Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Hồ Thị Kim Hoa - Trường THCS Bình Thịnh

. Mục tiêu :

- Làm cho học sinh có được những hiểu biết chung về lịch sử, sự hình thành và phát triển của nhà trường.

- Biết đoàn kết, giúp nhau phát huy truyền thống đó.

- Tự hào và tôn trọng các truyền thống tốt đẹp đó.

II. Nội dung và kế hoạch hoạt động trong tháng

Tuần 1 : Tổ chức bầu cán bộ lớp mới.

Tuần 2 : Tổ chức trao đổi về vị trí và nhiệm vụ của người học sinh lớp 8

Tuần 3 : Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường.

Tuần 4 : Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm tháng 9.

 TUẦN 1 : BẦU CÁN BỘ LỚP

1. Yêu cầu giáo dục

- Giúp học sinh hiểu rõ vai rò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những những cán bộ lớp mới có đủ năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm.

2. Nội dung và hình thức hoạt động

a. Nội dung :

- Báo cáo tổng kết của đôi ngũ cán bộ lớp sau một năm học

- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới: lớp trưởng, các lớp phó, cacsc tỏ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học, cán sự chức năng.

b. Hình thức hoạt động

- Nghe báo cáo và thảo luận

- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết

3. Chuẩn bị.

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Hồ Thị Kim Hoa - Trường THCS Bình Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng 12 : uống nước nhớ nguồn I. Mục tiêu : - Hs hiểu sâu về truyền thống vẻ vang của quân đội ta. Biết ơn sâu sắc và tự hào với truyền thống đó của bộ đôi cụ hồ. - Biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh, học tập tốt, sông slành mạnh chăm ngoan. II. Nội dung và kế hoạch hoạt động trong tháng Tuần 1 : Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương em Tuần 2 : Tổ chức thi văn nghệ: Hát về quê hương - đất nước Tuần 3 : Tổ chức thi “ Rung chuông bạc” Tuần 4 : Hội vui học tập . Tuần 1 : truyền thống cách mạng của địa phương em. 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa cảu truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân - Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương. - Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung : - Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và phong trào lao động xây dựng đất nước. - Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương. b. Hình thức hoạt động - Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ. 3. Chuẩn bị. a. Phương tiện hoạt động. - Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương. - Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương. - Một số câu hỏi về truyền thống cáh mạng của quê hương. b. Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp: + Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc về một giai đoạn lịch sử cụ thể: * Trong cách mạng tháng tám * Trong kháng chiến chống Pháp * Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. + Thống nhất chương trình hoạt động - Nhiệm vụ của học sinh: + Phân công người điều khiển chương trình: Em Bùi Huy Sang + Từng tổ phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình * Tổ 1: Nguyễn Minh Quốc. * Tổ 2: Nguyễn Xuân Nhất * Tổ 3: Võ Thị Lộc + Phân công trang trí lớp: Nam, Khôi, Hoa, Giang, Nga. + Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Thảo, Tú, Ba, Nga. 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động. - Hát tập thể bài hát “ Như có Bác Hồ ”, “ ước mơ xanh ” - Tuyên bố lý do : Giới thiệu chương trình hoạt động, người điều khiển và thư kí ( Nguyễn Thị Thúy Nga ). b. Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương. - Người điều khiển chương trình: Bùi Huy Sang mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. - Các tổ nghe và góp ý bổ sung, trao đổi, thảo luận. - Người điều khiển tổng kết. c. Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương - Tổ 1: Vở hài kịch: Uống nước nhớ nguồn. - Tổ 2: Hát múa bài: Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Tổ 3: Hát đơn ca: Viếng lăng Bác. 5. Kết thúc hoạt động : Tuần 2 : hát về quê hương - đất nước 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : - Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước... - Có tinh thần yêu văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung : - Ca ngợi quê hương, đất nước. - Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội Anh hùng. - Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng. b. Hình thức hoạt động - Thi cá nhân - Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi - Thi hát giữa các tổ. 3. Chuẩn bị. a. Phương tiện hoạt động. - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước. - Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước. - Một số nhạc cụ cần thiết nếu có. - Phần thưởng. b. Về tổ chức : - Gvcn phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động. - Gvcn cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động. - Mỗi tổ lựa chọn 6 thành viên dự thi có 3 nôi dung (mỗi nội dung có 3 thành viên ) đã nêu trên và chuẩn bị một câu đó vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện để sẵn sàng xung phong tham gia. - Phân công người dẫn chương trình, dự kiến ban giám khảo, mời đại biểu, chuẩn bị phần thưởng. 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động. - Hát tập thể bài hát “ Như có Bác Hồ ”, “ ước mơ xanh ” - Tuyên bố lý do : Giới thiệu chương trình hoạt động, người điều khiển và thư kí ( Nguyễn Thị Thúy Nga ). b. Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ. Yêu cầu và cách thực hiện như sau: + Hát các bài hát có tên địa danh về Thái Yên và Đức Thịnh + Các tổ lần lượt thể hiện + Bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước không được tính điểm. + Sau 3 đến 4 lượt, tổ nào hát được đến cuối cùng là tổ đó thắng. c. Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương - Tổ 1: Vở hài kịch: Uống nước nhớ nguồn. - Tổ 2: Hát múa bài: Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Tổ 3: Hát đơn ca: Viếng lăng Bác. 5. Kết thúc hoạt động : Tuần 3 : tổ chức cuộc thi “ Rung chuông bạc” chào mừng ngày 22/12 I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày thành lập quân đội 22/12 + Lịch sử ngày 22/12 + Trách nhiệm về học tập, rèn luyện của học sinh để đền đáp công ơn của anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc 2. Chuẩn bị về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các thày cô giáo bộ môn, phụ huynh, cán bộ lớp bàn về chương trình cuộc thi. - Học sinh: chuẩn bị về kiến thức học trong học kỳ 1 để trả lời câu hỏi của cuộc thi rung chuông bạc II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động * Hoạt động mở đầu - Hát tập thể: Biết ơn anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh - Tuyên bố lý do: Để thiết thực chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân. Hôm nay trường THCS Bình Thịnh tổ chức cuộc thi “ Rung Chuông Bạc” khối 8 - Giới thiệu khách mời. - Giới thiệu chương trình của tiết hoạt động. * Hoạt động1: Giới thiệu lịch sử về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam - Người điều khiển đọc tóm tắt lịch sử ngày thành lập quân đội nhân dân. * Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng 22-12 - Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. - Đại diện ban phụ huynh, thầy cô giáo có thể góp vui văn nghệ cùng HS * Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi - Có 30 câu hỏi trong chương trình. - Nếu có bạn nào trả lời được 30 câu hỏi đó thì sẽ được rung chuông bạc. Nhưng nếu bạn nào trả lời sai thì phải tự giác ra khỏi chổ và ngồi làm khán giả. * Kết thúc hoạt động - Ban tổ chức cảm ơn sự hiện diện của các thầy cô giáo, của đại diện ban phụ huynh trong buổi lễ. - Chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các vị đại biểu. Tuần 4 : Hội vui học tập 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : - Nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học. Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. - Hứng thú chăm chỉ vượt khó trong học tập để đạt được kết quả cao. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung : - Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của một số môn học - Những kiễn thức được vận dụng vào cuộc sống. - Những liên tưởng tự nhiên và xã hôi cần được giải thích. b. Hình thức hoạt động - Thi hỏi đáp: Trả lời các câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Tìm nghĩa của từ, tìm tác giả của bài thơ, bài hát, tác phẩm văn học, một định lý, định luật. 3. Chuẩn bị. a. Phương tiện hoạt động. - Các câu hỏi, các bài tập, câu đố các môn học và đáp án. - Giấy bút, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ - Phần thưởng. b. Về tổ chức : Gvcn nêu yêu cầu hoạt động. - Lớp thảo luận thống nhất các môn học cần tổ chức hội thi. - Gvcn liên hệ với các gv bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp đỡ xây dựng câu hỏi và đáp án. 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động. - Hát tập thể bài hát “ Như có Bác Hồ ”, “ ước mơ xanh ” - Tuyên bố lý do : Giới thiệu chương trình hoạt động, người điều khiển và thư kí ( Nguyễn Thị Thúy Nga ). b. Thi tiếp sức giả các bài toán: - Mời cố vấn môn toán ra bài tập và quy định thời gian hoàn thành(vừa làm ban giám khảo). - BGK thống nhất cho điểm c. Đọc câu đố: ( Cố vấn môn Ngữ Văn). 1. Ai viết văn Chiêu Hồn ? 2. Ai đã viết “ Cỏ non xanh màu” 3. Ai đã viết “ Mời trầu” 4. Khóc Dương Khuê nhỏ giọt sầu của ai ? 5. Ai là tác giả của “ Rằm Tháng Giêng” vằng vặc trăng treo? 5. Kết thúc hoạt động : Chủ điểm tháng 1 - 2 : mừng đảng, mừng xuân Tuần 1 : thi tìm hiểu về đảng 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : - Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3-2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống về vẻ vang của Đảng. - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đèn đáp công ơn của Đảng. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung : - Lịch sử ngày thành lập Đảng (3/2/1930). - Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo b. Hình thức hoạt động - Thi tìm hiểu theo tổ 3. Chuẩn bị. a. Phương tiện hoạt động. - Các tư liệu, các tranh ảnh, câu đố, câu hỏi ... liên quan đến cuộc thi. - Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố. - Tặng phẩm để thưởng. - Chuông báo giờ của BGK - Các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời. b. Về tổ chức : - Nhiệm vụ chính là GVCN + Nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp. + Hội ý với các cán bộ lớp để thống nhất về nội dung - Nhiệm vụ của HS: + Lực lượng cán bộ cùng Gvcn bàn bạc về nội dung, hình thức và chương trình tiến hành hoạt động. + Tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao và triển khai hoạt động theo kế hoạch 4. Tiến hành hoạt động. a. Khởi động. - Hát tập thể bài hát “ Như có Bác Hồ ”, “ ước mơ xanh ” - Tuyên bố lý do : Giới thiệu chương trình hoạt động, người điều khiển và thư kí ( Nguyễn Thị Thúy Nga ). b. Cuộc thi: - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố ... - BGK công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án. Người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng số điểm của từng đội. - Đối với câu khó có thể mời cố vấn hoặc các bạn cổ động viên (có quà tặng). - Người dẫn chương trình có văn nghệ xen kẽ. - Công bố kết quả cuộc thi. - Trao phần thưởng cho cá nhân và tập thể được giải. 5. Kết thúc hoạt động :

File đính kèm:

  • docHDNGLL8(1).doc