Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Chủ Điểm Tháng 9: Truyền Thống Nhà Trường

I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.

- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhịêm vụ năm học mới.

II/ Nội dung và hình thức hoạt động:

1/ Nội dung:

- Nội quy của trường và của lớp.

- Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết.

2/ Hình thức hoạt động:

- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Trao đổi , thảo luận trong lớp.

- Văn nghệ.

3/ Chuẩn bị hoạt động:

a/ Phương tiện:

- Văn bản nội quy của trường và của lớp.

- Bản ghi nhiệm vụ năm học.

- Một số bài hát và câu chuyện.

b/ Tổ chức:

- Giáo viên nêu yêu cầu, kế hoạch học tập, chuẩn bị câu hỏi có liên quan đến vấn đề cần nêu.

- Học sinh sẽ tìm hiểu trước nội quy để thảo luận.

- Sinh hoạt văn nghệ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Chủ Điểm Tháng 9: Truyền Thống Nhà Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập và rèn luyện đạo đức trong học kỳ II. Các biện pháp và kế hoạch cụ thể. 2/ Hình thức hoạt động: Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch. Ký bản cam kết thi đua. 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: Các bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của tổ; của lớp. Các câu hỏi thảo luận, bản cam kết của lớp. b/ Tổ chức: GVCN cố vấn cho BCB lớp xây dựng kế hoạch, xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kỳ II. Trên cơ sở bản dự thảo của lớp, các tổ trưởng XD chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp của tổ. Cử lớp trưởng điều khiển. GVCN cùng BCB lớp xây dựng các câu hỏi thảo luận. Phân công thư ký lớp ghi biên bản thảo luận, chuẩn bị chương trình văn nghệ. GVCN soạn bản cam kết thi đua. III/ Tiến hành hoạt động: Hát tập thể. Sau đó GVCN nêu lý do và yêu cầu của hoạt động. Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kỳ II một cách cụ thể. + Kết quả học tập: Giỏi: .. HS Khá: HS Yếu – kém: . HS + Tất cả đều phấn đấu không có điểm kiểm tra dưới 5. + Kết quả hạnh kiểm: Tốt – Khá: % Yếu : % + Tất cả đều chấp hành tốt nội qui của lớp và trường. + Đảm bảo sĩ số 100 %, không có HS đi học trễ, nghỉ học phải có lý do. + Tuyệt đối không có HS quay cóp trong khi kiểm tra, thi cử. Lớp thảo luận từng chỉ tiêu để đi đến kết quả. lớp trưởng nêu các biện pháp rèn luyện của lớp và kế hoạch thực hiện:Phân công HS Khá - Giỏi kèm cặp HS Yếu – Kém. Tiến hành lập tổ, nhóm, đôi bạn học tốt. Các tổ đăng ký chỉ tiêu phấn đấu của tổ mình và biện pháp thực hiện. Sau khi đã đi đến nhất trí, lớp trưởng đọc bản cam kết thông qua trước lớp. Cả lớp tiến hành kí vào bản cam kết. Lớp phó VT điều khiển một số tiết mục văn nghệ. IV/ Kết thúc hoạt động: Lớp trưởng tổng kết lại các chỉ tiêu và biện pháp phấn đấu của lớp trong học kỳ II. GVCN nhận xét và dặn dò. Tiết: 22 Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm. I/ Học sinh tự đánh giá: _ HS tự viết bản đánh giá hoạt động của mình bằng cách viết câu trả lời vào một tờ giấy. 1/ Qua các hoạt động của chủ điểm “ Mừng Đảng – Mừng Xuân”, em đã hiểu thêm được gì về Đảng? và công ơn của Đảng đối với quê hương? Em biết gì về các truyền thống văn hoá tốt đẹp ngày xuân, ngày tết? 2ề nhận thức, thái độ và kết quả tham gia các hoạt động, em tự xếp loại bản thân ở mức độ nào? ( Tốt – Khá - TB – yếu ) II/ Tổ đánh giá, xếp loại: Sau khi cá nhân HS đã tự đánh giá về bản thân, các tổ tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của tổ. ( Tốt – Khá - TB – yếu ) III/ GVCN đánh giá, xếp loại: GVCN tổng hợp kết quả đánh giá của các tổ, rút ra kết quả chung cho cả lớp. Chủ điểm tháng 3: TIEÁN BệễÙC LEÂN ẹOAỉN Tiết: 24 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Nội dung và phương tiện hoạt động ngày 08 / 03. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Tự tìm hiểu về nguyên nhân và sự ra đời của ngày quốc tế phụ nữ 08 / 03 Có được một kế hoạch để chuẩn bị chu đáo cho hoạt động chào mừng. II/ Nội dung Nêu ý nghĩa ngày 08 / 03. Chúc mừng tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ. Các bài hát, bài thơ về mẹ và cô giáo. Một vài câu đố vui và tặng phẩm. III/ Phương tiện hoạt động: Bản tóm tắt ý nghĩa ngày 08 / 03. ( Lớp trưởng ) Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn nữ. ( các bạn nam chuẩn bị mỗi người một bông) Tặng phẩm cho các bạn nữ. ( các bạn nam tự chọn bạn nữ để tặng phẩm ) Các bạn nam theo từng nhóm lên kế hoạch, có sự tập dợt và có sự phân công cụ thể. IV/ Kết thúc hoạt động: _ GVCN dặn dò lần cuối những nội dung và phương tiện để HS nắm lại để chuẩn bị cho tốt. _ Cho HS nhắc lại các công việc đã được phân công: + Dẫn chương trình: + Nêu ý nghĩa ngày 08 / 03: + Văn nghệ: + Chuẩn bị câu đố vui: + Tặng hoa và quà cho các bạn nữ: HS nam Tuần: 25 Hoạt động 2: Chúng em ca hát mừng Mẹ và Cô. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu rõ ý nghĩa ngày 08 / 03: ( là ngày hội của phụ nữ TG nói chung và phụ nữ VN nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ , của cô giáo và các bạn nữ ) Ca hát mừng Mẹ và Cô là những lời gởi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với Bà - Mẹ – Cô giáo, là sự tôn trọng và bình đẳng nam – nữ trong đời sống XH. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: ( Như đã phổ biến và hướng dẫn ở tuần 24 ) 2/ Hình thức hoạt động: Tặng hao và quà chúc mừng ngày 08 / 03. Biểu diễn văn nghệ. Đố vui và liên hoan. III/ Tiến hành hoạt động: Háy tập thể Tuyên bố lý do và nói lời chúc mừng cô giáo. Một HS nam đại diện lên tặng hoa Người dẫn chương trình nói lời chúc mừng các bạn nữ, mời các bạn nữ lên để các bạn nam tặng quà và hoa. Một bạn nữ đại diện nói lời cảm ơn các bạn nam trong lớp . Cả lớp hát tập thể Biểu diễn văn nghệ, đố vui và liên hoan. IV/ Kết thúc hoạt động: GVCN phát biểu ý kiến. Hát tập thể “ Lớp chúng mình”. Tuần: 26 Hoạt động 3: Học sinh nghe nói chuyện về ý nghĩa, truyền thống ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu rõ ngày thành lập Đoàn ( 26 / 03 / 31 ) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn. Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: Lịch sử ngày thành lập Đoàn. Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương Đoàn viên tiêu biểu. 2/ Hình thức hoạt động: Nghe nói chuyện, hỏi đáp và văn nghệ. 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: Các tư liệu báo cáo của báo cáo viên. Vật trang trí: Khăn bàn , bình hoa Các tiết mục văn nghệ. b/ Tổ chức: GVCN nêu mục đích, yêu cầu của buổi nghe nói chuyện và đề nghị mỗi HS viết thu hoạch . Cử người điều khiển chung chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ Dự kiến mời báo cáo viên : Cán bộ tỉnh đoàn TNCS HCM Ninh Thuận III/ Tiến hành hoạt động: Hát tập thể điều khiển ) Nêu lý do và yêu cầu của hoạt động . Giới thiệu báo cáo viên. Báo cáo viên nói chuyện ( có thể minh hoạ bằng ảnh) Trong quá trình nghe nói chuyện, học sinh có thể nêu các vấn đề, sự kiện chưa rõ hoặc yêu cầu báo cáo viên trình bày thêm thông tin. Người điều khiển thay mặt cả lớp nói lời cảm ơn với báo cáo viên. Văn nghệ : Các tiết mục đã được phân công chuẩn bị. IV/ Kết thúc hoạt động: Người điều khiển đọc câu hỏi để học sinh cả lớp viết thu hoạch : Nêu thời gian ra đời của Đoàn TNCS HCM ? Đoàn đã đổ tên gọi bao nhiêu lần ? nêu giai đoạn và tên gọi cụ thể ? Chương trình hành động của tuổi trẻ hiện nay là gì ? Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và kết thúc Tuần: 27 Hoạt động 4: Tổ chức hoạt động, gương sáng đoàn viên. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: _ Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử và truyền thồng của Đoàn. _ Tự hào , tin yêu Đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên . _ Học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: _ Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc. _ Các gương sáng đoàn viên trong học tập, lao động , biết vượt khó vươn lên. _ Các gương sáng đoàn viên trong trường và ở địa phương . _ Các gương sáng đoàn viên qua các bài thơ, bài hát 2/ Hình thức hoạt động: _ Bốc thăm câu hỏi ( đọc thơ, hát, kể chuyện) _ Văn nghệ . 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: _ Các câu chuyện thơ, bài hát mà học sinh sưu tầm được . _ Các câu hỏi và đáp án . _ Phiếu bốc thăm và hộp phiếu . _ Bảng điểm cho ban giám khảo và phần thưởng . _ Các tiết mục văn nghệ . b/ Tổ chức: _ GVCN họp với cả lớp để : Thông báo cho học sinh về chủ đề hoạt động , nội dung và hình thức tiền hành . Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu cho hoạt động . _ GVCN hội ý với BCB lớp để thống nhất các yêu cầu về tổ chức hoạt động và phân công chuẩn bị: + Dẫn chương trình + Ban giám khảo ( mỗi tổ một người ) + Phụ trách văn nghệ ( lớp phó VT ) + Phân công trang trí ( tổ 2 ) + Chuẩn bị phần thưởng III/ Tiến hành hoạt động: _ Hát tập thể. _ Tuyên bố lý do, giới thiệu BGK. Nêu hình thức, thể lệ cuộc thi, cách chấm điểm củaBGK _ các tổ lần lượt lên bốc thăm câu hỏi của tổ mình ( Bốc số câu hỏi ) _ BGK chấm và công bố điểm công khai trên bảng. _ Trong quá trình hoạt động sẽ xen kẽ các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị. IV/ Kết thúc hoạt động: _ Công bố điểm của từng tổ và chúc mừng. _ GVCN phát thưởng, nhận xét và dặn dò. Tuần: 28 Hoạt động 5 Chuẩn bị văn nghệ chào mừng 26 / 03. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: _ Phát huy khả năng văn nghệ sẵn có của mình. _ Có ý thức và tinh thần trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể. _ Thuộc và biết hát các bài hát về Đoàn. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: _ Các bài hát về Đoàn, Đội, Bác Hồ. _ Các bài thơ ca ngợi về Đoàn, Bác Hồ . 2/ Hình thức hoạt động: _ Thi văn nghệ gữa các tổ, nhóm . _ Chấm điểm , phát thưởng và liên hoan . 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: _ Các tiết mục văn nghệ : hát ( đơn, song ca, tam ca ), múa , đọc hoặc ngâm thơ, kịch _ Nhạc cụ, trang phục, hoa và tặng phẩm . b/ Tổ chức: _ Các tổ , nhóm chuẩn bị và đăng ký tiết mục . _ Lên danh sách, thứ tự các tiết mục cho hợp lý, hài hoà. _ Lập danh sách ban giám khảo , làm biểu điểm và bảng điểm ( ban cán bộ lớp) _ Phân công điều khiển chương trình , trang trí . _ GVCN phân việc cụ thể : Điều khiển chung : lớp phó văn thể . Giới thiệu tiết mục văn nghệ : tổ , nhóm cử đại diện Trang trí : học sinh nam tổ 3 và 4 Chuẩn bị hoa và quà : một bông hoa hoặc quà / học sinh III/ Tiến hành hoạt động: _ Lớp hát tập thể . _ Tuyên bố lý do và giới thiệu hoạt động ( lớp phó VT ) _ Giới thiệu ban giám khảo và nêu yêu cầu ( đại diện BGK ) _ Lần lượt các tổ , nhóm lên trình diễn tiết mục văn nghệ đã đăng ký và được xếp theo thứ tự . _ Ban giám khảo chấm điểm công khai . _ Tổng kết và phát thưởng ( GVCN) IV/ Kết thúc hoạt động: _ GVCN nhận xét đánh giá tinh thần , ý thức, kỷ luật của học sinh. Động viên và phát huy kết quả hoạt động . _ Liên hoan và bế mạc ./

File đính kèm:

  • docngll 8.doc