Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lê Duy Đạt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.

2. Kĩ năng:

Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.

3. Thái độ:

Học sinh yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

a. Đồ dùng dạy học:

- Ảnh về các lễ hội nước ta.

- Bài vẽ về đề tài lễ hội của học sinh các lớp trước.

- Sưu tầm một số tranh ảnh của các họa sĩ, của học sinh về đề tài lễ hội.

b. Phương án tổ chức:

- Phương pháp trực quan, vấn đáp,

- Phương pháp gợi mở.

- Phương pháp thảo luận, luyện tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK

- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các lễ hội ở nước ta.

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lê Duy Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Tân Hoàng GSTT : Lê Duy Đạt Ngày soạn: 29/10/2013 Ngày dự : 01/11/2013 Bài: 10 VÏ Tranh: §Ò Tµi LÔ Héi I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta. 2. Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội. 3. Thái độ: Học sinh yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: a. Đồ dùng dạy học: - Ảnh về các lễ hội nước ta. - Bài vẽ về đề tài lễ hội của học sinh các lớp trước. - Sưu tầm một số tranh ảnh của các họa sĩ, của học sinh về đề tài lễ hội. b. Phương án tổ chức: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp thảo luận, luyện tập, 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK - Sưu tầm một số tranh, ảnh về các lễ hội ở nước ta. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập học sinh cả lớp. 3. Bài mới: (1’) a. Giới thiệu bài: Quê hương Việt Nam ta hằng năm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn. Đây là nét văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Nét đặc sắc của văn hóa ở các lễ hội ra sao? Đậm đà bản sắc như thế nào? Thì hôm nay, thầy và các em cùng tìm hiểu đề tài “Lễ hội”. b. Tiến trình dạy học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 5’ HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn đề tài. - GV nêu một vài lễ hội lớn của Việt Nam: lễ hội Đền Hùng, các lễ hội ở Tây Nguyên, - GV cho HS xem một số tranh, ảnh mẫu để các em cảm thụ vẻ đẹp và nhận biết được nét riêng của một số lẽ hội và gây cảm hứng về đề tài. - GV đặt câu hỏi để học sinh quan sát trả lời: + Tranh nói về đề tài lễ hội gì? + Tranh có nội dung hình thức tổ chức lễ hội gì? + Hình ảnh, màu sắc và không khí lễ hội như thế nào? - GV tổng hợp ý kiến trả lời cho xem thêm tranh, ảnh về các lễ hội khác. - GV gợi ý cho học sinh lựa chọn đề tài lễ hội: mỗi vùng miền có những lễ hội khác nhau. Ví dụ: Lễ hội đầu xuân, lễ hội nước Thành hoàng làng, Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa, Tùy theo hiểu biết, sở thích và cảm hứng. Học sinh có thể chọn một đề tài nào đó để vẽ. - Quan sát, lắng nghe. - Lễ hội Hùng Vương. - Nội dung và hình thức tổ chức: múa lân, múa rồng, - Hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, không khí nhộn nhịp tưng bừng, vui tươi. - HS quan sát. - HS chú ý lắng nghe. I. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Hằng năm nước ta có nhiều lễ hội chung và riêng của từng vùng Miền với những nội dung khác nhau. - Lễ hội thường có các hình thức tổ chức như: mít tinh, duyệt binh, diễu hành, rước cờ, lễ tế, múa lân, và các hoạt động thể thao văn hóa sôi nổi: chọi gà, đâm trâu, 5’ HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. - GV nhắc HS:Ở đề tài lễ hội có thể vẽ nhiều bức tranh khác nhau( Do cách tìm các hoạt động và sắp sếp bố cục). - Hỏi: + Trên quê hương Bình Định ta có những lễ hội nào? - Sau khi học sinh đã xác định nội dung để vẽ GV gợi ý cho HS nhớ lại các bước vẽ tranh ở những bài trước. - GV cho HS nhắc lại các bước vẽ tranh ở các bài học trước. - GV tổng hợp ý kiến của HS và kết luận: + Tìm và chọn nội dung: chọn cảnh mà em yêu thích để vẽ( có thể là những cảnh em thường gặp ngay trên quê hương mình). + Tìm bố cục: cần sắp xếp hình ảnh giữa mảng chính, phụ nhằm làm rõ chủ đề nội dung của tranh. Không nên vẽ các hình rời rạc, cần sắp xếp để cảnh vật có xa, có gần găn bó với nhau làm tôn vẻ đẹp của tranh. + Vẽ hình: vẽ phác hình dựa vào nội dung các mảng hình để vẽ( Người, cảnh, vật, ) mà vẫn giữ được bố cục như dự kiến nói lên được nội dung của tranh phù hợp với lễ hội ở vùng, miền khác nhau. Trong tranh có thể vẽ nhiều cảnh vui chơi khác nhau cho sống động, không nên tán mạn, rời rạc. + Vẽ màu: Tìm màu phù hợp với nội dung tranh( gần gũi với sắc thái của thiên nhiên và cảm xúc người vẽ). - HS chú ý lắng nghe và ghi chép. - HS trả lời. - Trên quê hương ta có các lễ hội như: + Lễ hội Đống Đa( Tây Sơn). + Lễ hội Chợ Gò( TT. Tuy Phước). + Lễ hội đua thuyền(Gò Bồi). + Lễ hội Đỗ Giàn(An Nhơn). Các bước vẽ tranh: + Tìm và chọn nội dung đề tài. + Tìm bố cục. + Vẽ hình. + Vẽ màu. - Lắng nghe và ghi chép. II. Cách vẽ tranh: 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. 2. Tìm bố cục. 3. Vẽ hình. 4. Vẽ màu. 22’ HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài. - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - HS làm bài theo cá nhân, vẽ trên giấy A4 hoặc vở thực hành. - GV quan sát theo dõi gợi mở về nội dung, cách săp xếp bố cục, mảng cho các nhóm và cá nhân. - HS lầm bài. III. Bài tập: Vẽ tranh – Đề tài: Lễ hội (t1). 6’ HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau cho HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm của các bài vẽ. Biểu dương những bài vẽ tốt, nhắc nhở một số HS chưa vẽ bài một cách tự giác. - GV chốt lại những điểm cần lưu ý khi vẽ đề tài lễ hội về nội dung, hình vẽ, màu sắc, - GV nhận xét chung về tiết học. - HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. - HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các tiết vẽ khác. 4. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (2’) + Bài tập về nhà: HS về nhf tiếp tục hoàn thành bài vẽ. + Chuẩn bị bài mới: - Bài 11: Vẽ tranh “ Đề tài lễ hội”(t2). - Đem giấy, màu, chì, tẩy, - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: Quy nhơn, ngày tháng năm 2013 Ngày 29 tháng 10 năm 2013 GVHD GSTT

File đính kèm:

  • docxle duy dat(2).docx