Giáo án Mỹ thuật Tuần 2 cho học sinh Tiểu học

I . Mục tiêu :

 Giúp học sinh:

-Học sinh nhận biết được một số loại nét thẳng.

-Học sinh biết cách vẽ nét thẳng.

-Học sinh biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản.

-Phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo thành hình vẽ có nội dung.( khá, giỏi)

II . Chuẩn bị :

 Giáo viên : Sách giáo viên .

 Chuẩn bị một số hình có vẽ nét thẳng.

 Một số bài minh hoạ.

 Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .

 Bút chì, thước, màu vẽ, .

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Tuần 2 cho học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu nhi I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết mơ tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. - Bước đầu cĩ cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. - Mơ tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, cĩ cảm nhận về vẻ đẹp của tranh (khá, giỏi) II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Tranh trong bộ đồ dung dạy học và tranh in trong Vở tập vẽ. * Học sinh: - Vở tập vẽ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV treo tranh 1 và hỏi: - Tên bức tranh này là gì? - Ai là người vẽ bức tranh này? - Bạn dùng màu gì để vẽ? - Bức tranh bạn vẽ cĩ những hình ảnh gì? - Em hãy kể một số màu bạn đã vẽ trong tranh của mình? - Em cĩ thích bức tranh của bạn khơng? Vì sao? GV bổ sung để học sinh nắm được nội dung bức tranh và tập làm quen trong việc nhận xét tranh. Hoạt động 2: HS xem tranh theo nhĩm Tranh 2 “Han Sen và Gờ Re Ten” GV đưa ra một số câu hỏi để các nhĩm cùng nhau thảo luận. - Bức tranh này vẽ đề tài gì? - Ai là tác giả của bức tranh? - Bạn dùng màu gì để vẽ? - Nội dung bức tranh vẽ gì? - Em cĩ suy nghĩ gì khi xem bức tranh của bạn? GV theo dõi các nhĩm thảo luận, gợi ý cho các em khai thác hết nội dung bức tranh và đưa ra nhiều ý kiến theo suy nghĩ của các em. GV mời đại diện các nhĩm lên trình bày lại các nội dung các em đã cùng thảo luận. GV nhận xét chung ý kiến của các nhĩm và bổ sung để cả lớp hiểu rõ hơn về nội dung của bức tranh mà các em vừa xem. Nếu cịn thời gian GV cho các em tiếp tục xem một số bức tranh mà các em sưu tầm được và tranh trong bộ ĐDDH. Hệ thống câu hỏi tương tự như trên. Qua các bức tranh các em vừa xem, các bạn đã thể hiện được tình cảm bạn bè thơng qua nội dung bức tranh. Các em phải biết yêu quý bạn bè, hiểu được tình cảm bạn bè để luơn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi….. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá Nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương các em tham gia phát biểu xây dựng bài và các nhĩm thảo luận tốt. Dặn dị Về nhà tập nhận xét tranh trong báo, lịch… - Sưu tầm một số lá cây đơn giản để chuẩn bị cho giờ học sau. Ngày dạy : 03/09/09 MĨ THUẬT 3- Tiết 2 Vẽ trang trí VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hs tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản. - Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm - Hồn thành các bài tập ở lớp. - Vẽ được hoạ tiết cân đối, vẽ màu đều, phù hợp.( khá,giỏi) II. Chuẩn bị: GV - Một vài đồ vật cĩ trang trí đường diềm(đơn giản ) - Ba mẫu đường diềm chưa hồn chỉnh và đã hồn chỉnh. - Hình gợi ý cách vẽ - Một vài bài vẽ của hs năm trước. HS - Vở tập vẽ 3 - Bút chì, màu vẽ, tẩy… III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung Hoạt động 1: Quan sát nhận xét * GV treo đường diềm chưa hồn chỉnh và hồn chỉnh,đặt câu hỏi gợi ý: - Em thấy đường diềm nào đẹp hơn ? Vì sao? * Đường diềm số 1 chưa đẹp vì chưa hồn chỉnh về hình và màu sắc. Vậy hơm nay chúng ta cùng vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. - GV treo đường diềm + Đường diềm này vẽ bằng các hoạ tiết gì? + Các hoạ tiết này sắp xếp như thế nào? + Các hoạ tiết giống nhau được vẽ như thế nào? + Màu sắc trong đường diềm như thế nào ? Hoạt động 2: Cách vẽ - GV treo bài tập ở vở tập vẽ: (phĩng to) + Các em thấy đường diềm này như thế nào ? + Chúng ta phải làm gì ? * Để vẽ các hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm cho đẹp các em tiến hành theo các bước sau: - Phác trục để vẽ hoạ tiết đối xứng cho đều và cân đối. Các hoạ tiết giống nhau vẽ đều nhau( bằng nhau) - Khi vẽ nên phác nét nhẹ trước để cĩ thể tẩy xố sửa cho hồn chỉnh. - Vẽ màu thế nào cho đúng? *Gv bổ sung - GV cho hs xem một số bài hs năm trước Hoạt động 3: Thực hành - Gv quan sát và nhắc nhở các hs làm bài : Vẽ đúng hoạ tiết, đều và cân đối, họa tiết giống nhau, chọn màu giống nhau, cĩ đậm, cĩ nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn một số bài cho hs cùng xem và nhận xét : Cách vẽ hoạ tiết để hồn chỉnh đường diềm. Cách dùng màu làm nổi bật đường diềm. - GV nhận xét và tuyên dương Dặn dị - Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả. Ngày dạy : 03/09/09 MĨ THUẬT 4- Tiết 2 Vẽ theo mẫu VẼ HOA, LÁ I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh -HS hiểu hình dáng, đặc điểm màu sắc của hoa, lá -HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu . Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.( khá, giỏi) -HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên ; có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây cối. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên -SGV , SGK -Tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng , màu sắc đẹp -Một số bông hoa , cành lá đẹp để làm mẫu vẽ -Hình gợi ý cách vẽ hoa lá -Bài vẽ của HS các lớp trước . Học sinh: -SGK. -Một số bông hoa , cành lá đẹp -Giấy vẽ hoặc vở thực hành . -Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ… III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài : -Để nhận biết được hình dáng, đặc điểm và biết cách vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu , tạo được sự yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên. Từ đó có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây cối . Chúng ta cùng tìm hiểu những điều này qua bài học hôm nay nhé . Hoạt động 1: Quan sát nhận xét -GV dùng tranh, ảnh hoặc hoa, lá thật cho HS xem và đặt câu hỏi để các em trả lời về : +Tên của bông hoa , chiếc lá. +Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa , lá +Màu sắc của mỗi loại hoa, lá. -Sự khác nhau về hình dáng , màu sắc giữa một số bông hoa , chiếc lá. +Kể tên , hình dáng , màu sắc của một số loại hoa , lá khác mà em biết . -GV nhận xét , bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng , đặc điểm , màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẽ đẹp của các loại hoa, lá . Hoạt động 2 : Cách vẽ hoa lá -GV cho HS xem bài vẽ hoa , lá của HS các lớp trước -GV yêu cầu HS quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ. -GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH và hình 2 , 3 trang 7 SGK hoặc vẽ lên bảng cách vẽ hoa , lá theo từng bước để HS nhận ra : +Vẽ khung hình chung của hoa, lá ( hình vuông, tròn , chữ nhật , tam giác….) +Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác hoạ các nét chính của hoa , lá +Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu +Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá +Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thức . Hoạt động 3 : Thực hành -Lưu ý: +Quan sát kĩ mẫu hoa, lá trước khi vẽ +Sắp xếp hình vẽ hoa , lá cho cân đối với tờ giấy -Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn,có thể vẽ màu theo ý thích . -Trong khi HS làm bài , GV đi từng bàn để quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung. Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . -GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét về : +Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy . +Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẩu -GV gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen ngơi những HS có bài vẽ đẹp 4.Củng cố – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -GV tổng kết tiết học và nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ HS. -Dặn : HS về quan sát các con vật và tranh , ảnh về các con vật Ngày dạy :03/09/09 MĨ THUẬT 5- Tiết 2 Vẽ trang trí MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - HS hiểu sơ lược vai trị và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. - HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. - HS sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.( khá, giỏi) II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đồ vật được trang trí. - Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuơng, hình trịn, hình chữ nhật, đường diềm). - Một số họa tiết vẽ nét, phĩng to. - Bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn (A3). Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát ,nhận xét GV cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học. - Cĩ những màu nào ở bài trang trí. - Mỗi màu được vẽ ở những hình nào. - Màu nền và màu họa tiết giống nhau hay khác nhau. - Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí cĩ giống nhau khơng. - Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu.( khoảng 4-5 màu) - Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp. (đều màu, cĩ đậm, cĩ nhạt) Hoạt động 2: Cách vẽ màu GV cĩ thể hướng dẫn HS cách vẽ màu như sau : + Dùng bột màu hoặc màu nước, pha trộn để tạo thành một số màu cĩ độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau cho HS cả lớp quan sát. + Lấy các màu đã pha vẽ vào một vài hình họa tiết đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát. GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 Cách vẽ màu ở SGK để các em nắm được cách sử dụng các loại màu. GV nhấn mạnh : Các điểm cần lưu ý. + Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ. + Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp) + Khơng dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu) + Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hịa. + Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. + Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của họa tiết. + Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau. Hoạt động 3: Thực hành - GV đi đến từng bàn quan sát học sinh làm bài. - Hướng dẫn các HS cịn lúng túng trong việc chọn màu để các em hồn thành bài tại lớp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Gợi ý HS nhận xét đánh giá về : * Cách chọn màu, sử dụng màu. * Cách phối màu trong hoạ tiết. * Vẽ màu đều, gọn - Nhận xét chung tiết học Dặn dị: - Sưu tầm bài trang trí đẹp. - Quan sát về trường, lớp của em. Duyệt của TTCM

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 2K15 CHUANKTKN.doc
Giáo án liên quan