Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 9

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

- Chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để điều hành lớp trong mọi hoạt động.

- Phát hiện khả năng văn nghệ của một số thành viên trong lớp.

- Thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự trường học, phòng chống tội phạm xâm nhập học đường.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Nội dung: - Tổng kết hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học qua.

- Đề ra phương hướng cho năm học mới.

- Bầu cán bộ lớp.

- Giới thiệu khả năng văn nghệ của các thành viên trong lớp.

- Ký cam kết thực hiện chỉ thị 33/CT.

2. Hình thức: - Báo cáo và thảo luận.

- Bầu cán bộ lớp.

III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Về phương tiện: - Bảng tổng kết hoạt động của lớp trong năm lớp 8.

- Bảng phương hướng hoạt động trong năm lớp 9.

- Một số tiết mục văn nghệ.

2. Về tổ chức:

- Cán bộ lớp họp để đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm qua, đồng thời thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới.

- Phân công chuẩn bị cụ thể: người viết tổng kết năm cũ (phó học tập cũ); Người viết phương hướng năm học mới (lớp trưởng cũ); Người điều khiển chương trình; Thư ký; Người trang trí lớp (Phó lao động cũ và một số nam sinh); mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.

- Giáo viên chủ nhiệm góp ý cho bảng tổng kết và phương hướng.

- Các học sinh trong lớp chuẩn bị ý kiến đóng góp và chọn cán bộ lớp mới.

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G: 1. Về phương tiện: - Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hòa bình và hữu nghị. - Một số điều trong 4 nhóm quyền trẻ em. - Giấy vẽ, bút màu, bài hát, tiểu phẩm, trò chơi . . . 2. Về tổ chức: - Phân công mỗi cá nhân, đại diện tổ chuẩn bị ý kiến của mình. - Xây dựng chương trình buổi diễn đàn, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề. - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: TIẾT 25 1. Khởi động. 2. Diễn đàn chủ đề: “Hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trong bối cảnh hiện nay. Những biện pháp để thực hiện hòa bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc.” - Đại diện các tổ lên trình bày bài tham luận của mình. - Vài cá nhân nêu quan điểm của mình. - Lớp thảo luận, bổ sung. - Người dẫn chương trình tổng kết lại. - Văn nghệ xen kẽ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của lớp. TIẾT 26 1. Khởi động. 2. Diễn đàn chủ đề: “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện hòa bình bằng hành động cụ thể, thiết thực.” - Đại diện các tổ lên trình bày bài tham luận của mình. - Vài cá nhân nêu quan điểm của mình. - Lớp thảo luận, bổ sung. - Người dẫn chương trình tổng kết lại. - Văn nghệ xen kẽ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của lớp. Ngày soạn: Ngày . . . . . Tháng . . . . . Năm . . . . . Tiết 27 SINH HOẠT VĂN NGHỆ HÁT MỪNG ngày 30/4. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: - Tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt. - Rèn luyện kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. - Ca ngợi những gương hy sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội . . . . 2. Hình thức: - Biểu diễn văn nghệ. - Trình bày tiểu phẩm. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Về phương tiện: - Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm . . . nhạc cụ (nếu có); Trang phục. - Khẩu hiệu “Mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/4”. 2. Về tổ chức: - Các tổ tập cá tiết mục văn nghệ. - Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục xây dựng chương trình - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: giới thiệu chương trình văn nghệ mừng ngày 30/4. 2. Biểu diễn văn nghệ: - Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ. - Giữa các tiết mục văn nghệ có xen câu đố vui. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của lớp. Tiết: 28 Ngày soạn: Ngày . . . . . Tháng . . . . . Năm . . . . . HỘI VUI HỌC TẬP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM. GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỂM MỚI. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: - Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kỳ. - Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kỳ. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Kiến thức của một số môn học do lớp chọn ra. 2. Hình thức: - Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc. - Hoạt động theo đội, nhóm. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Về phương tiện: - Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống . . . phục vụ cho ôn tập. - Nhiều phần thưởng nhỏ. 2. Về tổ chức: - Lựa chọn những môn học sẽ đưa vào hội thi. - Tập hợp những học sinh khá giỏi để xây dựng câu hỏi, bài tập, tình huống . . . Định hướng cho các tổ chuẩn bị. - Thông qua GVCN và GVBM để hoàn thiện hệ thống câu hỏi và đáp án, biểu điểm. - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, thư ký, BGK. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động. 2. Thi giải câu đố: - Đại diện các tổ lên bốc thăm câu hỏi, trả lời. - Các tổ khác bổ sung nếu có. - BGK nhận xét, cho điểm. - Thư ký công bố kết quả chung của các tổ. 3. Đánh giá hoạt động chủ điểm: Câu 1: Việc giữ gìn hòa bình và hữu nghị có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay? Câu 2: Em phải làm gì để góp phần gìn giữ hòa bình và hữu nghị? Câu 3: Em có cảm nghĩ gì về ngày 30/4? 4. giới thiệu chủ điểm mới: BÁC HỒ KÍNH YÊU. a. Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thanh niên”. b. Sinh hoạt văn nghệ mừng 19/5. Tổng kết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hướng dẫn hè. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần thái độ tham gia của lớp. Ngày soạn: Ngày . . . . . Tháng . . . . . Năm . . . . . Tiết 29 + 30 THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN” I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: - Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triễn tài năng và nhân cách. - Tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời dạy của Bác. - Xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thanh niên. - Trách nhiệm của học sinh lớp 9 trong việc thực hiện những lời dạy của Bác HỒ, chuẩn bị cho việc học lên THPT hay các trường trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống. 2. Hình thức: - Thảo luận, phát biểu cảm tưởng. - Báo cáo kết quả tìm hiểu. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Về phương tiện: - Báo cáo kết quả sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ, truyện ngắn nói về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên. - Điều 12, 13, 14, 15 . . . công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Bài phát biểu cảm tưởng. 2. Về tổ chức: - Xây dựng nội dung chương trình thảo luận: phát động cả lớp sưu tầm, tìm hiểu nội dung theo hướng đã thống nhất. - Lựa chọn những bài viết hay làm nòng cốt cho buổi thảo luận. - Phân công người điều khiển chương trình, trang trí, thư ký. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: TIẾT 29 1. Khởi động. 2. Thảo luận chung: - Người điều khiển chương trình lần lượt nêu câu hỏi: 1. Bác Hồ đã nói câu nào về vai trò xung kích của thanh niên? (Đáp án: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên) 2. Hãy đọc 4 câu thơ nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc? (Đáp án: Không có việc gì khó Chỉ sợ lóng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên) 3. Bạn hãy nêu những suy nghĩ của mình về từng câu nói trên của Bác. - Các tổ phát biểu ý kiến tham luận của mình. - Văn nghệ xen kẽ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của lớp. TIẾT 30 1. Khởi động. 2. Thảo luận chung: - Người điều khiển chương trình lần lượt nêu câu hỏi: 1. Bạn biết gì về quyền thành lập hay gia nhập các hiệp hội của trẻ em? 2. Trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta trong việc thực hiện những lời dạy của Bác? - Các tổ phát biểu ý kiến tham luận của mình. - Người điều khiển chương trình chốt lại vấn đề. - Văn nghệ xen kẽ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Người điều khiển chương trình nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của lớp. Ngày soạn: Ngày . . . . . Tháng . . . . . Năm . . . . . Tiết 31 SINH HOẠT VĂN NGHỆ 19/5. TỔNG KẾT HĐNGLL. HƯỚNG DẪN HÈ. 1. Yêu Cầu Giáo Dục: - Biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác. - Rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ, tạo không khí vui tươpi, phấn khởi những ngày cuối năm. -Cho HS thấy được những mặt mạnh đã làm được và những mặt chưa làm được trong năm. Từ đó tự đánh giá về kết quả hoạt động của mình. - Thấy được sinh hoạt hè là một việc quang trọng và thiết thực. 2. Nội Dung Và Hình Thức Hoạt Động: a. Nội dung: - Những bài hát ca ngợi Bác. - Tổng kết HĐNGLL. - Hướng dẫn sinh hoạt hè. b. Hình thức hoạt động: - Thi hát giữa các tổ, cá nhân. - Thảo luận, nhận xét, rút kinh nghiệm. - Hướng dẫn sinh hoạt hè. 3. Chuẩn Bị Hoạt Động: a. Phương tiện: - Các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác. - Kết quả các hoạt động của từng chủ điểm. - Danh sách học sinh của từng địa phương. b. Tổ chức: - Các tổ thảo luận và thống nhất kết quả. - GVCN hướng dẫn HS sinh hoạt hè. 4. Tiến Hành Hoạt Động: a. Khởi động. b. Thi hát giữa các tổ hay cá nhân: - Từng tổ trình bày tiết mục văn nghệ của mình. Vài cá nhân tham gia tiết mục riêng. - Lớp bình chọn tiết mục hay nhất giải tổ, giải cá nhân. c. Tổng kết HĐNGLL: - Lớp nhận xét những mặt làm được và chưa làm được trong từng chủ điểm. - Bình chọn học sinh tích cực nhất trong HĐNGLL. d. Hướng dẫn sinh hoạt hè: - GVCN hướng dẫn CBL lập danh sách theo từng địa phương. - Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sinh hoạt hè. 5. Kết Thúc Hoạt Động: - Người dẫn chương trình nhận xét chung. - GVCN phát biểu ý kiến và động viên HS tham gia sinh hoạt hè tốt.

File đính kèm:

  • docHDNGLL-L9.doc