1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu biết thêm về trường phái hội hoạ Ấn tượng
1.2.Kĩ năng:
_Hs nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa của trường phái Ấn tượng
1.3.Thái độ:
_Hs biết học tập và yêu qúi cái đẹp trên thế giới
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
_Tiểu sử và phong cách sáng tác của các họa sĩ An tượng thể hiện qua các tác phẩm nổi tiếng.
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên :
_Tranh hội họa Ấn tượng(Chân dung tự họa của Van-gôc)
3.2.Học sinh:
_Đọc bài trước và nắm nội dung chính
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
8a1
8a2
8a3
4.2.Kiểm tra miệng
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 23: Thưởng thức Mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
Tuần dạy: 24
Ngày dạy: 25/1/2013 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Một số tác giả,tác phẩm tiêu biểu
Của trường phái hội họa ấn tượng
1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu biết thêm về trường phái hội hoạ Ấn tượng
1.2.Kĩ năng:
_Hs nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa của trường phái Ấn tượng
1.3.Thái độ:
_Hs biết học tập và yêu qúi cái đẹp trên thế giới
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
_Tiểu sử và phong cách sáng tác của các họa sĩ Aán tượng thể hiện qua các tác phẩm nổi tiếng.
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên :
_Tranh hội họa Ấn tượng(Chân dung tự họa của Van-gôc)
3.2.Học sinh:
_Đọc bài trước và nắm nội dung chính
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
8a1
8a2
8a3
4.2.Kiểm tra miệng
?Mĩ thuật hiện đại Phương Tây cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đã từng xuất hiện những trường phái hội họa nào? Hãy nêu sơ lược về trường phái hội họa ấn tượng
=>Xuất hiện 3 trường phái: Ấn tượng,Dã thú và Lập thể
*Ấn tượng mặt trời mọc: Mô-nê (1840-1926) trưng bày năm 1874 tại Pa-ri
_Pi-xa-rô (1830-1903), Đờ-ga (1834-1917)
_Chú trọng không gian, ành sáng và màu sắc
_Hội họa Tân Ấn tượng và Hậu Ấn tượng
4.3.Tiến trình bài học :
*Giới thiệu bài : Ở bài 20 chúng ta đã tìm hiểu 1 số trường phái hội họa phương Tây như trường phái Aán tượng,Dã thú ,Lập thể. Để hiểu rõ thêm về trường phái hội họa Ấn tượng hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu 1 số tác giả và tác phẩm tiêu biểu
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: Một số nét về trường phái hội hoạ Ấn tượng:(Hs hiểu hơn về trường phái hội họa ấn tượng)10p
_Gv đặt câu hỏi cho Hs nhớ lại kiến thức bài 20:
sVì sao gọi là hội hoạ Ấn tượng?
=>Hs trả lời:lấy theo tên gọi của tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc” của họa sĩ Mô-nê.
sHội họa Ấn tượng có những tác phẩm và họa sĩ tên tuổi nào?
=>Hs trả lời:Họa sĩ Mô-nê(Ấn tượng mặt trời mọc),Đờ-ga(Ngôi sao),Rơ-noa(Bán khỏa thân),Van-gốc(Hoa hướng dương)
_Gv: Trường phái hội họa Ấn tượng là cái mốc quan trọng trong sự phát triển của mĩ thuật Châu Âu. Nó đánh dấu 1 giai đoạn mới bắt đầu bằng sự phá vỡ những quy tắc cứng nhắc, tôn trọng sự tự do trong sáng tạo của người hoạ sĩ
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:(Hs biết hêm về một số tác giả, tác phẩm của trường phái hội họa Aán tượng)15p
_Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận(5 phút), mỗi nhóm tìm hiểu một họa sĩ theo hệ thống câu hỏi Gv đặt ra.Hs thảo luận,cử đại diện trình bày.Gv nhận xét,chốt ý:
*Nhóm 1: Họa sĩ Mô-nê
?Mô-nê say mê điều gì trong nghệ thuật?
?Cách vẽ của ông như thế nào?
?Nêu chủ đề và nghệ thuật diễn tả trong bức tranh: “Ấn tượng mặt trời mọc “?
_Gv bổ sung: Tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc "tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của họa sĩ Mônê và mở đường tiên phong cho trường phái hội họa Ấn tượng
*Nhóm 2: Họa sĩ Ma-nê
?Phong cách vẽ của ông?
?Nội dung và nghệ thuật diễn tả trong bức tranh: Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e ?
_Gv: Ma-nê được coi là “ngọn đèn biển”, “thế hệ bản lề” của hội họa mới
*Nhóm 3 : Họa sĩ Van-gôc
?Cuộc đời Van-gôc có gì đặc biệt?
?Ông đam mê điều gì?
?Hội họa của ông có gì đặc biệt?
_Gv cho Hs quan sát tác phẩm “Chân dung tự họa” của Van-gôc.Bức tranh được vẽ bằng những vệt màu mạnh mẽ,dữ dội như chính cuộc đời đầy đau khổ của ông.Van-gôc có cuộc đời hết sức đau khổ,ông phải sống trong cảnh túng thiếu về vật chất.Ông vẽ rất nhiều nhưng lại không bán được vì lúc đó mọi người chưa chấp nhận nghệ thuật của ông.Quá đau khổ,ông đã kết liễu đời mình bằng 1 phát súng.10 năm sau khi ông qua đời,mọi người bắt đầu yêu thích và tìm mua những tác phẩm của ông
*Nhóm 4 :Họa sĩ Xơ-ra
?Phong cách sáng tác?
?Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răngGiat-tơ?
_Gv: Ông là cha đẻ của “Hội họa điểm sắc”
_Gv: Bức tranh có cây cối, nước trong xanh, bãi cỏ, có thể cảm thấy được không khí thơ mộng, nhàn tản trong nắng chiều vàng nhạt trên đảo. Bức tranh có khổ lớn, họa sĩ vẽ trong 3 năm (1884 – 1886)
1.Họa sĩ Mô-nê (1840-1926 ,Pháp)
_Say mê khám phá về ánh sáng, màu sắc
_Có thể vẽ nhiều lần 1 đối tượng
_Ấn tượng mặt trời mọc (1872 – cảng Lơ Ha – vơ, Hà Lan )
+Tả cảnh 1 buổi sớm mai tại hải cảng
+Sự mờ ảo của hậu cảnh, nét vẽ ngắt đoạn, rời rạc trên sóng nước tạo nên sự sống động trong tác phẩm
2.Họa sĩ Ma-nê (1832-1883,Pháp)
_Hướng tới chủ đề sinh hoạt hiện đại chốn phồn hoa đô hội bằng ngôn ngữ trực cảm nhạy bén
_Bức tranh: “Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e”diễn tả quang cảnh ngày hội, thú vui của thế giới tiểu tư sản nhàn hạ ở Pa – ri với lĩ thuật tạo hình mới
3.Họa sĩ Van Gốc(1853-1890, Hà Lan) :
_Ông luôn dằn vặt về cuộc đời và nghề nghiệp của mình.
_Đam mê cuộc sống đời thường,yêu thương những người lao động nhân hậu.
_Là sự đối chọi của những màu nguyên chất, những nét vẽ dữ dằn
4.Họa sĩ Xơ-ra (1859-1891, Pháp)
_Phân giải màu sắc trong tranh và chia mỗi mảng trong bố cục tranh thành vô vàng các đốm màu nguyên chất cho đến khi đạt được hiệu qủa mong muốn
_Bức tranh Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ diễn tả cảnh sinh hoạt đông vui, nhộn nhịp
+Chỉ là những chấm màu nhỏ đặt cạnh nhau, không có đường nét mà vẫn gợi được không gian thực của một ngày nghỉ trong công viên
4.4.Tổng kết:
?Kể về cuộc đời và phong cách của một họa sĩ mà em ấn tượng nhất trong bài?
?Hãy nói vài nét về trường phái hội họa Ấn tượng?
=>Hs chọn một họa sĩ mà mình ấn tượng để trả lời(dựa theo nội dung bài học)
=>Các họa sĩ luôn muốn đưa cảnh vật và thiên nhiên thực vào tranh vẽ,nên họ rất chú trọng không gian,ánh sáng và màu sắc.
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết này:
_Học thuộc nội dung bài.
_Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.Chú ý phong cách sáng tác của từng họa sĩ.
_Tìm hiểu thêm các tác phẩm của 4 họa sĩ được nhắc đến trong bài.
*Đối với bài học tiết sau:
_Chuẩn bị bài: Vẽ tranh cổ động
+Xem trước nội dung bài học.
+Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, gôm,màu vẽ.
5. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Tac gia tac pham truong phai an tuong.doc