I Mục tiêu giáo dục: Giúp HS
- Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, về anh bộ đội Cụ Hồ.
- Có ý thức tự hào tôn trọng truyền thống dân tộc
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương
- Thi văn nghệ.
- Tổ chức hội vui học tập - Thi tìm hiểu kiến thức.
- Trò chơi: Giải ô chữ
III. Tiến hành hoạt động:
1. Sinh hoạt văn nghệ: Hát tập thể bài hát: “ Chú bộ đội”
2. Tuyên bố lý do:
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa thầy (cô ) giáo chủ nhiệm lớp và các bạn thân mến . Chúng ta vô cùng sung sướng và tự hào được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Việt Nam anh hùng - Lực lượng chính đã tạo nên truyền thống vẽ vang ấy là quân đội nhân dân Việt Nam, một lực lượng đã làm nên chiến thắng thần kỳ đem lại hòa bình cho đất nước, để ngày nay chúng ta được học hành, vui chơi. Tất cả chúng ta ai cũng tự hào về truyền thống ấy. Hôm nay chúng ta tụ họp về đây để tìm hiểu truyền thống vẽ vang của dân tộc ta. Đó chính là lí do của buổi sinh hoạt
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6239 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Chủ Điểm Tháng 12: Uống Nước Nhớ Nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I Mục tiêu giáo dục: Giúp HS
- Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, về anh bộ đội Cụ Hồ.
- Có ý thức tự hào tôn trọng truyền thống dân tộc
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương
- Thi văn nghệ.
- Tổ chức hội vui học tập - Thi tìm hiểu kiến thức.
- Trò chơi: Giải ô chữ
III. Tiến hành hoạt động:
Sinh hoạt văn nghệ: Hát tập thể bài hát: “ Chú bộ đội”
Tuyên bố lý do:
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa thầy (cô ) giáo chủ nhiệm lớp và các bạn thân mến . Chúng ta vô cùng sung sướng và tự hào được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Việt Nam anh hùng - Lực lượng chính đã tạo nên truyền thống vẽ vang ấy là quân đội nhân dân Việt Nam, một lực lượng đã làm nên chiến thắng thần kỳ đem lại hòa bình cho đất nước, để ngày nay chúng ta được học hành, vui chơi. Tất cả chúng ta ai cũng tự hào về truyền thống ấy. Hôm nay chúng ta tụ họp về đây để tìm hiểu truyền thống vẽ vang của dân tộc ta. Đó chính là lí do của buổi sinh hoạt
Giới thiệu thành phần:
Về dự buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu cô giáo chủ nhiệm lớp và toàn thể các bạn trong lớp.
Mời các đội chơi tự giới thiệu về mình.
Ban giám khảo gồm các bạn: 1
2
3.
- Ban thư ký gồm các bạn: 1
2
IV. Tiến hành hoạt động: Chương trình sinh hoạt gồm có 4 phần
Phần thi thứ nhất:
Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của quê hương: Gồm 4 gói câu hỏi, mỗi gói 3 câu, mỗi đội chọn 1 gói trả lời trong vòng 10 giây, nếu chậm thì cắt. Điểm tối đa cho mỗi gói là 30 điểm ( Phương pháp giao nhiệm vụ)
GÓI 1:
Câu 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ? Tên gọi đầu tiên là gì ?
Đáp án: Ngày 22/ 12/ 1944. Tên là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Câu 2: Hòa vào khí thế tổng khởi nghĩa của cả nước năm 1945, ở Quảng Ngãi huyện nào giải phóng đầu tiên ?
Đáp án: Huyện Ba Tơ
Câu 3: Tên nước ta vào buổi đầu dựng nước là gì ?
Đáp án: Văn Lang
GÓI 2
Câu 1: Bí thư đầu tiên của tỉnh ta là ai ? Quê ở đâu ?
Đáp án: Nguyễn Nghiêm, quê ở Phổ Phong
Câu 2: Ai là ngọn đuốc sống gây nên tiếng nỗ rung chuyển giữa lòng Sài Gòn ?
Đáp án: Lê Văn Tám
Câu 3: Bạn hãy cho biết ngày giải phóng Huyện Đức Phổ ?
Đáp án: Ngày 24/ 3/ 1975
GÓI 3
Câu 1: Câu nói : “ Còn cái lai quần cũng đánh là của ai”
Đáp án: Chị Út Tịch
Câu 2: Bạn hãy cho biết câu nói: “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của ai ?
Đáp án: Nguyễn Viết Xuân
Câu 3: Cho biết tên vị Anh Hùng Áo Vải đại phá quân Thanh ?
Đáp án: Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ
GÓI 4
Câu 1: Tổng Bí Thư đầu tiên của ĐCSVN là ai ?
Đáp án: Trần Phú
Câu 2: Bạn hãy hoàn thành đoạn thơ sau:
“ O du kích nhỏ .
Thằng Mỹ.bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đau phải..”
Đáp án: - giương cao súng
- lênh khênh
- chỉ mày râu
Câu 3: Ai là người tạo nên chiến thắng rực rỡ đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 ?
Đáp án: Ngô Quyền
Phần thi thứ 2:
Hát về quê hương: Mỗi đội thi hát (hoặc ngâm thơ )1 bài ca ngợi quê hương đất nước. Mỗi bài hát ( bài thơ) đúng, hay được 10 điểm ( Phương pháp giao nhiệm vụ)
Phần thi thứ 3:
Thi tìm hiểu kiến thức. Gồm 12 câu hỏi, mỗi câu suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây. Nếu quá thời gian qui định đội khác có quyền trả lời. Điểm tối đa cho mỗi câu là 10 điểm
Câu 1: Âm thanh không truyền được trong môi trường nào ?
Đáp án: Chân không
Câu 2: Hình nào có vô số trục đối xứng ?
Đáp án: Hình tròn
Câu 3: Dấu gạch nối ngắn hơn hay dài hơn dấu gạch ngang ?
Đáp án: Ngắn hơn
Câu 4: Dân số Châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới ?
Đáp án: Gần 61%
Câu 5: Hai điểm A và A’ đối xứng nhau qua tâm O khi chúng thỏa mãn những điều kiện nào ?
Đáp án: A O A’ thẳng hàng và OA = OA”
Câu 6: 3 R trong tiếng Anh là viết tắt của chữ nào – nghĩa Tiếng Việt ?
Đáp án:- Reuse: tái sử dụng
- Recycle: tái chế
- Reduce : làm giảm
Câu 7: Giun đất gồm bao nhiêu loài ?
Đáp án: 2500 loài
Câu 8: Đỉnh núi Everest cao bao nhiêu ?
Đáp án: 8848 m
Câu 9: Trẻ em được pháp luật qui định là người dưới bao nhiêu tuổi ?
Đáp án: 16 tuổi
Câu 10: Vị vua nào lúc nhỏ đi chăn trâu lấy cây lau làm cờ tập trận ?
Đáp án: Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh)
Câu 11: Cận thị học đường là gì ?
Đáp án: Là quá trình học tập và gải trí thiếu khoa học ở tuổi học sinh có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn đến cận thị học đường. Hậu quả là thị lực giảm, mắt không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở gần.
Câu 12: Để phòng ngừa cận thị , tư thế ngồi học phải như thế nào?
Đáp án: - Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, cúi đầu 10 – 150.
- Khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 cm đối với học sinh tiểu học; 30 cm đối với học sinh THCS; 35 cm đối với học sinh THPT và người lớn.
Phần thi thứ 4: ( Phương pháp trò chơi )
Giải ô chữ: 1 hàng ngang 10 điểm, hàng dọc 30 điểm
Thể lệ: Ô chữ gồm 12 ô hàng ngang, mỗi ô 1 câu hỏi. Mỗi đội lần lược được chọn 3 ô hàng ngang cho đội mình ( 15 giây suy nghĩ). Nếu trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì quyền trả lời thuộc về đội khác, điểm cho đội trả lời đúng. ( Mỗi đội chọn 1 ô hàng ngang mới được đoán ô hàng dọc ) .Ô hàng dọc gồm 12 chữ cái
1. Hàng ngang số 1: Có 7 chữ cái. Môn vật lí học phục vụ rất nhiều cho cuộc sống con người ?
Đáp án: ĐIỆN HỌC ( từ khóa Đ )
2.Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái. Keep silent ! Tiếng Việt là gì ?
Đáp án: IM LẶNG ( từ khóa Ặ )
3.Hàng ngang số 3: Có 3 chữ cái. Bộ phận nào của cơ thể tiêu thụ nhiều ô xy nhất ?
Đáp án: NÃO ( từ khóa N )
4.Hàng ngang số 4: Có 12 chữ cái. Trong trận Him Lam ( 3/ 1954 ) chiến sĩ nào đã dùng
thân mình bịt lỗ châu mai ?
Đáp án: PHAN ĐÌNH GIÓT ( từ khóa G )
5.Hàng ngang số 5: Có 13 chữ cái. Tên một vị tướng có câu nói bất hủ " Thà làm quĩ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc"
Đáp án: TRẦN BÌNH TRỌNG ( từ khóa T )
6.Hàng ngang số 6: Có 6 chữ cái. Thi sĩ còn gọi là gì ?
Đáp án: NHÀ THƠ ( từ khóa H )
7.Hàng ngang số 7: Có 8 chữ cái.Nơi các chiến sĩ ngày đêm canh giữ để bảo vệ Tổ Quốc?
Đáp án: BIÊN THÙY ( từ khóa Ù )
8.Hàng ngang số 8: Có 6 chữ cái. Kết quả của những học sinh lười biếng học, không nghe lời thầy cô giáo ?
Đáp án: HỌC YẾU ( từ khóa Y )
9.Hàng ngang số 9: Có 12 chữ cái. Tên một vị tổng tư lệnh tạo nên chiến thắng chống quân Nguyên trên sông bạch Đằng lần thứ hai 1288.
Đáp án: TRẦN QUỐC TUẤN ( từ khóa T )
10.Hàng ngang số 10: Có 9 chữ cái. Một phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ đối với Đảng và Nhà nước?
Đáp án: TRUNG HIẾU ( từ khóa R )
11.Hàng ngang số 11: Có 5 chữ cái. Môn vật lí học nghiên cứu về âm thanh ?
Đáp án: ÂM HỌC ( từ khóa  )
12.Hàng ngang số 12: Có 2 chữ cái. Người mà ta yêu quí nhất ?
Đáp án: MẸ ( từ khóa M )
* Hàng dọc có 12 chữ cái: Tên một nữ Bác Sĩ đã ngã xuống trên mãnh đất Đức Phổ trong chiến tranh chống Mĩ ở tuổi 20.
Đáp án: ĐẶNG THÙY TRÂM
1
Đ
I
Ệ
N
H
Ọ
C
2
I
M
L
Ặ
N
G
3
N
Ã
O
P
H
A
N
Đ
Ì
N
H
G
I
Ó
T
4
T
R
Ầ
N
B
Ì
N
H
T
R
Ọ
N
G
5
6
N
H
À
T
H
Ơ
7
B
I
Ê
N
T
H
Ù
Y
8
H
Ọ
C
Y
Ế
U
T
R
Ầ
N
Q
U
Ố
C
T
U
Ấ
N
9
10
T
R
U
N
G
H
I
Ế
U
11
12
Â
M
H
Ọ
C
M
Ẹ
V. Tổng kết, đánh giá, phát thưởng:
BGK, BTK công bố điểm. GVCN phát biểu ý kiến. Người DCT kết thúc buổi sinh hoạt và gửi lời chúc sức khỏe đến mọi người.
BGH duyệt Phổ Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2013
GV biên soạn
Nguyễn Thị Đạt
File đính kèm:
- HDNGLL8thang12.doc