Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Đinh Nam Phương

I. Mục tiêu bài học:

- Qua bài học HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về MT thời Trần.Thấy dược sự khác nhau giữa mĩ thuật thời trần với nền mĩ thuật của các thời kì trước đó.

- HS sẽ có nhận thức đúng đắn về truyền thống NT dân tộc , biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa trong ĐDDH về một số công trình kiến trúc tác phẩm MT thời Trần

- Sưu tầm thêm một số tranh ảnh liên quan đến MT thời Trần đã in trong sách, báo, tạp chí.

2. Học sinh :

- Sưu tầm tư liệu và hình ảnh về bài học .

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

3. Bài mới:

 

doc88 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Đinh Nam Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạt sự mẫu mực về tỉ lệ giải phẫu cơ thể người, về sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, về vẻ đẹp hoàn chỉnh trong 1 tác phẩm nghệ thuật. 3. Trường học A-ten (Ra-pha-en): - Vẽ trong 2 năm, từ 1510 đến 1512. - Diễn tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các bác học thời cổ Hi Lạp về những điều bí ẩn của vũ trụ và tâm linh. - Nổi bật ở khung cửa vòm là 2 nhà triết học tượng trưng cho 2 trường phái Duy Vật và Duy Tâm là Platông và A-ri-xtốt. Pla-tông tay chỉ lên trời thể hiện niềm tin ở thượng đế; A-ri-xtốt tay chỉ xuống đất, nơi cuộc sống thực tại đang diễn ra. Xung quanh là đám đông tính giả. - Mô tả được sự rực rỡ của 1 thời đại hoàng kim trong lịch sử nhân loại với các nhân vật đại diện cho trí tuệ của loài người. 4. Củng cố: (4') ? Với các hoạ sỹ thời kỳ PH đề tài sáng tác là những đề tài nào? ? Với hình ảnh thực đợc diễn tả theo lối tả thực với không gian rộng lớn là nhờ vào sự kết hợp yếu tố nào? (luật xa gần, giải phẫu) 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Chuẩn bị tốt cho bài 31. Tiết 31, bài 31: vẽ tranh đề tài: Hoạt động trong những ngày nghỉ hè Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - HS hướng đến những hoạt động bổ ích có ý nghĩa trong những ngày nghỉ hè. - Vẽ tranh về các hoạt động trong hè theo cảm xúc của mình. II Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số bài vẽ mẫu, - Một số tranh mà học sinh lớp trớc đã vẽ về đề tài này. - Hình minh hoạ các bước vẽ tranh. 2. Học sinh: - HS chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5') - Kể tên một số tác giả tiêu biểu thời kỳ Phục Hưng? Phân tích tác phẩm "Đa-vít". - Tác phẩm “ Trường học A ten” là của hoạ sỹ nào sáng tác? Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Kì nghỉ hè sắp đến. Sau 1 quãng thời gian học tập căng thẳngthì ai cũng muốn được vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Chắc chắn trong kì nghỉ hè này ai cũng có nhẽng kế hoạch cho riêng mình. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ thể hiện những dự định, kế hoạch đó qua bài 31. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (6') Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài: - Vào dịp hè là khoảng thời gian thích hợp với các hoạt động vui chơi giải trí. đây là khoảng thời gian khá dài để các em có thể thực hiện được những dự định, kế hoạch của mình. ? Thông thường thì vào kì nghỉ hè thường có những hoạt động gì? ? Hãy kể một số hoạt động mà em tham gia trong hè? ? Bên cạnh những hoạt động vui chơi, giải trí thì kì nghỉ hè còn là khoảng thời gian để chúng ta làm những việc có ích nào? - GV có thể treo một số tranh để HS quan sát. ? Tranh vẽ về ND gì? ? Bố cục, màu sắc? I. Tìm và chọn nội dung đề tài: - Cắm trại, sinh hoạt thiếu niên, tham quan, dã ngoại, du lịch...vui chơi, giải trí, thể thao... - Về quê, tham gia lao động sản xuất giúp gia đình. - Tham gia các lớp học hè, năng khiếu TDTT, VN... - Tham gia các hoạt động tập thể, xã hội. - Học tập củng cố lại kiến thức. - Thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ. - Vui chơi, giúp đỡ gia đình... - Bố cục cân đối; màu sắc đa dạng, phong phú. Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ: - Cách tiến hành một bài vẽ tranh đề tài giống với các bài vẽ tranh đề tài khác. - GV treo hình minh hoạ các bước vẽ và yêu cầu HS nhắc lại các bước. - B1: Tìm và chọn nội dung để tài. - B2: Xác định bố cục. - B3: Vẽ hình chính, phụ. - B4: Vẽ màu. II. Cách vẽ tranh: + Có thể chọn những nội dung mà mình thích; vẽ lại hoặc vẽ về những hoạt động mà mình có ý định thực hiện trong kì nghỉ hè sắp tới. + Phác các mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhật vuông, tròn, tam giác, ôvanSắp xếp các mảng chính phụ cho cân đối trong bố cục tờ giấy. + Lựa chọn nhân vật, đối tượng, bối cảnh phù hợp với nội dung để vẽ vào các mảng chính, phụ. + Chọn màu ý, thể hiện sao cho hài hoà, phù hợi với nội dung mình định thể hiện. Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành: - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. - Chú ý: + Có thể vẽ lại hoạt động của những kì nghỉ hè trước đây. + Chọn và vẽ những nội dung lành mạnh. III. Thực hành: - Vẽ 1 bức tranh về đề tài này. - HS vẽ bài. 4. Củng cố: (3') - GV chọn 2-3 bài vẽ (tốt - chưa tốt) của HS để học sinh tự nhận xét về: + Hình ảnh hợp lý + Sắp xếp bố cục + Luật xa, gần, không gian trong bài. + Màu sắc - GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Hoàn thiện bài ở nhà nếu trên lớp chưa hoàn thành. - Đọc trước bài 32, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để tiết sau làm bài kiểm tra cuối năm. Tiết 32, Bài 32: Vẽ trang trí: Trang trí tự do (Kiểm tra học kì II) Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu và biết cách trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, đường diềm hoặc trang trí một số đồ vật có dạng hình cơ bản: cái đĩa, lọ cắm hoa, quạt giấy... - Có thể tự chọn trang trí một trong số những hình trên. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài, một số bài trang trí của học sinh các năm trước. 2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, vở vẽ. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới: + Đề bài: Làm một bài trang trí tự chọn trong số các bài trang trí đã được học. + Yêu cầu:có thể chọn hình thức trang trí: hình cơ bản hoặc tt đồ vật ứng dụng. - Bài làm có kích thước : Nếu là dạng hình vuông thì mỗi cạnh là 15cm, hình tròn thì đường kính là: 15-16cm, hình chữ nhật là:10-18cm, đường diềm thì kích thước tuỳ chọn. -Làm bài vào giấy A4 với chât liệu màu tuỳ chọn. - Bài làm trong 1 tiết học + Biểu điểm: a. Loại G: - Hoàn thiện về hình và màu - Bố cục cân đối, họa tiết đẹp, độc đáo, có cách sx hoạ tiết cân đối giữa mảng chính và mảng phụ. - Màu sắc hài hoà, có gam chính, tạo được độ đậm nhạt hợp lí b. Loại K: - Hoàn thiên bài về hình, màu - Biết cách sx hoạ tiết trong bài tuy nhiên hoạ tiết chưa được sáng tạo, còn đơn điệu về hình. - Màu đã sử lí tốt mảng chính phụ, đậm nhạt c. Loai TB: Bài có thể hoàn thành về hình, màu đã hoàn thành hoặc còn dang dở. - Sxếp hoạ tiết có thể chưa hợp lí, chưa được cân đối giữa các mảng hình - Hoạ tiết còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo hoặc còn sao chép . - Màu sắc chưa vẽ hoàn thành. d. Loại Chưa đạt: - Bài vẽ yếu về hình và màu, lúng túng trong cách sx hoạ tiết , bài thiếu trọng tâm, màu sắc mờ nhạt hoặc chưa hoàn thiện. 4. Củng cố: - GV nhắc nhở HS thu bài làm hoặc có thể linh động cho HS làm tiếp trong giờ ra chơi - Nhận xét về ý thức trong giờ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị nội dung đề tài cho bài sau và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.Tiết 33 + 34, bài 33 + 34: vẽ tranh: Đề tài tự do Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - HS vận dụng các kiến thực đã học để vẽ tranh về đề tài tự do. - Biết cách vẽ và vẽ được 1 bức tranh theo ý thích. II Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số bài vẽ mẫu, tranh, ảnh. - Một số tranh mà học sinh lớp trớc đã vẽ về đề tài này. - Hình minh hoạ các bước vẽ tranh. 2. Học sinh: - HS chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét về bài kiểm tra học kì. 3. Bài mới: * Thời gian: 2 tiết. + Tiết 1: Tìm ý tưởng, nội dung và vẽ hình. + Tiết 2: Vẽ màu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm và chọn ND đề tài: - GV hướng dẫn HS về những đề tài đã học từ đầu năm. ? Từ đầu năm học đến giờ đã được học các bài vẽ tranh về những đề tài nào? - GV gợi ý cho HS biết là còn có rất nhiều đề tài mà HS có thể lựa chọn để vẽ. - GV cho HS quan sát một vài bức tranh, ảnh, bài vẽ của HS để HS hiình thành ý tưởng, rút kinh nghiệm về bố cục và màu sắc. I. Tìm và chọn ND đề tài: - Phong cảnh, cuộc sống xung quanh, giữ gìn VSMT, ATGT, trò chơi dân gian, cảnh đẹp đất nước... VD: Gia đình, thể thao văn nghệ, ngày tết và mùa xuân, bạn bè.... Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ: - Cách tiến hành một bài vẽ tranh đề tài giống với các bài vẽ tranh đề tài khác. - B1: Tìm và chọn nội dung để tài. - B2: Xác định bố cục. - B3: Vẽ hình chính, phụ. - B4: Vẽ màu. II. Cách vẽ: + Có thể chọn những nội dung mà mình cảm thấy thích về bất cứ đề tài nào. + Phác các mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhật vuông, tròn, tam giác, ôvanSắp xếp các mảng chính phụ cho cân đối trong bố cục tờ giấy. + Lựa chọn nhân vật, đối tượng, bối cảnh phù hợp với nội dung để vẽ vào các mảng chính, phụ. + Chọn màu ý, thể hiện sao cho hài hoà, phù hợi với nội dung mình định thể hiện. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS. II. Thực hành: - HS tự tìm ý tưởng và vẽ theo ý thích vào vở mĩ thuật. 4. Củng cố: - GV chọn 3-5 bài (tốt - chưa tốt) của HS để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý. - GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt. 5. Hướng dẫn về nhà: - Lựa chọn những bài vẽ đặc sắc của mình để tiết sau trưng bày kết quả học tập. tiết 35, bài 35: Trưng bày kết quả học tập Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - Trưng bày những bài vẽ đẹp để GV và HS thấy kết quả dạy và học, đồng thơig nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn. - Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, rút bài học cho năm tới. II. Hình thức tổ chức: * Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn: + Vẽ trang trí + Vẽ theo mẫu + Vẽ tranh đề tài. - HS chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp nhận xét. GV chọn các bài vẽ tiêu biểu để trình bày. - GV tổ chức cho HS xem, đánh giá, chọn ra các bài vẽ xuất sắc để tuyên dương.

File đính kèm:

  • docmi thuat 7.doc
Giáo án liên quan