I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp hs :
1. Nhận thức:Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó với sự phát triển của quê hương, gia đình và người thân.
2. Thái độ: tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
3. Kỹ năng: Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
Các phong trào của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
2. Hình thức hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
Văn nghệ.
III/ Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện:
Tư liệu sưu tầm vê truyền thống cách mạng của quê hương.
Các bài hát , bài thơ , truyện kể ca ngợi quê hương.
Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
2. Tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp:
Phân công từng tổ tìm hiểu về truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Chủ Điểm Tháng 12: Uống Nước Nhớ Nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
Hình thức hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
Văn nghệ.
III/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện:
Tư liệu sưu tầm vê truyền thống cách mạng của quê hương.
Các bài hát , bài thơ , truyện kể ca ngợi quê hương.
Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
Tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp:
Phân công từng tổ tìm hiểu về truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:
Trong Cách mạng tháng tám.
Trong kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ.
Trong hoà bình hiện nay
Thống nhất chương trình hành động.
- Nhiệm vụ của hs:
Điều khiển chương trình: Lựu
Từng tổ phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình.
Trang trí: Tổ trực nhật.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Bảo. Yến.
Mời đại biểu: Lớp trưởng
IV/ Tiến hành hoạt động:
Khởi động: Hát tập thể.
Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống Cách mạng của quê hương.
Người điều khiển chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tố mình.
Các tổ nghe và góp ý kiến, bổ sung, trao đổi, thảo luận.
Người điều khiển tổng kết.
Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương.
Ban văn thể lớp giới thiệu các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn.
Có thể mời đại diện tổ, cá nhân lên trình diễn tiết mục của mình.
Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất và biểu dương.
V/ Kết thúc hoạt động:
GVCN nhận xét việc sưu tầm của hs, khen ngợi cá nhân sưu tầm có hiệu quả.
Nhắc nhỏ mỗi hs phải biết quí trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương, để từ đó quyết tâm học tập tốt góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
***************
Ngày soạn : 10/12/2004
Ngày dạy: 11/12/2004
Tuần 2: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC
I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp hs :
1. Nhận thức: biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương đất nước
2. Thái độ: Có tinh thần yêuvăn nghệ, yêuquê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.
Kỹ năng: Hát và biểu diễn các bài hát , bài thơ.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1.Nội dung:
Ca ngợi quê hương , đất nước.
Ca ngợi Dảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ VN anh hùng.
2. Hình thức hoạt động:
Thi hát cá nhân.
Thi trả lời câu hỏi đố vui.
Thi hát giưũa các tổ.
III/ Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện:
Các bài hát , bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước.
Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước.
Một số nhạc cụ cần thiết (nếu có)
2.Tổ chức:
GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động.
GVCN cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động.
Mỗi tổ chọn 06 thành viêndự thi cho 03 nội dung đã nêu rên và chuẩn bị 01 câu đố vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện sẵn sàng xung phong tham gia.
Phân công người dẫn chương trình: Lựu.
Dự kiến ban giám khảo: Aùnh, Yến, Bảo.
Mời đại biểu: Aùnh
Chuẩn bị phần thưởng: Hương.
IV/ Tiến hành hoạt động
1. Khởi động: Hát 1 bài
2. Du lich trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ.
Yêu cầu:
Hát bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước.
Các tổ lần lượt thể hiện.
Bài hát trùng với bạn không được tính điểm.
Sau 3 đến 4 lượt ttổ nào hát đưpực đến cùng ;à tổ đó thắng.
3.Tìm ânr số các bài hát, bài thơ.
Yêu cầu tìm nhanh, đúng, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là tổ đó thắng.
Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số.
* Ví dụ: Bạn hãy trình bày một đoạn của bài hát có câu: “ bóng dáng người còn in trên đèo” , tên bài hát là gì? Do ai sáng tác?
Các đội nghe tín hiệu và trả lời.
Tuỳ theo mức độ thời gian, đúng, sai để cho điểm. Tổ đầu tiên 30 điểm , tổ 2-3 trả lời không đúng, tổ 4 đúng chỉ được 10 điểm.
4.Hát về các mẹ VN anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh.
Yêu cầu hát, ngâm thơ.
Tổ chức bốc thăm số thứu tự biểu diễn, mỗi tổ hát 1 bài. Một lần hát đúng 10 điểm, hát sai chủ đề hoặc không đảm bảo thời gian sẽ bị trừ điểm. Sau thời gian hoặc số lượt qui định, tổ nào đạt điểm cao tổ đó thắng.
Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm của từng tổ lên bảng.
Giữa các tổ hoạt động là câu đố vui dành cho khán giả.
V/ Kết thúc hoạt động:
GVCN tổng kết hoạt động . Trao phần thưởng cho các đội thắng cuộc và cho cả lớp hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Ngày soạn : 14/12/2004
Ngày dạy: 18/12/2004
Tuần :3 GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH
I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp hs :
1.Nhận thức: Hiểu sâu sắc hơn về phẩm chất tốt đẹp và vẻ vang của anh bộ đội cụ hồ.
2.Thái độ: Tự hào, yêu quí, biết ơn các anh bộ đội cụ Hồ, Kính trọng, biết ơn các cựu chiến binh.
Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết giúp đơc nhau trong học tập, rèn luyện, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1.Nội dung: những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời người lính.
Nguồn gốc, sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
2.Hình thức hoạt động: giao lưu,kể chuyện, văn nghệ.
III/ Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện: một số câu hỏi để giao lưu, đó là:
Những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời người lính?
Nguồn gốc làm nên sức mạnh của anh bộ đội Cụ Hồ là gì?
Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
Tặng phẩm để tặng bác cựu chiến binh.
2.Tổ chức:
mời cựu chiến binh tham gia giao lưu, kể chuyện.
Sưu tầm một số câu chuyện về gương chiến đấu của bọ đội Cụ Hồ.
Thống nhất chương trình hoạt động.
Phân công người điều khiển: Lựu.
Phụ trách trang trí: Aùnh. Trang.
IV/ Tiến hành hoạt động
1/ Khởi động:Hát tập thể bài : Bác cùng chúng cháu hành quân .
Tuyên bố lí do
Giới thiệu đại biểu.
2/ Nội dung:
a/ Giao lưu với cựu chiến binh .
Điều khiển mời cựu chiến binh tham gia với lớp những điều sau :
Tự giới thiệu về mình.
Kể lại những kỷ niêm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội.
Nhắn nhủ những mong muốn của mình với các em.
Điều khiển thay mặt cả lớp cảm ơn và hứa hẹn.
Học sinh có thể hỏi thêm một số câu hỏi như sau:
Bác hãy cho biết những điều cần thiết về cuộc sống tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội của người chiến sĩ.
Trải qua gian nan thử thách bác đã đúc rút được điều gì?
b/ Liên hoan văn nghệ .
Học sinh trìh diễn tiét mục văn nghệ đã chuẩn bị.
Mời bác cựu chiến binh cùng tham gia.
V/ Kết thúc hoạt động:
Điều khiển bắt nhịpbài hát đời mình là một khúc quân hành.
*********************************
Ngày soạn : 22/12/2004
Ngày dạy: 25/12 /2004
Tuần :4
CHỦ ĐỀ : HỘI VUI HỌC TẬP.
I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp hs :
1/ Nhận thức
Nắm vững kiến hức của môn học
2/ Thái độ :
Hứng thú chăm chỉ có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao.
3/ Kỹ năng
Vận dụng kiến thức vào cuộc sống, giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung:
Những kiến thức cơ bản của một số môn học.
Những kiến thức được vận dụng để phục vụ đời sống.
Những hiện tượng tự nhiên và xã hội cần giải thích.
2/ Hình thức hoạt động:
Thi hỏi đáp, trả lời câu hỏi giải bài toán, câu đố giải thích các hiệ tượng tự nhiên , xã hội.
Tìm hiểu ẩn số của từ, ngữ tìm tác giả bài thơ, bài hát, một tác phẩm văn học, 1 định lí, định luật.
III/ Chuẩn bị hoạt động:
1/ Phương tiện:
Các câu hỏi bài tập câu đố và đáp án.
Giấy bút dụng cụ làm ín hiệu xin trả lời.
Một số tiết mục văn nghệ.
Phần thưởng.
2/Tổ chức:
GVCN yêu cầu hoạt động.
Lớp thảo luận thống nhất.
GVCN giúp cán sự bộ môn xây dựng câu hỏi và đáp án.
Mỗi tổ ba người dự thi
Điều khiển : Lựu
Ban giám khảo: các cán sự : Aùnh, Phương, Thảo.
Thư ký: Hương.
Dự kiến đại biểu.
Phân công trang trí: Tổ trực nhật.
IV/ Tiến hành hoạt động:
1/ Khởi động:
Hát tập thể bài: Đường đi tới vinh quang.
Tuyên bố lí do
Giới thiệu đại biểu.
2/ Nội dung:
a/ Thi tiếp sức giải bài tập toán
Giới thiệu các thí sinh dự thi.
Giao bài tập và quy định thời gian hoàn thành 3 đợt
Đợt 1: Mời thí sinh số 1 của mỗi tổ lên giải.
Đợt 2: Mời thí sinh số 2 lên giải tiếp
Đợt 3: Mời thí sinh số 3 lên giải tiếp phần còn lại.
Hết thời gian quy định tổ nào giải xong trước và đúng thì thắng.
b/ Tự do lựa chọn:
Các câu hỏi được đánh số thứ tự.
Mỗi lượt thí sinh của mỗi tổ được lựa chọn 1 câu hỏi của môn học mình thích.
Điều khiển đọc to câu hỏi để tổ đó trả lời nếu sai thì tổ khác được quyền trả lời.
Không tổ nào trả lời đúng thì cổ động viên trả lời và thưởng quà.
Không ai trả lời thì điều khiển nêu đáp án .
Hết thời gian tổ nào số điểm cao nhất thì tổ ấy thắng.
Ban giám cho điểm công khai.
Thư ký ghi điểm lên bảng. Tính diểm của từng tổ.
V/ Kết thúc hoạt động
Ban giám khảo công bố kết quả , các tổ nhất, nhì, ba, GVCN trao phần thưởng.
File đính kèm:
- THANG 12 l.doc