Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Tuần 5 (Bản đẹp)

*GV nêu lên đặc điểm của tranh phong cảnh:

 +Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính (ngôi nhà, hàng cây, sông núi, bản, làng )

 +Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau (sơn dầu, màu bột, màu nước, chì màu, sáp màu, )

 +Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà, để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

 Hoạt động 1: Xem tranh

1. Hoạt động nhóm: Xem tranh Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913-1976).

- Các nhóm xem tranh ở trang 13 SGK và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Tuần 5 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy // Môn Mĩ thuật Tiết 5 Bài 5 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH PHONG CẢNH Mục tiêu Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh. Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. BVMT: nêu được một số biện pháp để BVMT sạch đẹp. Chuẩn bị Giáo viên: SGK, SGV. Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác. Học sinh: SGK. Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh. Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: Giáo viên Học sinh HS khá, giỏi -GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và YC hs khi xem tranh cần chú ý: +Tên của tranh? +Tên tác giả? +Các hình ảnh có trong tranh? +Màu sắc? +Chất liệu dùng để vẽ tranh? -BVMT: em hãy nêu một số việc làm cụ thể để làm cho trường lớp luôn sạch đẹp? + HS + HS + HS + HS -Quét lớp, lượm rác sân trường, không vứt rác bừa bãi, trồng cây trong khuông viên nhà trường, + HS *GV nêu lên đặc điểm của tranh phong cảnh: +Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính (ngôi nhà, hàng cây, sông núi, bản, làng) +Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau (sơn dầu, màu bột, màu nước, chì màu, sáp màu,) +Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà, để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Hoạt động 1: Xem tranh Hoạt động nhóm: Xem tranh Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913-1976). Các nhóm xem tranh ở trang 13 SGK và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Câu hỏi ở phiếu học tập: +Trong bức tranh có những hình ảnh nào? (người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi,). +Tranh vẽ về đề tài gì? (nông thôn). +Màu sắc trong tranh như thế nào? (màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng). Có những màu gì? (có màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh; màu đỏ của mái ngói; màu xanh lam của dãy núi,). +Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? (phong cảnh làng quê). +Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? (các cô gái ở bên ao láng). +Em có nhận xét gì về bức tranh? (tranh vẽ đơn giản, sinh động và thay đổi phù hợp với từng hình ảnh như: dãy núi, dáng người, cây cối,). Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV tóm tắt: +Tranh khắc gỗ: phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai, (Hà Tây), nơi có thắng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng. Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. +Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khỏe khoắn, sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên một vẻ đẹp bình dị và trong sáng. Phố cổ. Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988). Trước khi HD hs xem tranh GV cung cấp một số tư liệu về họa sĩ Bùi Xuân Phái. +Quê hương của họa sĩ (huyện Quốc Oai, tỉnh Hà tây). +Ông say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này. +Phong cách thể hiện của họa sĩ (có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện rất riêng). +Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về Văn Học-Nghệ Thuật năm 1996. GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và đặt câu hỏi gợi ý: +Bức tranh vẽ những hình ảnh gì? (đường phố có những ngôi nhà,). +Dáng vẻ của các ngôi nhà? (nhấp nhô, cổ kính). +Màu sắc của bức tranh? (trầm ấm, giản dị). GV bổ sung: Bức tranh được vẽ với hòa sắc những màu ghi (xám), nâu trầm, vàng nhẹ, đã thể hiện sinh động các hình ảnh: những mảng tường nhà rêu phong, những mái ngói đỏ đã chuyển màu nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạt màu, những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẻ khỏe khoắn, khoáng đạt của họa sĩ đã diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà cố đã có hàng trăm năm tuổi. Những hình ảnh khác như người phụ nữ, em bé gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cố. Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (hs tiểu học). GV gợi ý hs tìm hiểu bức tranh: +Các hình ảnh trong bức tranh (cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, hồ gươm và đàn cá). +Màu sắc (tươi sáng, rực rỡ,). +Chất liệu (màu bột). +Cách thể hiện (ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng). HS khá giỏi: Trong các bức tranh này, em thích bức tranh nào nhất? tại sao? GV kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh-sạch-đẹp không chỉ giúp cho con người sức khỏe tốt, mà cón là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắn vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương của mình. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những hs có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học. Dặn dò: Quan sát các loại quả dạng hình cầu. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .. .. ..

File đính kèm:

  • docKhoi 4Tuan 5Moi.doc