Một số điều nhắc nhở khi làm bài:
1. Đọc thật kỹ và liên hệ.
2. Với bài vẽ:
- Nếu có hình sẵn: quan sát kỹ và phân tích để tìm ra các
bước phải thực hiện cũng như các công cụ cần/phải sử
dụng. Đồng thời, tìm ra cách vẽ ưu việt nhất. Luôn luôn
liên hệ vào những nội dung đã được học. Tránh cắm cúi
làm ngay.
Với bài không có hình mẫu: đọc kỹ và tưởng tượng. Đừng vẽ quá
nhiều chi tiết. Càng sử dụng được nhiều công cụ vẽ càng tốt. Chú ý
và biết cách sắp xếp bố cục cho hình để bức vẽ không bị rối mắt
cũng như các chi tiết không tương xứng (khớp) với nhau, chẳng
hạn: chi tiết thì to, chi tiết khác lại nhỏ .
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ Thuật Lớp 5 - 1 số đề và bài vẽ thực hành phần em tập vẽ cấp tiểu học - Phạm Đức Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh “RA KHƠI” theo mẫu sau:
Bài thực hành vẽ HKI, Khối 5. Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Lạng Sơn. Thiết kế: PHẠM ĐỨC
HUY.
* Gợii ý::
1. Theo em để hoàn thành xong bức vẽ này cần mấy bước tất cả? Là
những bước nào?
2. Để vẽ được bức vẽ này em cần dùng đến mấy công cụ vẽ, là những
công cụ nào?
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
7
Một số điều nhắc nhở khi làm bài:
1. Đọc thật kỹ và liên hệ.
2. Với bài vẽ:
- Nếu có hình sẵn: quan sát kỹ và phân tích để tìm ra các
bước phải thực hiện cũng như các công cụ cần/phải sử
dụng. Đồng thời, tìm ra cách vẽ ưu việt nhất. Luôn luôn
liên hệ vào những nội dung đã được học. Tránh cắm cúi
làm ngay.
Với bài không có hình mẫu: đọc kỹ và tưởng tượng. Đừng vẽ quá
nhiều chi tiết. Càng sử dụng được nhiều công cụ vẽ càng tốt. Chú ý
và biết cách sắp xếp bố cục cho hình để bức vẽ không bị rối mắt
cũng như các chi tiết không tương xứng (khớp) với nhau, chẳng
hạn: chi tiết thì to, chi tiết khác lại nhỏ.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
8
HƯỚNG DẪN VẼ CHI TIẾT
Bàii vẽ số 1
Vẽ bức tranh “BÌNH MINH” theo mẫu:
1. Bước 1: Vẽ dải núi
- Chọn công cụ vẽ đường cong.
- Chọn màu vẽ xanh lá cây.
- Vẽ ba quả núi, trong đó quả núi ở giữa cao hơn
- Dùng công cụ vẽ đường thẳng để vẽ đường chân núi cho cả ba quả
núi.
- Tô màu xanh lá cây cho toàn dãy núi.
2. Bước 2: Vẽ mặt trời
- Chọn công cụ vẽ đường cong, nét số 1.
- Chọn màu vẽ da cam đậm.
- Vẽ một đường cong sát vào sườn, phía trên của quả núi giữa tạo ra
hình mặt trời đang nhú mọc.
- Dùng công cụ vẽ đường thẳng, vẫn màu da cam, nét số 2 để vẽ các
tia nắng.
- Tô màu da cam đậm cho phần mặt trời.
3. Bước 3: Vẽ mặt nước
- Chọn công cụ vẽ đường thẳng.
- Chọn nét vẽ đậm, nét số 2 từ trên xuống.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
9
- Chọn màu xanh nước biển.
- Vẽ những đoạn thẳng vừa phải, so le nhau để tạo ra mặt nước như
đang gợn sóng.
* Hoàn tất bức tranh
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
10
Bàii vẽ số 2
Vẽ bức tranh “THIÊN NHIÊN”:
Phần 1: Vẽ mặt trời toả nắng
1. Bước 1: Vẽ Mặt trời
- Chọn công cụ cọ vẽ.
- Chọn nét vẽ tròn to ở hộp dưới Hộp công cụ.
- Chọn màu vẽ, màu đỏ.
- Vẽ một đường xoắn ốc, từ trong ra ngoài (có thể theo chiều kim
đồng hồ hoặc ngược lại) để làm phần mặt của mặt trời.
2. Bước 2: Vẽ tia nắng
- Chọn công cụ cọ vẽ (để được nét trông mộc mạc hơn).
- Chọn nét vẽ tròn to.
- Chọn màu vẽ, màu đỏ.
- Vẽ các đoạn thẳng ngắn xung quanh phần mặt trời vừa hoàn
thành để làm các tia nắng cho mặt trời. Lưu ý: không vẽ các đoạn thẳng này
quá thẳng hoặc vẽ thành hai kiểu: vừa thẳng, vừa không thẳng, như vậy thì
các tia nắng sẽ không đều và mất đi nét tự nhiên cho mặt trời. Nên vẽ các tia
nắng hơi chếch đi một chút.
Phần 2: Vẽ cây
1. Bước 1: Vẽ thân cây
- Chọn công cụ Bút chì.
- Chọn màu vẽ, nâu đậm.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
11
- Đưa bút từ trên xuống, bắt đầu từ bên phía trái, tạo ra đường vẽ
gần thẳng (không cần thẳng tắp), ở dưới hơi phình ra, sau đó vòng qua bên
phải rồi lại đưa lên trên. Nối hai phần đầu trên lại, để tạo ra hình thần cây.
Lưu ý:
Không nên vẽ thân cây quá thẳng như vậy không tự nhiên.
Phần đường nối ở hai đầu trên và dưới dùng nét vẽ zic zac
để tạo ra phần gốc và phần tiếp giáp giữa tán là và thân được
tự nhiên hơn.
Có thể vẽ hai đoạn hơi thẳng song song, đầu dưới hơi phình,
sau đó nối hai đầu trên và dưới lại.
- Tô màu nâu sậm cho toàn phần thân cây
2. Bước 2: Vẽ tán lá
- Chọn công cụ bút chì.
- Chọn màu vẽ, xanh lá cây sáng.
- Vẽ một đường gần tròn trùm lên phần thân cây vừa hoàn thành
làm phần tán lá, không cần vẽ quá tròn để tạo ra tán lá thật hơn.
- Tô màu xanh lá cây sáng cho tán lá.
Phần 3: Vẽ cái đu
1. Bước 1: Vẽ dây đu
- Chọn công cụ bút chì.
- Chọn màu vẽ, xám nhạt.
- Vẽ hai đoạn thẳng song song nối từ phần tán lá dưới, bên phải xuống
để làm phần dây đu.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
12
2. Bước 2: Vẽ ghế đu
- Chọn công cụ cọ vẽ.
- Chọn nét vẽ vuông ở họp dưới Hộp công cụ.
- Chọn màu vẽ, xám đậm.
- Vẽ một đoạn thẳng, nét vuông nằm ngang, đè lên hai đầu cuối phần
dây đu tạo ra phần ghế đu.
* Hoàn tất bức tranh.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
13
Bàii vẽ số 3
Vẽ bức tranh “CẢNH KHUYA”:
1. Bước 1: Vẽ phần nền
- Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền, tím than.
- Vẽ một hình chữ nhật nằm ngang, to vừa làm phần nền cho bước
tranh.
2. Bước 2: Vẽ mặt trăng khuyết
- Chọn công cụ vẽ hình tròn, elíp.
- Kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền, vàng sáng.
- Vẽ một hình tròn ở góc trên bên trái hình chữ nhật nền vừa hoàn
thành. Trong khi vẽ nhấn đồng thời phím SHIFT.
- Chọn công cụ vẽ hình tròn, elíp.
- Kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền, tím than.
- Vẽ một hình tròn đè lên một nửa hình tròn vừa vẽ. Do hình tròn sau
có màu nền giống màu của hình chữ nhật nền, nên các phần còn lại của hình
tròn này không thấy nữa và tạo ra hình một mặt trăng khuyết.
3. Bước 3: Vẽ bầu trời sao
- Chọn công cụ cọ vẽ
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
14
- Chọn nét vẽ tròn to.
- Chọn màu: nhấn chuột trái chọn màu vàng sáng, nhấn chuột phải
chọn màu trắng.
- Vẽ những chấm tròn so le nhau xung quanh mặt trăng và phần còn
lại phía trên để tạo ra bầu trời sao. Dùng chuột trái vẽ ta được sao màu vàng
sáng, chuột phải được sao màu trắng. Sự đan xen màu này sẽ làm cho bầu
trời sao thêm lung linh hơn.
4. Bước 4: Vẽ hai toà nhà
a) Vẽ thân nhà
- Chọn công cụ vẽ hình vuông, chữ nhật.
- Chọn kiểu hình 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền, xanh da trời.
- Vẽ hai hình chữ nhật to vừa đặt cạnh nhau. Một cao và một thấp
b) Vẽ các ô cửa sổ
- Chọn công cụ vẽ hình vuông, chữ nhật tròn góc.
- Chọn nét vẽ số 2.
- Chọn kiểu hình 1, chỉ có đường viền.
- Chọn màu vẽ, da cam đậm.
- Vẽ một hình vuông lên toà nhà số 1, nhà cao, để tạo ra ô cửa sổ. Sử
dụng công cụ chọn hình và phép sao chép hình tạo ra các ô cửa tiếp theo, 8
cửa, đặt dọc xuống. Ô cửa ở toà nhà số 2, nhà thấp hơn, cũng làm tương tự
nhưng là công cụ vẽ hình vuông, chữ nhật nhọn góc và số ô cửa là 6.
5. Bước 3: Vẽ hai cột đèn
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
15
a) Vẽ cột đèn
- Chọn công cụ vẽ hình vuông, chữ nhật tròn góc.
- Chọn kiểu hình 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền, nâu nhạt
- Vẽ một hình chữ nhật nhỏ hẹp, thẳng đứng gần toà nhà số 1,
không cao quá toà nhà này. Vẽ tiếp một hình chữ nhật nhỏ ngắn nằm chen
ngang đầu cuối của cột đèn này để tạo phần đế. Với cột đèn ở gần ngôi nhà
số 2 cũng vẽ tương tự nhưng nhỏ hơn về kích thước.
b) Vẽ bóng đèn
- Chọn công cụ vẽ hình tròn, elíp.
- Chọn kiểu hình 3.
- Chọn màu vẽ, vàng sáng.
- Vẽ một hình tròn to vừa, tương xứng với cột đèn đặt trùm lên đầu
trên của cột. Chú ý: căn sao cho khỏi lệch. Ở cột đèn số 2 bóng đèn sẽ vẽ
nhỏ hơn.
c) Vẽ ánh sáng cho đèn
- Chọn công cụ vè hình tròn, elíp.
- Chọn nét đậm, kiểu 4 để trông đèn càng sáng.
- Chọn kiểu hình số 1, chỉ có đường viền.
- Chọn màu vẽ, vàng sáng.
- Vẽ một hình tròn lên trên phần nền hình chữ nhật, hình chỉ có
đường viền mang màu vàng sáng. Lưu ý: cần căn chỉnh kích thước của hình
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
16
với tròn này so với hình bóng đèn. Hình trong chỉ có đường viền mới vẽ này
phải có kích thước to hơn bóng đèn.
- Dùng công cụ chọn hình lựa chọn hình mới vẽ này và di chuyển
hình này đặt vào phần bóng đèn đã hoàn thành, nhớ dùng biểu tượng ‘trong
suốt’, phần ô vuông phía dưới trong hộp màu phải có màu trùng với màu
nền, ở đây là màu tím than. Phần ánh sáng của đèn số 2 cũng làm tương tự,
chỉ khác về kích thước.
* Hoàn tất bức tranh.
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
17
Bàii vẽ số 4
Vẽ bức tranh “RA KHƠI” theo mẫu sau:
1. Bước 1: vẽ phần nền
- Chọn công cụ vẽ hình vuông, chữ nhật nhọn góc.
- Chọn màu xanh da trời nhạt.
- Chọn kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Vẽ một hình chữ nhật đứng, cỡ to vừa làm phần nền cho tranh.
2. Bước 2: vẽ mặt trời
- Chọn công cụ vẽ hình tròn, elíp.
- Chọn kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu vàng sáng.
- Vẽ một hình tròn ở góc trái phía trên của hình nền, nhớ nhấn
đồng thời phím SHIFT trong khi vẽ.
3. Bước 3: vẽ đám mây
- Chọn công cụ bình xịt.
- Chọn kiểu bụi màu số 3, loại to và thưa nhất.
- Chọn màu vẽ, màu trắng.
- Vẽ những đám bụi màu trắng xung quanh mặt trời vừa vẽ và phần
còn lại phía trên hình nền. Không nên vẽ quá dày.
4. Bước 4: vẽ con thuyền
a) Vẽ thân thuyền
Tin học - Học tin qua một số bài vẽ
Sưu tầm và biên soạn: PHẠM ĐỨC HUY
18
- Chọn công cụ vẽ đa giác.
- Chọn nét vẽ đậm, số 3 hoặc 4.
- Chọn kiểu hình số 3, có cả đường viền lẫn màu nền.
- Chọn màu vẽ (đường viền): vàng đậm; màu nền màu nâu đậm.
- Đưa chuột vẽ, theo từng nét một, tạo ra một hình thang cân, khi
kết thúc máy tự tô màu phần nền và đường viền.
b) Vẽ hai cánh buồm
- Chọn công cụ vẽ đa giác.
- Chọn kiểu hình số 3, chỉ có màu nền.
- Chọn màu nền: cánh buồm 1 – màu vàng đậm; cánh buồm 2 –
màu tím hoa cà.
- Lần 1: vẽ một hình tam giác to làm cánh buồm số 1.
- Lần 2: vẽ một hình tam giác nhỏ và thấp hơn cánh buồm 1 làm
cánh buồm 2.
5. Vẽ cánh chim
- Chọn công cụ bình xịt.
- Chọn kiểu bụi màu số 2, dày và vệt nhỏ.
- Chọn màu vẽ, màu trắng.
- Vẽ hai đường uốn khúc nhỏ làm hai cánh chim, sau đó vẽ một
đoạn thẳng nhỏ ngang qua phần giao cắt của hai đường thẳng làm cánh này
tạo ra phần thân của chú chim.
* Hoàn tất bức tranh.
File đính kèm:
- 1 so bai ve thuc hanh.pdf