Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lê Duy Đạt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

2. Kỹ năng:

HS nhận thức sơ lược về một số thành tựu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.

3. Thái độ:

HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di thành tựu nghệ thuật của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

a. Đồ dùng học tập:

- Sưu tầm tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 – 1975.

- Tranh phiên bản mĩ thuật của các họa sĩ.

- Phiếu học tập.

- Giáo án, SGK, SGV,

b. Phương án tổ chức:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, áp dụng phương án tổ chức lớp học theo nhóm, tăng cường minh họa bằng tranh, ảnh,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh của các họa sĩ.

- SGK, vở ghi chép.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lê Duy Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Tân Hoàng GSTT : Lê Duy Đạt Ngày dự : 26/10/2013 Ngày soạn: 24/10/2013 Lớp: 8A5 Tiết: 10 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. 2. Kỹ năng: HS nhận thức sơ lược về một số thành tựu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. 3. Thái độ: HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di thành tựu nghệ thuật của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Đồ dùng học tập: - Sưu tầm tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 – 1975. - Tranh phiên bản mĩ thuật của các họa sĩ. - Phiếu học tập. - Giáo án, SGK, SGV, b. Phương án tổ chức: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, áp dụng phương án tổ chức lớp học theo nhóm, tăng cường minh họa bằng tranh, ảnh, 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh của các họa sĩ. - SGK, vở ghi chép. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra bài tập của học sinh cả lớp (GV yêu cầu HS cả lớp đặt vở bài tập lên bàn GV kiểm tra). 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tiến trình dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. * Hỏi : - Thời kì này nước ta chia làm mấy miền? Nhiệm vụ của mỗi miền? - Những tác phẩm của các họa sĩ lúc này phản ánh như thế nào giai đoạn lúc bấy giờ? * GV nhận xét và bổ xung từng phần trả lời của học sinh. * GV nêu thêm một số tình hình lúc bấy giờ: + Giai đoạn này cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. + Các họa sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ. + Tham gia vào mặt trận sản xuất và chiến đấu. * Hỏi: Nêu một số tác phẩm có giá trị của các họa sĩ giai đoạn này? * GV kết luận: + Nhiều họa sĩ tiến bộ ở miền Nam đã có thái độ tích cực phản đối chế độ ngụy quyền thông qua nghệ thuật. + Các tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ luc bấy giờ thực sự gây được tiếng vang trong công chúng yêu nghệ thuật ở các đô thị miền Nam. * Chuyển qua hoạt động 2. * HS trả lời theo câu hỏi: - Hai thời kì. Nhiệm vụ: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ – Ngụy. - Phản ánh sinh động không khí xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. * HS lắng nghe. * HS lắng nghe, nghi nhớ. * Dự kiến HS trả lời: - Nhớ một chiều Tây Bắc (sơn mài, 1955) của Phan Kế An. - Qua cầu khỉ (sơn mài, 1958) của Nguyễn Hiêm. - Con đọc bầm nghe (lụa, 1955) của Trần Văn Cẩn. * HS lắng nghe, ghi chép. I. Vài nét về bối cảnh lịch sử: - Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, nước ta chia làm hai miền. - Họa sĩ tích cực tham gia vào mặt trận sản xuất và chiến đấu. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975: * GV nêu tình hình lúc bấy giờ: - Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, các họa sĩ có điều kiện, thời gian để sáng tác hơn. - Các cuộc triển lãm mĩ thuật ở và trong và ngoài nước đã khẳng định những thành tựu nghệ thuật của họ. - Nền mĩ thuật Việt Nam phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, hình thành đội ngũ đông đảo các họa sĩ sáng tác. * Yêu cầu HS sử dụng sách giáo khoa, xem tranh và vận dụng những hiểu biết để thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút theo mẫu trên phiếu học tập. * Chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu về tranh sơn mài? Nhóm 2: Tìm hiểu về tranh lụa? Nhóm 3: Tìm hiểu về tranh khắc? Nhóm 4: Tìm hiểu về tranh sơn dầu? Nhóm 5: Tìm hiểu về tranh màu bột? Nhóm 6: Tìm hiểu về điêu khắc. * GV yêu cầu HS trả lời nội dung thảo luận, ghi vào phiếu học tập. * Hết thời gian GV yêu cầu HS nộp kết quả thảo luận. Nhóm 1: * GV yêu cầu nhóm 1 đọc kết quả nội dung thảo luận (Tranh sơn mài). Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, giảng giải, bổ sung: * Tranh sơn mài: + Sơn mài là chất liệu sơn lấy từ cây nhựa của cây sơn. + Tranh sơn dầu tạo nên những mảng màu tinh tế, điêu luyện, đường nét hư ảo, màu sắc sâu lắng, lung linh. * GV kết luận. * Ghi bảng. * chuyển ý. Nhóm 2: * GV yêu cầu HS nhóm 2 đọc nội dung thảo luận (Tranh lụa), các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, giảng giải, bổ sung: + Là chất liệu truyền thông của Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. + Tranh lụa Việt Nam tìm ra một bảng màu riêng: lối dùng màu đơn giản, thể hiện đầy đủ tình cảm và tư tưởng của họa sĩ. + Kĩ thuật vẽ chủ yếu là vẽ màu theo mảng phẳng và dùng nét bao quanh hình, khối chỉ gợi tả, màu sắc nhẹ nhàng, ít có sự chuyển biến đột nhột. * Kết luận. * Ghi bảng. * Chuyển ý. Nhóm 3: * GV yêu cầu HS nhóm 3 đọc nội dung thảo luận(Tranh khắc), các nhóm khác theo dõi, bổ sung. * GV nhận xét, bổ sung: + Chịu ảnh hưởng của dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. + Tranh dễ hiểu, gần gũi với công chúng. + Tranh khắc Việt Nam là sự kết hợp giữa chất trang trí truyền thống với khoa học thẩm mĩ Phương tây và phong cách cá nhân, tạo nên vẻ đẹp riêng cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. * Kết luận. * Ghi bảng. * Chuyển ý. Nhóm 4: * GV yêu cầu HS nhóm 4 đọc nội dung thảo luận(Tranh sơn dầu), các nhóm khác bổ sung. * GV nhận xét, giảng giải, bổ sung: + Có sắc thái riêng biệt và đậm đà. + Tranh sơn dầu cho người xem cảm nhận sự khỏe khắn, khúc chiết về màu sắc, ánh sáng, bút pháp. + Khả năng diễn tả các ý tưởng cảm xúc của họa sĩ. * Kết luận. * Ghi bảng. * Chuyển ý. Nhóm 5: * Yêu cầu nhóm 5 trình bày nội dung thảo luận(Tranh màu bột), các nhóm khác bổ sung. * GV nhận xét, giảng giải, bổ sung: + Là chất liệu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng. + Có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ, + Diễn tả sinh động, sâu sắc và hiệu quả nghệ thuật cao. * Kết luận. * Ghi bảng. * Chuyển ý. Nhóm 6: * Yêu cầu nhóm 6 trình bày nội dung thảo luận(Điêu khắc), các nhóm khác bổ sung. * Nhận xét phần trả lời của HS, giảng giải và kết luận: + Điêu khắc bao gồm các tác phẩm tượng tròn, phù điêu; bằng chất liệu thạch cao, xi măng, đá, gỗ, đồng, + Phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhân dân, anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến, * Kết luận. * Ghi bảng. * Chuyển ý. HS thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập theo mẫu. * Nhóm 1 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm khác bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi, ghi chép. * Nhóm 2 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi chép. * Nhóm 3 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS theo dõi ghi chép. * Nhóm 4 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm khác bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi ghi chép. * Nhóm 4 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm khác bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi ghi chép. * Nhóm 6 trình bày nội dung thảo luận. * Các nhóm bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi, lắng nghe, ghi chép. II. Thành tựu cơ bản của mĩ thuật cách mạng Việt Nam: 1. Tranh sơn mài: - Sơn mài là chất liệu truyền thống đã được các họa sĩ không ngừng tìm tòi, sáng tạo. - Tác phẩm thành công: + Tác nước đồng chiêm(Trần Văn Cẩn) + Bình minh trên nông trang(Nguyễn Đức Nùng) + Tổ đổi công miền núi(Hoàng Tích Chù) 2. Tranh lụa: - Tranh lụa đã có những đổi mới về kĩ thuật cũng như nội dung đề tài. - Những tác phẩm được công chúng đánh giá cao: + Được mùa(Nguyễn Tiến Chung) + Ghé thăm nhà(Trọng Kiệm) + Về nông thôn sản xuất(Ngô Minh Cầu), 3. Tranh khắc: - Xuất hiện với diện mạo phong phú hơn về đề tài và cách thể hiện. - Tác phẩm: + Mùa xuân(Nguyễn Thụ) + Mẹ con(Đình Trọng Khang) + Chùa Tây Phương(Trần Nguyên Đán) + Ông cháu(Huy Oánh), 4. Tranh sơn dầu: - Là chất liệu phương Tây du nhập vào nước ta. - Có sắc thái riêng biệt và mang đậm tính dân tộc. - Tác phẩm: + Một buổi cày(Lưu Công Nhân) + Đồi cọ(Lương Xuân Nhị) + Công nhân cơ khí(Nguyễn Đỗ Cung), 5. Tranh màu bột: - Là chất liệu phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Dễ bảo quản, có khả năng diễn tả phong phú. - Tác phẩm: + Đền voi phục(Văn Giáo) + Mùa xuân trên bản(Trần Lưu Hậu) + Ao làng(Phan Thị Hà), 6. Điêu khắc: - Nhiều chất liệu như: gỗ, đá, thạch cao, xi măng, đồng, - Phản ánh hiện thực xã hội. - Tác phẩm: + Nắm đất miền Nam(Phạm Xuân Thi) + Liệt sĩ Võ Thị Sáu(Diệp Minh Châu) + Vót chông(Phạm Mười), HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, đánh giá kết quả học tập: * Sử dụng câu hỏi để củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. CÂU HỎI: * Hãy nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975? * GV nhận xét, phân tích bổ sung và kết luận: + Tác nước đồng chiêm(Trần Văn Cẩn) + Bình minh trên nông trang(Nguyễn Đức Nùng) + Một buổi cày(Lưu Công Nhân) + Đền voi phục(Văn Giáo) + Ba thế hệ(Hoàng Trầm) * Yêu cầu HS về nhà lập sơ đồ tư duy. * Giáo dục cho HS ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành tựu của mĩ thuật Việt Nam. * Nhận xét, đánh giá tiết học: + Tuyên dương các cá nhân, nhóm hoạt động tích cực, nhắc nhở các nhóm còn lại. + Nhận xét giờ học: tinh thần, thái độ học tập, sự chuẩn bị của học sinh. - HS trả lời nội dung câu hỏi. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. - Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ. 4. Dặn dò: - Về nhà xem và trả lời các câu hỏi ở SGK. - Sưu tầm tìm hiểu tranh, ảnh, các bài viết có liên quan đến bài học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: Quy nhơn, ngày tháng năm 2013 Ngày 29 tháng 10 năm 2013 GVHD GSTT

File đính kèm:

  • docxle duy dat.docx