I.MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.
- Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
-Kỹ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp
- Kĩ năng tự tin trong học tập và rèn luyện.
-Kỹ năng trình bày suy nghĩ về học tập,rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người hsinh lớp 8
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo
- Nhóm nhỏ
- Hỏi và trả lời
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua
- Phiếu bầu , giấy Ao, bút lông
- Một số tiết mục văn nghệ
- Câu hỏi thảo luận:
1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8?(Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người hsinh lớp 8 )
2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao?
3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Chủ Điểm Tháng 9: Truyền Thống Nhà Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỗi lượt, mỗi đội hát một bài (có thể hát cá nhân hoặc hát cả đội ). Hát đúng được 10 điểm, hát sai hoặc hết thời gian quy định thì bị điểm 0 và đến lượt đội khác. Đội nào điểm cao thì đội đó thắng
- Ban giám khảo công khai chấm điểm lên bảng.
3. Thực hành:
Hoạt động 3 : Viết tích cực:
- Người điều khiển phát cho mỗi nhóm Học sinh một phiếu bài tập để các em trả lời những câu hỏi có ghi trong phiếu đó.
? Hãy nêu tên những anh hùng ở địa phương mà em biết?
? Những bài hát hát về anh bộ đội Cụ Hồ?
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu hs về nhà tìm những tấm gương anh hùng, các liệt sĩ,thương binh., người có công với cách mạng ở địa phương
- GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ
VI. Tư liệu:
- Tư liệu về các anh hùng liệt sĩ quê hương đất nước
- Các bài hát, bài thơ chuyện kể....về các anh hùng, liệt sĩ, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương
NGAØY THAØNH LAÄP QUAÂN ÑOÄI NHAÂN DAÂN VIEÄT NAM(22 – 12 – 1944)
Theo söï chuyeån bieán cuûa caùch maïng, Baùc Hoà kính yeâu ñaõ chæ thò thaønh laäp Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân.
Ngaøy 22 – 12 – 1944 taïi moät khu röøng thuoäc toång Hoaøng Hoa Thaùm, Nguyeân Bình, Cao Baèng, Ñoäi Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân ñaõ ñöôïc thaønh laäp. Luùc ñaàu ñoäi chæ coù 34 ngöôøi vôùi 43 khaåu suùng caùc loaïi, ñaët döôùi söï chæ huy cuûa ñoàng chí Voõ Nguyeân Giaùp. Thaønh laäp ñöôïc 2 ngaøy, ñoäi ñaõ laäp ñöôïc chieán coâng vang doäi : dieät 2 ñoàn Phay Khaét vaø Naø Ngaàn, môû ñaàu truyeàn thoáng thaéng traän vaø duõng caûm, möu trí, linh hoaït cuûa quaân ñoäi ta. Ngaøy 15 – 05 – 1945, Vieät Nam tuyeân truyeàn giaûi phoùng quaân vaø caùc trung ñoäi cöùu quoác quaân ôû Baéc Sôn hôïp thaønh ñoäi Vieät Nam giaûi phoùng quaân.
Ngaøy 16 – 08 – 1945, töø caây ña Taân Traøo, ñôn vò chuû löïc cuûa Vieät Nam giaûi phoùng quaân do ñoàng chí Voõ Nguyeân Giaùp chæ huy tieán veà thò xaõ Thaùi Nguyeân, môû ñaàu cho toång khôûi nghóa toaøn quoác.
Toång khôûi nghóa thaéng lôïi, nöôùc Vieät Nam Daân Chuû Coäng Hoøa ra ñôøi, Quaân ñoäi ta mang teân Veä quoác ñoaøn.
Trong khaùng chieán choáng Phaùp quaân ñoäi ta mang teân quen thuoäc nhaát cho ñeán ngaøy nay laø Quaân ñoäi nhaân daân Vieät Nam.
Vôùi chieán thaéng Ñieän Bieân Phuû vó ñaïi, quaân ñoäi ta böôùc vaøo thôøi kyø tröôûng thaønh.
Töø ñoù ñeán nay, treân chaëng ñöôøng daøi giaûi phoùng vaø baûo veä ñaát nöôùc, quaân ñoäi ta ñaõ laäp neân nhöõng chieán coâng hieån haùch... ñöôïc Toå quoác vaø nhaân daân tin yeâu ñaët cho caùi teân trìu meán laø Boä ñoäi Cuï Hoà./.
........................................................oo0oo........................................................
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tuần 18 :Tiết 8: Hoạt động 4:TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM
I.MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
- Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, kính trọng, biết ơn, học được đức tính của anh bộ đội Cụ Hồ: giản dị, cần cù chịu khó, quên mình vì tổ quốc.
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
- Động não nhóm.
- Trò chơi giáo dục.
- Thảo luận.
- Kể chuyện.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng quê hương:
+ Phong trào kháng chiến, du kích ở địa phương.
+ Sự đóng góp sức người, sức của của quê hương trong cuộc kháng chiến.
+ Hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội trong các cuộc kháng chiến.
- Giáo án điện tử, bút dạ, giấy A0
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương.
- Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng quê hương.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá:
Tuyên bố lí do: Để có được tự do, hòa bình như ngày hôm nay dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trong các cuộc kháng chiến đó dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường... Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi miền tổ quốc và có ở địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt lớp này chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng quê hương, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua các phần thi giữa hai đội
Hoạt động 1: Trò chơi.
+ Phần I. Nhìn hình đoán tên và các sự kiện lịch sử.
+ Phần II. Phần thi của khán giả.
+ Phần III. Trò chơi ô chữ.
- Gồm hai đội chơi:Đội 1:VÕ NGUYÊN GIÁP Đội 2: TRƯỜNG CHINH
Hoạt động 2: Nhìn hình đoán tên và các sự kiện lịch sử
Luật chơi: Trên màn hình xuất hiện các hình ảnh về các anh hùng và các sự kiện của lịch sử Việt Nam. Mỗi đội có thời gian 5 giây cho mỗi hình. Đội nào có câu trả lời thì phất cờ. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nếu sai thì nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
Câu 1: Đây là sự kiện gì? Diễn ra ở đâu và lúc nào? (Hình ảnh).
Đáp án: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. Diễn ra ở Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945.
Câu 2: Đây là người lãnh đạo phong trào Đông du. Ông là ai? (Hình ảnh).Đ/ án: Ông là Phan Bội Châu.
Câu 3: Đây là người lãnh đạo cuộc vận động Duy Tân. Ông là ai? (Hình ảnh).Đ/ án: Phan Châu Trinh.
Câu 4: Hai hình ảnh này gợi lên sự kiện gì? (Hình ảnh).
Đáp án: Đây là Bến Nhà Rồng và con tàu mà Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước
Câu 5: Theo em bức ảnh trên ghi lại dấu ấn lịch sự kiện gì? (Hình ảnh).
A . Một đội du kích B. Lễ kết nạp đảng viên
C. đội Du kích Ba Tơ D. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Đáp án: D. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 6: Đây là con đường vận chuyển lương thực chính trong kháng chiến chống Mỹ. Hãy cho biết đó là con đường nào? (Hình ảnh).Đáp án: Đường Trường Sơn.
Hoạt động 3: Thi của khán giả
Câu 1: Bài thơ này có tựa đề là gì? Do ai sáng tác?
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Đáp án: Tựa đề là Nam quốc sơn hà do Lý Thường Kiệt sáng tác.
Câu 2: Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam mang tên gì?Đáp án: Quốc Tử Giám.
Câu 3: Anh là một con người đất Quảng Nam, là một chiến sĩ của biệt động thành Sài Gòn, bị bắt năm 1964 kẻ thù đã kết án tử hình đối với anh.Trước giờ bị hành quyết anh đã hô to ba lần: “Hồ Chí Minh muôn năm”. Anh là ai?Đáp án: Nguyễn Văn Trỗi
Câu 4: Tên gọi tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là:A. Việt Minh B. Cộng sản
C. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân D. Du kích. Đáp án: C.
Câu 5: Người chiến sĩ cắm cờ lên nóc Dinh Độc Lập trong đại thắng mùa xuân năm 1975 là:
A. Nguyễn Văn Thận B. Nguyễn Quang Thuận C. Nguyễn Quang Thận D. Trần Quang Thận. Đ/án: C.
Câu 6: Thời gian chiến sĩ giải phóng cắm cờ lên nóc Dinh Độc lập trong đại thắng mùa xuân năm 1975 là: A. 10 giờ 30 phút B. 11 giờ 45 phút C. 11 giờ 15 phút D. 11 giờ 30 phút. Đáp án: D.
Câu 7: Đội tuyên truyền giải phóng quân được thành thành lập ngày tháng năm nào? Đ/án: 22/12/1944.
Câu 8: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân khi mới thành lập do ai làm đội trưởng?
Đáp án: Võ Nguyên Giáp.
Hoạt động 4: Phần chơi ô chữ
Luật chơi: Các đội chơi chọn ô chữ hàng ngang (Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống). Đội nào trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai ô chữ sẽ không được mở. Đội nào tìm được từ khóa được 20 điểm.
Câu 1: Các đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.Đáp án: Vua Hùng.
Câu 2: Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết là ngoan.Đáp án: Học hành.
Câu 3: “Gạo đem vào giã bao đau đớn, gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy, gian nan . mới thành công”.Đáp án: Rèn luyện.
Câu 4: “Trời có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một đức thì không .”.Đáp án: Thành người.
Câu 5: “Học thêm một thứ tiếng nước ngoài coi như có thêm một cái chìa khóa để mở thêm một kho tàng tri thức. Việc học là việc ..”.Đáp án: suốt đời.
Câu 6: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải ”.Đáp án: Trồng người.- Từ khóa : Nguyễn Tất Thành.
- Xem tư liêu một số hình ảnh về Bác Hồ.
2. Kết nối: Giao lưu với cựu chiến binh
- Người điều khiển mời cựu chiến binh địa phương tham gia giao lưu với lớp.
+ Cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với HS.
+ HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh.
- Cảm ơn, tặng hoa và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh.
3. Thực hành: Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ
- Các tiết mục văn nghệ của HS.
- Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh (nếu có).
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ.
- Câu hỏi: Qua tiết hoạt động này, các em tiếp thu được những gì?
VI. Tư liệu:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng quê hương
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương.
- Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng quê hương.
........................................................oo0oo........................................................
File đính kèm:
- HDNG8thang12moi.doc