Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu một số hình ảnh và mẫu các loại hoa, lá, một số bài trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá. Để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc và có thể sử dụng trong môn trang trí. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra đặc điểm của các loại cây đó.
GV hỏi:Tên của bông hoa, chiếc lá là gì?
GV hỏi: Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá ra sao?
GV hỏi: Màu sắc của mỗi loại hoa, lá.?
GV hỏi: Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc
31 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng đất nặn.
-Kỉ năng: Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng đất năn theo ý thích .
-Thái độ: Học sinh ham thích tư duy sáng tạo.
* HS khá giỏi: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Một vài hình dáng bằng vỏ hộp... đã hoàn thiện.
- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài học: đất nặn
Học sinh .
- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài học: đất nặn
3.Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan
- phương pháp vấn đáp , gợi mở
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
CÁC HOẠT ĐỒNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-Tiết trước các em học bài gì?
-Kiểm tra bài về nhà của HS
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập nặn tạo dáng con vật hoặc ô tô.
- HS hát vui
- HS lấy đồ dùng ra bàn
- 1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
- Học sinh theo dõi.
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu một số sản phẩm nặn của hs khoá trước.
* Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ chơi cần nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm đất cho phù hợp
Học sinh 2. Cách tạo dáng.
- Yêu cầu học sinh chọn hình để tạo dáng.
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
- GV nặn mẫu:
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình .
- Học sinh theo dõi.
- Quan sát thêm các hình mẫu ở SGK
- Chọn màu sắc của nguyên liệu để làm các bộ phận cho phù hợp. .
- Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.
- Dính các bộ phận bằng kéo dính, hồ dán, băng dính . ..để hoàn chỉnh hình .
- Học sinh theo dõi.
- Quan sát thêm các hình mẫu ở SGK.
Hoạt động 3. Thực hành .
- Hướng dẫn học sinh thực hành theo nhóm, cùng nhau tạo thành một sản phẩm.
+ Chọn con vật để tạo dáng.
+ Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của chúng
+ Chọn đất nặn
+ Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm các bộ phận.
- Học sinh thực hành theo nhóm, cùng nhau tạo thành một sản phẩm.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá.
- Cho học sinh trình bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp)
+ Các bộ phận, chi tiết (hợp lý, sinh động).
+ Màu sắc (hài hoà, vui tươi)
- Đánh giá và xếp loại sản phẩm.
- Giáo dục: Khi làm bài nặn tạo dáng các em hãy suy nghĩ nhớ các dáng hoạt động của con vật để khi nặn được tốt hơn.
Dặn dò.
- Làm thêm các sản phẩm đồ chơi khác.
- Quan sát các đồ vật có trang trí hình vuông
- Học sinh chọn sản phẩm mà mình ưa thích .
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
*Rút kinh nghiệm
=========T]T========
LỚP : 4
TUẦN : 17
Ngày soạn : 2 / 10 / 2011
Ngày giảng : ..// 2011
BÀI 17: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh hiểu thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
-Kỉ năng: Học sinh biết được cách chọn họa tiết và trang trí hình vuông (sắp xếp hình mảng, họa tiết, màu sắc hài hoà có trọng tâm).Trang trí được hình theo yêu cầu của bài.
-Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.
* HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình vuông, tô màu điều rõ hình chính phụ.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như: khăn vuông, gạch hoa...
- Một số bài trang trí hình vuông.
- Bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh các năm học trước.
- Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông.
Học sinh .
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, màu vẽ.
3.Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan
- phương pháp vấn đáp , gợi mở
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng của học sinh
-Tiết trước các em học bài gì?
-Kiểm tra bài về nhà của học sinh
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Các đồ vật xung quanh khi có trang trí đẹp thường được người sử dụng rất nhiều. Chính vì vậy môn trang trí là một môn học rất thú vị. Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài “Trang trí hình vuông”.
- HS lấy đồ dùng ra bàn
-1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
- Học sinh theo dõi.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gợi ý để học sinh tìm ra các đồ vật dạng hình vuông có trang trí (viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm,...).
- Giới thiệu các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý nhận xét:
+ Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì?
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Họa tiết chính phụ được sắp xếp như thế nào?
+ Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào?.
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình .
- Họa tiết hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác,...
- Sắp xếp đối xứng qua 2 đường trục và 2 đường chéo.
- Họa tiết chính được vẽ to ở giữa, hoạ tiết phụ vẽ 4 góc và xung quanh
- Đơn giản, ít màu, họa tiết giống nhau và vẽ cùng một màu, có đậm, có nhạt
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.
- Đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời:
+ Khi trang trí hình vuông em sẽ chọn họa tiết gì?
+ Khi đã có họa tiết, cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào?
- Có thể dùng các họa tiết rời, sắp xếp vào hình vuông để học sinh quan sát.
- Tóm tắt: Trang trí hình vuông cần lưu ý:
+ Chọn họa tiết trang trí thích hợp (dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn,...)
+ Chia hình vuông thành các phần bằng nhau qua đường trục và đường chéo.
+ Vẽ những họa tiết chính vào giữa hình vuông.
+ Vẽ hoạ tiết phụ ở bốn góc hoặc xung quan+ Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
- Nhắc học sinh có thể vẽ màu như sau:
+ Vẽ màu họa tiết trước rồi vẽ màu nền sau. (nếu màu nền đậm thì màu ở họa tiết phải sáng và ngược lại).
Lưu ý:
- Màu họa tiết chính cần phải nổi rõ, các họa tiết giống nhau tô cùng một màu, phải có màu đậm, màu nhạt.
- Vẽ từ 3- 5 màu. Tránh vẽ nhiều màu.
- Quan sát, trả lời.
- Hoa, lá, con vật,...
- Đối xứng.
- Học sinh theo dõi.
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Thực hành .
- Yêu cầu học sinh tự chọn và vẽ họa tiết.
- Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
- Nhắc học sinh vẽ màu gọn, không ra ngoài hình vẽ.
- Học sinh vẽ trang trí hình vuông vào vở tập vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu học sinh chọn và xếp loại bài.
- Nhận xét về giờ học, đánh giá một số bài vẽ đẹp.
- Giáo dục: Trong trang trí hình cần thể hiện rõ hoạ tiết chính phụ , hoạ tiết chính được vẽ ở giữa , hoạ tiết phụ vẽ ở 4 góc và xung quan+
Dặn dò.
- Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại lọ, quả
- Học sinh chọn bài vẽ mà mình ưa thích .
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
*Rút kinh nghiệm
LỚP : 4
TUẦN : 11
Ngày soạn : 2 / 10 / 2011
Ngày giảng : ..// 2011
BÀI 18: VẼ THEO MẪU
TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ.
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh nắm được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
-Kỉ năng: Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được lọ và quả.
-Thái độ: Học sinh yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
* HS biết yêu quý các loại đồ vật và các loại cây trong thiên nhiên
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Một vài mẫu lọ và quả khác nhau để vẽ theo nhóm.
- Vải làm nền cho mẫu vẽ, bục để vật mẫu.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh tĩnh vật của các họa sĩ.
- Một số bài vẽ của học sinh các lớp trước.
Học sinh .
- Mẫu để vẽ theo nhóm.
- Vở tập vẽ và các vật dụng khác để học môn Mỹ thuật
3.Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan
- phương pháp vấn đáp , gợi mở
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
-+ Tiết trước các em học bài học bài gì?
-Kiểm tra bài về nhà của học sinh
-GV nhận xét qua phần kiểm tra
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Trong thời gian qua chúng ta đã học bài vẽ theo mẫu có hai đồ vật, nhưng các bài đó chỉ sử dụng đồ vật và màu sắc đơn giản, hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ mẫu tĩnh vật có lọ và một số quả.
- HS lấy đồ dùng ra bàn
- 1-2 HS trả lời
- HS lấy bài ra bàn
- Học sinh theo dõi.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Gợi ý học sinh nhận xét hình mẫu.
+ Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì?
+ Hình dáng, tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?
+ Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau?
- Bày một vài mẫu và gợi ý học sinh nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình .
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Cho học sinh chọn mẫu và đặt mẫu ở bục để vẽ.
- Nhắc học sinh so sánh tỷ lệ chiều cao và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để phác khung hình chung.
+ Vẽ phác khung hình bao quát của từng mẫu.
+ Kẻ đường trục của lọ hoa, rồi tìm tỷ lệ của các bộ phận.
+ Vẽ nét chính trước sau đó vẽ chi tiết các bộ phận cho giống vật mẫu .
+ Vẽ màu theo ý thích . Nhớ có sử dụng màu nền (đậm nhạt)
- Học sinh theo dõi hướng dẫn các bước vẽ của giáo viên.
Hoạt động 3: Thực hành .
Quan sát và gợi ý cho một số học sinh còn lúng túng về:
- Vẽ hình . Phù hợp với phần giấy ở vở tập vẽ.
- Vẽ màu. Có đậm nhạt.
- Học sinh làm bài thực hành vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét:
+ Hình dáng của lọ hoa và quả nào giống với mẫu hơn?
+ Màu sắc.
- Cho học sinh tự tìm ra bài vẽ mà mình thích .
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Giáo dục: Tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ đồ vật dạng tĩnh và ở tranh tĩnh vật có một vẻ đẹp riêng.
* Cây trong thiên nhiên rất quan trọng vừa giúp ích cho con người vừa góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên. Các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ và nhắc nhở mọi người cùng làm nhé.
Dặn dò.
- Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích .
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình .
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét
*Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- GA MT Lop 5.doc