I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a. Mỗi cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, ) chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn về các nhiệm vụ được giao trong năm, kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn, vai trò trách nhiệm của cán bộ lớp, cán bộ tổ ?
b. Câu hỏi thảo luận
- Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế nào ?
- Bạn có ý kiến gì cho bạn lớp phó phụ trách học tập của lớp ? (phụ trách lao động của lớp ?)
- Bạn nhận xét gì về hoạt động của thư kí lớp ?
- Hoạt động của các cán sự môn học trong năm học qua như thế nào ?
- Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng ?
Gợi ý đáp án
* Sau báo cáo của mỗi cán bộ trong lớp, cần góp ý cụ thể các mặt như : có thực hiện đủ các nhiệm vụ được giao không ? Ưu điểm ? Khuyết điểm ? Uy tín của lớp ?
- Cách thức bầu cán bộ lớp trong năm học này như thế nào ?
Gợi ý đáp án
+ Bỏ phiếu tín nhiệm
+ Bầu lại những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Bầu lại bằng bỏ phiếu kín.
+ Lấy tinh thần xung phong.
+ Phối hợp các cách nêu trên.
c. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ (hát về truyền thống nhà trường, )
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Trần Trí Nhân - THCS Phú Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n theo vấn đề mà cán bộ lớp đã phân công. Các ý kiến được ghi trên giấy khổ to. Tổ trưởng điều khiển thảo luận sao cho ai cũng đều phải có ý kiến phát biểu.
- Trong quá trình thảo luận, giáo viên nên quan sát và giúp đỡ kịp thời tổ nào còn lúng túng hoặc chưa sôi nổi.
* Hoạt động 2 : Trình bày kết quả thảo luận.
- Lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
- Lớp có ý kiến bổ sung hoặc đồng ý, hoặ không tán thành. Người dẫn chương trình khéo léo dẫn dắt để không khí lớp sôi nổi, vui tươi mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
- Giáo viên có thể giúp học sinh tóm tắt những nội dung chính sau thảo luận của học sinh.
* Hoạt động 3 : Biểu diễn văn nghệ.
Lần lượt các tiết mục văn nghệ được trình diễn với sự điều khiển của cán sự văn nghệ của lớp.
* Hoạt động cuối cùng
Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân và của tổ mình, lớp mình.
- Lớp có thể làm cam kết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy, có sự ghi nhận của giáo viên chủ nhiệm.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Hoạt động thứ ba : CHÚNG EM HÁT VỀ BÁC HỒ
I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a. Một số bài hát ca ngợi Bác Hồ
- Em được nghe chuyện Bác Hồ Thanh Phúc – Tạ Hữu Yên
- Nhớ giọng hát Bác Hồ Thanh Phúc
- Hoa thơm dâng Bác Hà Hải
- Tre ngà trên lăng Bác Hàn Ngọc Bích
- Tiếng chim trong vườn Bác Hàn Ngọc Bích
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác Hoàng Long – Hoàng Lân
- Mong Bác Hồ vào Nam Hoàng Việt
- Hát bên lăng Bác Cao Minh Khanh
- Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Phạm Tuyên
- Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh Xuân Hồng
- Buổi sáng trên thành phố Bác Hồ Mộng Lân
b. Một vài bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa
* Bài thơ “Em gặp Bác Hồ”
Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giường
Đưa bàn tay mát như kem sữa
Xoa lên tráng em đang dịu lửa
Vuốt lên mắt em đang bớt mờ
A, Bác Hồ !
Bác Hồ ta đó !
Bác mặc tấm áo ka – ki
Bàng bạc sương rừng Pắc Bó
Trán Bác có ngôi sao
Thảo nào
Bác đi đêm không lạc
Bác ơi, Bác !
Bác cười rung rung chòm râu
Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể
Thơm nắng đường xa
Bác cho em nhiều quà
Và khen dạo này em béo khỏe
Hơn ngày xưa nhiều
Cúc áo em bị đứt từ chiều
Đêm phanh ra, hở ngực
Bác đắp vào cho em
Rồi Bác ra rất êm
Bác đi !
Bác đi rồi !
Em bỗng oà lên khóc
Tỉnh dậy thấy ước đầm mái tóc
Nhìn xem Bác có đâu đây
Chỉ thấy đầy trời dèn sáng, mưa bay
Người người lặng im để viếng Bác
Bóng đèn rưng rưng nước mắt
Đúng rồi
Bệnh viện em vừa truy điệu Bác chiều nay
Nhưng Bác chỉ yên nghỉ ban ngày
Chứ ban đêm là Bác rời linh cữu
Bác chào cú đứng gác
Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới
Để chăm sóc trẻ con
Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện
* Trích đoạn trong bài thơ “Hà Nội có Bác Hồ”
Em chưa về Hà Nội
Nhưng đêm đêm nghe cơn gió nói
Về Gò thiên Đống Đa
Về chiếc cầu sắt bắc trên những mái nhà
Xe lửa và ôtô đi không gẫy
Về nước Hồ Gươm
Xanh như một mảnh trời
Ngọc Hoàng đánh rơi xuống đấy
Về ngôi nhà Bác ở giữa Ba Đình
Bóng Bác bên cây vú sữa
Tiếng Bác Hồ cười, em nghe rất rõ
c. Một vài câu truyện ngắn kể về Bác Hồ
* Câu truyện “Có thể cho người nghèo những thứ ấy”
Khoảng năm 1914, Bác Hồ lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành đã dến Luân Đôn thủ đô nước Anh. Ở đây có thời gian Bác đã phải làm phụ bếp cho khách sạn Các – tơn.
Ở khách sạn Các – tơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và đổ thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mì và những miếng bít – tết to tướng
Đế lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách anh đem để riêng ra và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa vào cho nhà bếp. Thấy vậy ông nhà bếp Ét – cốp – phi – e hỏi lại anh :
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác ?
Anh Thành điềm tĩnh trả lời :
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho những người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông nhà bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước đến nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo khổ.
* Câu truyện “Ngăn nắp và trật tự”
Hồi ở Pắc Bó, dù sống ở trong hang đá hay một lán nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn lộn. Sách báo, tài liệu, Bác xếp để trên các bậc. Ấm chén, bút mực cũng đều có quy định chỗ để hẳn hoi. Ai động đến là Bác biết. Bác có một chiếc máy chữ mang từ nước ngoài về, thường vẫn dùng để đánh tài liệu. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Bác xếp máy chữ vào một túi riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận. Chả thế mà có hôm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã xếp xong các thứ gọn gàng. Còn các đồng chí khác thì chạy tới, chạy lui, vấp cả vào nhau. Có đồng chí, thứ cần thiết thì không đem đi, thứ không cần thì lại lấy. Thấy thế, Bác nhẹ nhàng bảo :
- Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng như trong nếp sống hằng ngày của người cán bộ, các chú phải thường xuyên chú ý rèn luyện.
Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy. Trên bàn làm việc của Bác dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau buổi sáng, trước lúc sang ăn cơm, Bác đều xếp tài liệu, sách vở ngăn nắp. Buổi chiều hết giờ làm việc, Bác mang tài liệu lên nhà mỗi thứ để một nơi theo đúng chỗ quy định.
Một lần đang lúc giữa trưa thì còi thành phố báo động có máy bay Mĩ đến. Bác bình tĩnh từ trên nhà đi xuống cầu thang. Nhìn thấy một số đồng chí bảo vệ tất tưởi chạy ra hầm, quần, áo, súng, đạn, ba – lô không gọn gàng, Bác bảo :
- Các chú là bộ đội phải bình tĩnh và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Lúc có giặc cũng như khi không có giặc. Muốn vậy, trong cuộc sống hằng ngày, các chú phải sống ngăn nắp, trật tự và gọn gàng.
* Câu truyện “Bữa cơm đầu tiên ở Hà Nội”
Sau Cách mạng tháng tám, Trung ương giao cho đồng chí Trần Đăng Ninh đón Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội. Bác đi đò qua sông Hồng đến làng Gạ (tên chữ là làng Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội), và ở nhà một cơ sở của an toàn khu Trung ương. Đó là vào tối ngày 23 thnág 8 năm 1945. Anh chị em tự vệ xã đã nhanh chóng chuẩn bị bữa cơm tối đón đoàn cán bộ chiến khu về ăn sau một chặng đường xa biết bao mệt nhọc.
Bữa cơm hôm đó có gần 20 người dự, chia làm 3 mâm trên hai chiếc phản và trên bàn. Cụ già nhất ngồi trên phản cùng anh em. Bữa cơm có cơm gạo đỏ nấu hơi khô, thức ăn có canh mướp và muối vừng. Ai cũng ngại Cụ già không ăn được, nhưng Cụ vẫn dùng cơm ngon lành như mọi người khác.
Ăn xong, một đồng chí tự vệ rót nước và bưng lên mời Cụ uống, Cụ bảo :
- Cứ để ấm chén ở phản. Ai uống thì người ấy rót lấy. Chú không phải bưng như vậy.
Tất cả anh em tự vệ có mặt hôm ấy không ai biết rằng bữa cơm đạm bạc đón đoàn cán bộ chiến khu về là bữa cơm đầu tiên ở Hà Nội của Cụ Chủ tịch nước mà ít ngày sau đó họ mới ngỡ ngàng nhận ra trên lễ đài trong ngày độc lập.
2. Chuẩn bị về tổ chức
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Phát động toàn lớp sưu tầm các câu truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi Bác Hồ. Mỗi học sinh ít nhất phải có từ 2 – 3 bài.
- Giao cho cán bộ lớp tập hợp kết quả sưu tầm của các bạn và sắp xếp thành chương trình sinh hoạt văn nghệ.
b. Học sinh :
- Mỗi học sinh theo sự phân công của tổ sẽ tự sưu tầm và chuẩn bị tập dượt (ví dụ như : tập hát, tập kể chuyện, tập ngâm thơ, ).
- Mỗi tổ đăng ký từ 4 – 5 tiết mục sẽ tham gia với lớp.
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình biểu diễn.
- Cử người dẫn chương trình biểu diễn (có thể là hai người : 1 nam; 1 nữ).
- Chuẩn bị nhạc cụ (nếu có).
- Phân công trang trí lớp.
II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động mở đầu
- Toàn lớp hát bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” (Phạm Tuyên).
- Hai người dẫn chương trình điều khiển : Nêu lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có), giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ.
* Hoạt động 1 : Biểu diễn
- Dưới sự điều khiển của hai người dẫn chương trình, các tiết mục văn nghệ lần lượt trình diễn. (Lưu ý : cần xen kẽ giữa hát, đọc thơ, kể chuyện).
* Hoạt động 2 : Phát biểu cảm tưởng.
Người dẫn chương trình mời một vài học sinh phát biểu cảm tưởng về buổi sinh hoạt này, về Bác Hồ kính yêu.
* Hoạt động cuối cùng
Giáo viên phát biểu ý kiến, động viên học sinh cùng cố gắng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
- Nhắc nhỡ học sinh chuẩn bị cho hoạt động cuối năm học.
File đính kèm:
- Khoi 8.doc