đầy đủ và chính xác. ® Những lời góp ý có phần không hợp lý vì: + Không nghĩ đến chức năng, ý nghĩa của những yếu tố và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. - Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện: + Truyện chuyển từ cái có vẽ hợp lý thành cái phi lý, trái lẽ thường. + Chủ cửa hàng tiếp thu ý kiến một cách máy móc, không biết suy xét, đắn đo suy nghĩ * Ghi nhớ (SGK/125) 3. Luyện tập: - Vẽ hình con cá (có thể) và ghi vài chữ có ý nghĩa. - Từ dùng phải có nghĩa, lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. B. LỢN CƯỚI – ÁO MỚI: (Hướng dẫn đọc thêm) 1) Đọc , tìm hiểu văn bản 2. Tìm hiểu văn bản a. Tính khoe của , của các nhân vật: - Anh khoe lợn: + Khoe của trong khi đang “tất tưởi” chạy tìm (có nguy cơ mất lợn) + Từ “cưới” là thông tin thừa không cần thiết. - Anh khoe áo: + Mặc ngay áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều. + Tức tối vì “không ai hỏi” + Gặp anh tìm lợn, chụp lấy cơ hội để khoe. * “Giơ ngay vạt áo ra” * Thông tin thừa “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” 2. Ý nghĩa: - Mua vui - Phê phán tính khoe của. * Ghi nhớ SGK/128 III. Luyện tập - Kể theo ngôi thứ nhất. 4.4. Củng cố và luyện tập: 1. Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”? A – Phải tự chủ trong cuộc sống. C – Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. B – Nên nghe nhiều người góp ý. D – Không nên nghe ai. => A – Phải tự chủ trong cuộc sống. 2. Mục đích của truyện “Lợn cưới, áo mới” là gì? A – Cười kẻ không biết làm chủ bản thân. C – Kể lại một câu chuyện đáng cười. B – Kể chuyện mấy anh hợm của. D - Đả kích thói khoe khoang, hợm hĩnh. => D - Đả kích thói khoe khoang, hợm hĩnh. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học thuộc bài ghi, ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh, kể lại truyện. Chuẩn bị: HDĐT con hổ có nghĩa Soạn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết :52 Ngày dạy:14/11/2009 SỐ TỪ – LƯỢNG TỪ 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm được ý nghĩa của số từ và lượng từ. b) Kĩ năng:Rèn HS biết dùng số từ và lượng từ chính xác. c) Thái độ: ý thức dùng từ đúng. 2. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, bảng phụ. HS: Xem bài trước ở SGK,vở, vở bài tập. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Quy nạp, thảo luận nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS 4.2.Kiểm tra bài cũ: Cụm danh từ 1. Cụm danh từ là gì? (7đ) Cụm danh từ là tổ hợp từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ. Hoạt động trong câu của cụm danh từ giống như một danh từ. (?) Tổ hợp từ nào là cụm danh từ?(3đ) A – Cái áo mới này. B – Đứng hóng ở cửa. C – Lửa gần rơm. D – Ở bầu thì tròn. 2. Hãy nêu mô hình cụm danh từ? (5đ) => Cụm danh từ gồm có 3 phần: Phần trước, phần trung tâm, phần sau. Phần trước phụ ngữ Phần trung tâm Danh từ Phần sau phụ ngữ t 2 t1 T1 T 2 s 1 s 2 (?) Tìm một cụm danh từ, sau đó đưa vào mô hình cụm? (5đ) 4.3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Trong cụm danh từ có các từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, trong đó có số từ và lượng từ. Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu (GV ghi tựa) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu số từ, nhận diện và phân biệt số từ với danh từ đơn vị. @ GV treo bảng phụ có 2 đoạn văn (SGK/128 câu a và b (mục 1 trong phần I) (?) Các từ gạch chân: hai, một trăm, chín, một,sáu bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? (từ in nghiêng của SGK) => a/ Hai ® chàng; một trăm ® ván cơm nếp; một trăm ® nệp bánh chưng; chín ® ngà; chín ® cựa; chín ® hồng mao; một ® đôi. b/ sáu à thứ (?) Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? => Các từ: chàng, ván cơm nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, đôi là Danh từ. (?) Những từ in đậm đứng ở vị trí nào và bổ sung ý nghĩa gì trong cụm danh từ ? => Chúng đứng ở phía trước danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ @ GV cho HS nhận xét ví dụ b. b/ Sáu ® thứ => Đứng sau danh từ và bổ sung ý nghĩa về số thứ tự cho danh từ. (?) Vậy thế nào là số từ ? Nhận xét về vị trí của số từ? (?) Từ “đôi’ trong câu a có phải là số từ không? Vì sao? => Từ đôi không phải. Vì đó là danh từ chỉ đơn vị và đứng ở vị trí danh từ chỉ đơn vị. (?) Từ “ một đôi” có phải là số từ ghép không ? è Một đôi không phải là số từ ghép như một trăm, một nghìn vì sau từ “một đôi” không thể sử dụng danh từ đơn vị khác còn sau một trăm, một nghìn vẫn có thể sử dụng danh từ chỉ đơn vị. Vd: Không thể nói: Một đôi con trâu.( đôi và con đều là danh từ đơn vị). Có thể nói: Một đôi trâu. Một trăm con trâu. (?) Hãy tìm thêm những từ tương tự như đôi? => Cặp, tá, chục, muôn, vạn, thiên.... GV Chúng ta cần phân biệt rõ số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. + HS đọc chú ý của phần 2 mục ghi nhớ/128 + HS đặt câu với các danh từ đơn vị: tá, cặp, chục, muôn, vạn, thiên + HS đọc ghi nhớ (SGK/128) Hoạt động 2: GVHD HS nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ. @ GV treo bảng phụ có ghi Vd phần lượng từ (SGK/129) ® HS đọc ví dụ (?) Nghĩa của các từ: Các, những, cả mấy có gì giống và khác nghĩa của số từ? Đ + Giống: Đứng trước danh từ + Khác: Số từ Lượng từ Chỉ số lượng và số thứ tự . chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật, nó không chính xác và cụ thể như số từ. (?) Thế nào là lượng từ? Hoạt động 3: Phân loại lượng từ (?) Xếp các cụm danh từ “Các hoàng tử; những kẻ thua trận; cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ” vào mô hình cụm danh từ dưới đây? è GV ghi vào bảng phụ mô hình ® gọi HS lên ghi vào Phần trước Phụ ngữ Phần trung tâm Danh từ Phần sau Phụ ngữ t2 T1 T1 T 2 s 1 s 2 Cả Các Những mấy vạn kẻ hoàng tử tướng lĩnh, Quân sĩ thua trận ? Dựa vào vị trí trong cụm danh từ (phần trước), ta có thể chia lượng từ thành mấy nhóm? => 2 nhóm. ? Nhóm trong phần t2 chỉ ý nghĩa gì? => Toàn thể. (?) Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự? => Cả, tất cả, tất thẩy. (?) Nhóm trong t1 chỉ ý nghĩa gì? (?) Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công cụng tương tự? Các, những, mọi, mỗi, từng GV khái quát lại lượng từ ®HS đọc ghi nhớ SGK/128 –129. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập - GV chia bài tập cho HS làm theo nhóm ® thảo luận + Dãy 1 bài tập 1 nhóm 2 trình bày + Dãy 2 bài tập 2 nhóm 1 trình bày + Dãy 3,4 bài tập 3 nhóm 3 dãy 4 trình bày ® Trình bày vào bảng phụ. Các nhóm còn lại thảo luận ® Nhận xét, sửa chữa. BT4: GV đọc cho HS viết chính tả à mang vài quyển chấm điểm. I. Số từ: 1. Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự việc. 2. Vị trí: - Đứng trước danh từ khi biểu thị số lượng, sự vật. - Đứng sau danh từ khi biểu thị thứ tự. * Ghi nhớ (SGK/128) II. Lượng từ: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 2. Phân loại lượng từ: Chia2 nhóm - Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể. - Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối * Ghi nhớ (SGK/129) III. Luyện tập (vở BT) BT1: - Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm canh. - Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm. BT2: Trăm, ngàn, muôn trong hai câu thơ ® chỉ số lượng nhiều, rất nhiều à chỉ sự vất vả, gian nan nhưng chưa bằng nỗi buồn thương nhớ con của người mẹ quê nhà. BT3: + Giống: Tách ra từng cá thể, từng sự vật. + Khác: Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. Bài tập 4: chính tả. “Lợn cưới, áo mới” 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Đặt câu có số từ, lượng từ à đưa vào mô hình cụm? (?) Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho câu: “Rồi Bác đi dém chăn, ....người ...người một” a) – Mỗi. b) - Nhiều. (c) – Từng. d) – Mấy 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học ghi nhớ, làm bài tập vào vở, viết đoạn văn ngắn có sử dụng số từ. Lượng từ. Chuẩn bị: Chỉ từ Chỉ từ là gì? Hoạt động của chỉ từ trong câu? 5. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc