1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức:
- HS biết được định nghĩa của danh từ
- HS hiểu các tiểu loại danh từ chung và danh từ riêng.
Giúp HS nâng cao nhận thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học qua việc ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.Cụ thể là:
+ Đặc điểm của nhóm danh từ chung và nhóm danh từ riêng.
+ Cách viết hoa danh từ riêng.
b) Kĩ năng: Rèn HS tích hợp với phần văn ở truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”; với phần tập làm văn ở bài: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự:; rèn kĩ năng phân biệt danh từ chung và danh từ riêng; kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng.
c) Thái độ:lòng yêu Tiếng Việt và ý thức làm giàu Tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- HS: Thực hiện theo các câu hỏi của bài,vở, vở bài tập, bảng phụ.
14 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
Tiết: 44
Ngày dạy: 01/11/2009
CỤM DANH TỪ
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Cụm danh từ là gì? Đặc điểm của cụm danh từ; Cấu tạo của cụm danh từ phần trước, phần trung tâm và phần sau.
b) Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu; Đặt câu có cụm danh từ; tích hợp với phần văn ở truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và các truyện ngụ ngôn đã học với phần TLV kể chuyện.
c) Thái độ: HS ý thức đặt câu đúng, chính xác.
2.CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, bảng phụ, mô hình cụm danh từ.
HS: Vở bài tập. Soạn theo câu hỏi ở SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Quy nạp, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:Kiểm diện học sinh .
Cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2.Kiểm tra bài cũ: Danh từ (Tiếp theo)
1/Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng?Nêu qui tắc viết hoa danh từ riêng?(7 đ)
+ Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng: là tên riêng của từng người,từng vật, từng địa phương...
(?) Hãy xác định danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau: “Mã Lương vẽ con cò không mắt”? (3đ)
- Danh từ chung:con, cò, mắt
- Danh từ riêng: Mã Lương.
(?) Đặt câu và xác định loại danh từ trong câu vừa đặt ? xác định chức vụ của danh từ trong câu? ( 10đ)
( HS tự đặt và xác định)
4.3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:Danh từ là gì? Chúng ta đã tìm hiểu xong ở tuần 9 và 10. Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhiệm một chức vụ ngữ pháp nào đó thì thường có thêm một số từ ngữ phụ để tạo thành cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì và nó có cấu tạo như thế nào? Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu (Ghi tựa bài)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu đặt điểm của cụm danh từ.
- GV treo bảng phụ: Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
@ HS đọc .
(?) Các từ gạch chân trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
=> Xưa ® ngày
hai, ông lão đánh cá: vợ chồng
một : túp lều
nát, trên bờ biển: túp lều
( ?) Các từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào?
=> Danh từ (từ trung tâm): ngày, túp lều, túp lều.
@ GV: Những từ ngữ bổ nghĩa cho danh từ trong câu trên là phụ ngữ kếp hợp với danh từ tạo thành cụm danh từ.
(?) Cụm danh từ là gì?
@ GV treo bảng phụ và yêu cầu HS so sánh các cách nói sau:
Túp lều/Một túp lều nát.
Một túp lều/Một túp lều nát
Một túp lều nát/ Một túp lều nát trên bờ biển.
(?) Nhận xét về nghĩa các cụm danh từ trên so với danh từ?
=> Nghĩa của cụm danh từ phức tạp, cụ thể hơn nghĩa của danh từ.
@ Gọi HS tìm danh từ và đặt 1 câu (yêu cầu HS phát triển danh từ để thành cụm danh từ)
(?) Em hãy nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ trên so với một danh từ ?
Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong túp liều nát trên bờ biển.
=> Cụ thể hơn, đầy đủ hơn, cũng làm chủ ngữ trong câu.
@ GV cho HS đọc ghi nhớ ® chốt lại mục ghi nhớ và chuyển ý.
Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu cấu tạo cụm danh từ.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ.
+ GV treo bảng phụ “Vua sai ban . Phải tội” ® HS tìm cụm danh từ?
=> Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
(?) Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên?
=>Trước danh từ: cả, ba, chín.
Sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.
(?) Sắùp xếp các từ ngữ phụ trên thành loại:
=>Phụ ngữ trước có 2 loại:
+ Chỉ số lượng ước phỏng,hay chỉ toàn thể (cả).
+ Chỉ số lượng chính xác, hay chỉ số lượng (ba)
* Phụ ngữ sau có 2 loại:
+ Chỉ vị trí: ấy (chỉ từ) , sau.
+ Chỉ đặc điểm: nếp, đực
(?)Vậy cấu tạo của cụm danh từ như thế nào? Em hãy xác định mô hình của cụm danh từ?
(?) Dựa vào việc liệt kê em hãy điền các cụm danh từ vào đúng các mô hình cấu tạo cụm danh từ?
* GV treo mô hình cụm danh từ và hướng dẫn HS xác định
Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phụ ngữ
Phần trung tâm
Danh từ
Phần sau
Phụ ngữ
t 2
t1
T 1
T 2
s 1
s 2
Tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
(Dựa vào SGV, giảng cho HS hiểu kí hiệu t1, t2, T1-T2, s1, s2 và cụm danh từ thiếu – không phải lúc nào cụm danh từ cũng có đầy đủ 3 phần, phần trước và phần sau có thể có hoặc không)
(?) Điền các cụm danh từ đã tìm được trong câu “Vua sai ban . phải tội” vào mô hình cụm danh từ?
=> Các nhóm HS điền vào bảng phụ.
Chú ý: Điền đúng vị trí của từng thành tố.
- HS nhận xét.
Phần trước
Phụ ngữ
Phần trung tâm
Danh từ
Phần sau
Phụ ngữ
t 2
T1
T 1
T 2
s 1
s 2
ba, chín, cả
làng, thúng, con,
năm, làng
gạo, trâu
nếp, đực, sau.
ấy, ấy
® GV nhận xét, đánh giá® sửa chữa
* HS đọc ghi nhớ /SGK 118
® GV tóm tắt lại ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
BT1: HS làm miệng khi giảng phần bài học.
BT2: Chép các cụm danh từ ở BT1 vào mô hình.
- GV phân nhóm.Tổ chức thảo luận ,
- Dãy1 , 2 BT2 nhóm 2 dãy 3 trình bày
- Dãy 3 , 4 BT3 nhóm 2 dãy 4 trình bày
® Cho các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng phụ (5’)
àGV thu bảng phụ lên sửa ® cả lớp cùng nhận xét từng bài tập.
à GV kết luận, chấm điểm, động viên
Nếu còn thời gian cho HS làm bài tập 4,5 (sách thiết kế) hoặc bài tập viết đoạn
BT4: Bổ sung
BT 5: Trong các cụm danh từ sau có cụm nào chưa đúng vì sao?
a) Năm chiếc chân, ba chiếc tay, bốn yêu thương, năm nhớ tiếc.
b) Gió thổi, chổi trời, nước mưa cưa trời.
c) Rắn già rắn lột, người già chui tọt vào xăng.
I. Cụm danh từ là gì?
- Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
- Hoạt động trong câu của cụm danh từ giống như một danh từ.
Ghi nhớ: (SGK/117)
II. Cấu tạo của cụm danh từ:
- Phụ ngữ trước bổ sung cho danh từ về số lượng.
- Phụ ngữ sau nêu lên đặc điểm của sự vật hoặc vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
* Ghi nhớ 2: (SGK/118)
III. Luyện tập:
1. Các cụm danh từ:
a/ Vua cha, một người chồng xứng đáng
b/ Một lưỡi búa của cha
c/ Một con yêu tinh ở trên núi
2 . Mô hình:
Phần trước
Phụ ngữ
Phần trung tâm
Danh từ
Phần sau
Phụ ngữ
t 2
T1
T 1
T 2
s 1
s 2
một
người,
lưỡi,
con
Chồng
búa,
yêu tinh
thật xứng đáng,
của cha để lại,
ở trên núi,có nhiều phép lạ
3. Điền từ:
Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi( đó) lại chui vào lưới mình.
Lần thứ ba vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
BT4: Cho một danh từ: thêm các phụ ngữ đứng trước và sau, đặt thành câu , đưa vào mô hình cụm danh từ.
BT 5:
a) Dùng sai từ phụ chiếc yêu thương, nhớ tiếc là động từ.
b) Thành ngữ.
c) Thành ngữ.
Hai câu b,c là những câu hoàn chỉnh.
4.4. Củng cố và luyện tập:
1. Nêu đặc điểm của cụm danh từ?
- Cụm danh từ có phần
+ Phần trung tâm ( danh từ )
+ Phụ ngữ trước bổ sung cho danh từ về số lượng.
+ Phụ ngữ sau nêu lên đặc điểm của sự vật hoặc vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
2. Tổ hợp từ nào Không phải là cụm danh từ?
A – Hai chữ “có bán.
B – Mỗi một chữ cá.
C – Vài hôm sau.
D – Lời nói không mất tiền mua.(x)
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh vào vở.
Chuẩn bị: Kiểm tra một tiết Tiếng Việt : học lại tất cả các ghi nhớ phần Tiếng Việt, làm lại các bài tập ở các tiết Tiếng Việt, tập đặt câu, viết đoạn
5. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 11.doc