Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Tiết 22, Bài 21: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1954

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết thêm về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

- HS hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu của các hạo sĩ Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được phân tích tác phẩm.

- HS thực hiện thành thạo nhận biết chất liệu sử dụng trong sáng tác tranh của một số họa sĩ.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Cảm nhận và cảm thụ vẻ đẹp tranh.

- Tính cách : Biết tự hào, chân trọng và giữ gìn kho tàng văn hóa dân tộc, học tập những chiến sĩ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà hy sinh trí tuệ và tuổi xuân cho tổ quốc.

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và bức tranh: Chơi ô ăn quan

- Họa sĩ Tô Ngọc Vân và bức tranh : Dừng chân bên đồi.

- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và bức tranh : Du kích tập bắn

- Họa sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu và bức tranh : Bác Hồ với thiếu nhi.

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Ảnh minh họa chân dung một số họa sĩ.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm một số tranh mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện

7a1: 7a2: . 7a3: .

4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ )

? Em hãy tóm tắt một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954?

HSTL : Học sinh nhận xét theo sự hiểu ( Chia làm 3 giai đoạn: GDD1: Cuối thế kỉ XIX ->1930: GDD2: 1930->1945: GDD3: Từ 1945->1954. )

Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )

Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954?

HS: Nguyễn Phan Chánh; Trần Văn Cẩn; Tô Ngọc Vân; Lưu văn Sìn; Huỳnh Văn Gấm .

GV giới thiệu vào bài mới.

4.3. Tiến trình bài học

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Tiết 22, Bài 21: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết PPCT : 22 Ngày dạy :./../.. Bài: 21: Thường thức mĩ thuật. MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM CUỐI THẾ LỈ XIX ĐẾN NĂM 1954 1 – MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết thêm về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954. - HS hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu của các hạo sĩ Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được phân tích tác phẩm. - HS thực hiện thành thạo nhận biết chất liệu sử dụng trong sáng tác tranh của một số họa sĩ. 1.3 Thái độ: - Thói quen : Cảm nhận và cảm thụ vẻ đẹp tranh. - Tính cách : Biết tự hào, chân trọng và giữ gìn kho tàng văn hóa dân tộc, học tập những chiến sĩ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà hy sinh trí tuệ và tuổi xuân cho tổ quốc. 2 – NỘI DUNG HỌC TẬP - Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và bức tranh: Chơi ô ăn quan - Họa sĩ Tô Ngọc Vân và bức tranh : Dừng chân bên đồi. - Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và bức tranh : Du kích tập bắn - Họa sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu và bức tranh : Bác Hồ với thiếu nhi. 3 – CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Ảnh minh họa chân dung một số họa sĩ. 3.2. Học sinh: - Sưu tầm một số tranh mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7a1: 7a2:.. 7a3:. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) ? Em hãy tóm tắt một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954? HSTL : Học sinh nhận xét theo sự hiểu ( Chia làm 3 giai đoạn: GDD1: Cuối thế kỉ XIX ->1930: GDD2: 1930->1945: GDD3: Từ 1945->1954. ) Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học ) Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954? HS: Nguyễn Phan Chánh; Trần Văn Cẩn; Tô Ngọc Vân; Lưu văn Sìn; Huỳnh Văn Gấm. GV giới thiệu vào bài mới. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : ( 20p )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về tiểu sử một số các họa sĩ Mục tiêu: Kiến thức:HS biết vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ. Kĩ năng: HS có kĩ năng ghi nhớ kến thức. GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh + Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Tô Ngọc Vân. + Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. + Nhóm 4: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Thực hiện thảo luận trong 5 phút. Sau 5 phút thảo luận , đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. Giáo viên nhận xét và củng cố: Mỗi họa sĩ đều có phong cách sáng tác riêng, họ tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng không những ở trong nước mà mở rộng ra phạm vi quốc tế. Họ đã cống hiến cả tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sáng tạo nghệ thuật phục vụ cách mạng, đem lại sự đa dạng cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Vì những công lao to lớn đó mà họ sứng đáng được nhà nước trao tặng giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. * Hoạt động 2: ( 15p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phân tích một vài bức tranh tiêu biểu Kiến thức: HS biết về một số tác phẩm của các họa sĩ. Kĩ năng: HS cảm nhận vẻ đẹp của tranh.. GV thực hiện chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tương ứng với 4 bức tranh, tìm hiểu dựa vào các câu hỏi sau: ? Nêu tên tác phẩm, chất liệu, năm sáng tác. ? Nôi dung tác phẩm? ? Hình thức nghệ thuật: Bố cục, màu sắc, đường nét, không gian? ? Ý nghĩa của tác phẩm với nền hội họa Việt Nam? HS thực hiện thảo luận trong 10 phút sau đó đại diện trình bày. GV nhận xét và củng cố 1. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984). - Nguyễn Phan Chánh sinh ngày: 21/7/1892 tại Thạch Hà – Hà Tĩnh và mất 22/11/1984. - Ông là sinh viên khóa I trường CDDMTDDD khóa ( 1925 – 1930 ) - Ông nổi tiếng với tranh lụa; tranh của ông chân thực, giản dị, trữ tình đậm đà tâm hồn Việt Nam. - Tác phẩm: Chơi ô ăn quan ( 1931); Rửa rau cầu ao ( 1931) - 1996 ông được nhà nước trao tặng GTHCM về văn học nghệ thuật 2. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954). - Ông sinh 15/12/1906 mất 1954, quê Văn Giang – Hưng Yên - Tốt nghiệp trường CDDMTDDD năm 1931 - Ông nổi tiếng với nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam + Trước CM: Vẽ thiếu nữ Hà thành đài cát + Sau CM: Vẽ về chị nông dân, anh vệ quốc quân, cô giáo dân tộc tham gia kháng chiến.. - Với sự cống hiến lớn lao của họa sĩ, nhà nước đã trao tặng cho ông giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật( 1996). 3. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung(1912 – 1977 ) - Sinh 1912 mất 22/9/1977 quê Từ Liêm – Hà Nội trong gia đình nho bảng - Tốt nghiệp trường CĐMTĐD:1934 - Tham gia cách mạng và sáng tác nhiều tranh - Nhà nước tặng ông giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996 4. nhà điêu khắc – họa sĩ Diệp Minh Châu( 1919 -2002 ) - Họa sĩ Diệp Minh Châu sinh tại Nhơn Thach – Bến Tre - Tôt nghiệp trường CĐMTĐD: 1945 là người tiêu biểu cho họa sĩ miền Nam đi theo kháng chiến. - Ông có nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc: Bác hồ vời thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc; Võ Thị Sáu, Hương Sen - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996. 4.4 Tổng kết GV yêu cầu học sinh tóm tắt toàn bộ nội dung bài học bằng cách trả lời câu hỏi: ? Em hãy kể tên một số họa sĩ và tóm tắt tiểu sử một số họa sĩ ở giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954? ? Em hãy kể tên một vài bức tranh tiêu biểu ở giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954? HS trả lời GV nhận xét đánh giá chung tiết học. 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học và trả lời câu hỏi cuối bài, sưu tầm tranh mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài 22: Trang trí đĩa tròn + Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 5 – PHỤ LỤC - SGK Mĩ thuật 7 - SGV Mĩ thuật 7 - Ảnh minh họa chân dung một số họa sĩ.

File đính kèm:

  • docbai 21 Mot so tac gia tac phamtieeu bieu cua mi thuat Viet nam cuoi the ki XIX den nam 1954.doc