Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS tập kể một câu chuyện thật, chính bản thân đã trãi qua, có ý nghĩa.

 b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.

 c) Thái độ: tính chân thực, tự nhận xét, đánh giá bản thân.

2. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn đề. Đáp án.

- HS: - Xem lại phương pháp làm văn kể chuyện.

 - Giấy, viết làm bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Thực hành,kể chuyện.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức:Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

 4.2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

 4.3. Giảng bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện mà chính bản thân chúng ta đã trãi qua.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bảo thủ dùng “ cẳng tay cẳng chân” để bảo vệ quan điểm b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể truyện ngụ ngôn. - Tìm hiểu phần nghĩa “ giáo huấn” khuyên răn của ngụ ngôn c) Thái độ: Giáo dục tinh thần thận trong khi xem xét đánh giá vật , tinh thần khiêm tốn , sự cầu tiến bộ . CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, tranh “ Thầy bói xem voi ”,SGK, bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài cũ, trả lời câu hỏi phần bài mới,vở, SGK,vở bài tập. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phát vấn, trực quan, thảo luận nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ: “Eách ngồi đáy giếng” (?) Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? => Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi , mượn truyện về đồ vật loài vật hoặc chính con người để nói bòng nói gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống . - Ngụ ngôn là lời nói ngụ ý , nghĩa là không nói thẳng , nói trực tiếp đều muốn nói. (?) kể tóm tắt truyện? =>Ếch sống trong một cái giếng sâu, một môi trường chật hẹp, lại sống rất lâu ngày Ếch thường kêu ồm ộp , vang rộng làm các con vật quanh nó toàn bé nhỏ rất sợ khi nó cất tiếng kêu. Eách cứ tưởng bầu trời trên đều chỉ bé bằng chiếc vung . - Trời mưa to nước tràn xuống giếng đưa ếch ta ra ngoài , quen thói cũ nó nhâng nháo đi lại khắp nơi chẳng thèm để ý mọi vật xung quanh nên bị con trêu đi ngang qua giẫm bẹp. (?) Nêu bài học ngụ ý ? Cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức. Biết nhìn xa trông rộng, không được chủ quan, kiêu ngạo (nghĩa bóng). 4.3: Bài mới: chúng ta đã từng biết đến những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của đạo phật ( trong kinh phật) , ngụ ngôn của Eâdốp , của Laphong Ten , của Krưlốp Ý nghĩa giáo huấn của truyện có khi nêu ra ở đầu truyện hoặc cuối truyện . Phần lớn ý nghĩa này ẩn trong nội dung câu truyện . - Truyện “thầy bói xem voi” ý nghĩa khuyên răn không bộc lộ trực tiếp mà ẩn sâu trong nội dung. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Đọc tìm hiểu văn bản: GV gọi học sinh đọc. GV: gọi học sinh kể tóm tắt với nội dung tóm tắt. + Năm thầy bói xem voi + Mỗi thầy “xem” một bộ phận con voi , ai cũng tin là mìmh “hiểu” voi đúng nhất ( Kiểu voi do các thầy tả lại) + Các thầy cãi nhau , đánh nhau mà không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau. GV gọi học sinh chia bố cục và nêu nội dung chính của mỗi đoạn Bố cục: Đoạn 1: Từ đầu đến “ thầy thì sờ đuôi” các thầy bói cùng nhau xem voi mỗi thầy xem một chổ Đoạn 2: tiếp theo đến “ cái chổi xuể cùng” các thầy bói miêu tả voi theo hiểu biết của mình.Ai cũng cho là mình đúng Đoạn 3: còn lại voi của mỗi thầy khác với thực tế Hoạt động 2: (?) Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh cá nhân như thế nào ? => Các thầy bói bị hỏng mắt chưa biết hình thù con voi như thế nào (?) Các thầy bói xem thế nào ? Có điều gì đáng chú ý trong cách xem này? => Các thầy chung tiền biếu người quản voi để xem . Nhưng bị hỏng mắt nên không thể xem voi bằng mắt được . Thay vào đó các thầy dùng “tay” để xem , xem bằng cách “sờ” .Và vì con voi quá lớn nên mỗi thầy chỉ xem được một thứ . “ Thầy thì sờ vòi , thầy thì sờ ngà , thầy thì sờ tai , thầy thì sờ chân , thầy thì sờ đuôi”. (?) Hãy nhắc lại lời miêu tả con voi của năm ông thầy bói? => Mỗi thầy chỉ tả theo cái mà các thầy sờ thấy Voi: Sun sun như con đỉa Chần chẫn như cái đòn càn Bè bè như quạt thóc Sừng sững như cái cột đình Tun tủn như cái chổi sể cùn. (?) Sự miêu tả về voi của năm ông thầy bói có đúng với hiểu biết thực tế về voi của họ không? => Sự hiểu biết khá chính xác với những gì mỗi thầy biết được . Nhưng không đúng với voi thực , vì đó chỉ là bộ phận của con voi mà thôi . Từng Bộ phận thì đúng , nhưng lấy bộ phận thay cho tổng thể trong trường hợp này là hoàn toàn sai. (?) Thái độ của năm ông thầy bói khi miêu tả về voi như thế nào ? Vì sao họ lại khăng khăng bác bỏ ý kiến của nhau ? => Thái độ miêu tả đầy tự tin . Vì chính bản thân đã “sờ tận tay” . Bởi thế thầy sau bác thầy trước khi thấy họ “tả” không đúng như mình biết. (?) Các thầy bói có tìm được tiếng nói chung trong miêu tả voi hay không ? Kết cục của cuộc thảo luận như thế nào ? => Họ không tìm được tiếng nói chung , ai cũng khăng nghĩ mình là đúng ( quả thực là họ đúng khi nói về bộ phận con voi mà họ sờ thấy) . Từ chỗ bỏ vệ ý kiến bằng lời lẽ , họ chuyển sang bảo vệ bằng “gân sức” , kết quả là họ “đánh nhau toác đầu chảy màu” mà không đạt được châu lí , họ vẫn không có khái niệm về voi. (?) Cảm hứng của truyện này là gì? hãy tìm chứng cứ để chứng minh ? => Cảm hứng chính của truyện là thái độ phê phán ,châm biếm. - Xem voi bằng cách sờ bằng tay là một việc bất bình thường . - Chỉ sờ một bộ phận con voi mà đã tin tưởng năm toàn bộ . Đã không có điều kiện xem tổng quát lại không lắng nghe ý kiến của người khác . - Họ giải quyết vấn đề bẳng vũ lực . - Kết cục là xem không biết gì về voi. (?) Bài học mà tác giả dân gian gởi gấm vào câu truyện này là những bài học gì? => Bài học mà tác giả dân gian muốn nói với người nghe là ; - Phải tìm hiểu vật bằng cách tiếp cận thích hợp ( phải xem bằng mắt ,xem bằng tay không tránh khỏi mò mẫm , sai sót) - Phải xem xét khái quát sự vật một cách toàn diện không lấy cục bộ , bộ phận để chỉ toàn thể . - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình không nên tự tin ở mức quá đáng thành ra bảo thủ - Chân lí khoa học được giải thích một cách thông minh , khoa học , chứ không phải bằng xô xat , ẩu đả. GV chốt gọi học sinh đọc ghi nhớ: Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. GV tổ chức cho các nhóm thảo luận + Dãy 1,2 thảo luận câu hỏi trong sách giáo khoa trang 103. ( Nhóm 2 dãy 2 trình bày) + Dãy 3 ,4 thảo luận câu hỏi (?) Điểm chung và riêng của hai bài ếch ngồi đáy giếng và thầy bói xem voi là gì? ( nhóm 2 dãy 3 trình bày) 1. Đọc , tìm hiểu chú thích II. Đọc , tìm hiểu văn bản 1.Giới thiệu cuộc xem voi của năm ông thầy bói. - Năm ông thầy bói mù xem voi bằng cách sờ bằng tay , mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi. 2. Miêu tả về voi của năm ông thầy bói. - Miêu tả chính xác những gì mỗi thầy biết được . Nhưng không đúng với voi thật - Thái độ khi phán về voi tự tin . - Không biết lắng nghe ý kiến người khác 3. Kết quả tranh luận và ý nghĩa khuyên răng. - Phải xem xét khái quát sự vật một cách toàn diện không lấy cục bộ , bộ phận để chỉ toàn thể . - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình không nên tự tin ở mức quá đáng thành ra bảo thủ + Ghi nhớ: SGK/ 103 III. Luyện tập: ( Học sinh tự kể ) - Điểm chung: Cả hai truyện đều nêu ra bài học về nhận thức , nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận , hiện tượng xung quanh - Điểm riêng : Eách ngồi đáy giếng nhắc nhỡ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình , không chủ quan kêu ngạo , coi thường những đối tượng xung quanh . - Thầy bói xem voi : bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng. 4.4 Củng cố và luyện tập: (?) Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi? => + Năm thầy bói xem voi + Mỗi thầy “xem” một bộ phận con voi , ai cũng tin là mìmh “hiểu” voi đúng nhất ( Kiểu voi do các thầy tả lại) + Các thầy cãi nhau , đánh nhau mà không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau. (?) Nêu ý nghĩa khuyên răng truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi? - Phải xem xét khái quát sự vật một cách toàn diện không lấy cục bộ , bộ phận để chỉ toàn thể . - Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình không nên tự tin ở mức quá đáng thành ra bảo thủ 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học bài: Học bài ghi, ghi nhớ, làm bài tập vào vở. Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn Xem lại bài kiểm tra của mình để sửa chữa. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc