Giáo án Mỹ thuật Khối 6 - Bản đẹp 2 cột - Bùi Văn Tùng

a. Giới thiệu bài

b. Hoạt động 1. I. Quan sát, nhận xét

- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hoạ tiết in trong SGK trang 73.

? Những hoạ tiết này được đơn giản cách điệu từ đâu?

Giáo viên nhấn mạnh: Các hoạ tiết cổ thường là hoa, lá, chim muông, do các nghệ nhân xưa sáng tạo có tính “đơn giản”, “cách điệu”.

? Hoạ tiết của dân tộc miền núi có đặc điểm gì?

 

? Những hoạ tiết của đồng bào Kinh được cách điệu từ đâu, thường được trang trí ở đâu?

? Khung hình chung của chúng là những hình nào?

? Các hoạ tiết sử dụng nguyên tắc trang trí nào?

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 6 - Bản đẹp 2 cột - Bùi Văn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Việt Nam từ hình thái nguyên thuỷ sang xã hội văn minh. Thời kì này phát triển qua 3 giai đoạn kế tiếp: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun với đại bàn rộng. Yêu cầu học sinh quan sát SGK H3, H4, H5. ? Những đồ vật trên được trang trí như thế nào? - Treo đồ dùng DHMT 6 (hình trống đồng) ? Tâm trống và mặt trống được trang trí như thế nào? - Quan sát, nhận xét - Trang trí đẹp, tinh tế, biết phối hợp nhiều kiểu hoa văn - Quan sát - Tâm trống thể hiện hình ngôi sao, xung quanh là những đường tròn đồng tâm, hình người, Giáo viên bổ sung: Nghệ thuật trang trí trống đồng thời kì này được coi là đẹp nhất Việt Nam. Nghệ thuật trang trí mặt trống, tang trống là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và chữ S. Với hoạt động của người, chim muông rất nhuần nhuyễn hợp lý. Những hoạt động của con người thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, gợi nên vòng quay tự nhiên. Tóm lại: Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật Đông Sơn là hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài. e. Hoạt động 4: IV.Đánh giá kết quả học tập ? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn là tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời? 4. Bài về nhà. - Học bài trong SGK, chuẩn bị bài 3: Sơ lược về luật xa gần Tuần 3 Tiết 3 Ngày dạy: Lớp 6A, 6B ngày 8 /9/2008 Lớp 6C ng ày 11/9/2008 Bài 3: Vẽ theo mẫu sơ lược về luật xa gần I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần - Học sinh biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. - Hiểu được vẻ đẹp của tranh có vận dụng luật xa gần II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên - SGK, đồ dùng DHMT 6 - Tranh vẽ theo luật xa gần - Hình hộp lập phương b. Học sinh - SGK, khung hình bằng bìa 9 x 12cm 2. Phương pháp dạy - học - Chủ yếu sử dụng phương pháp gợi mở, trực quan, vấn đáp,.. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu vài nét về đặc điểm của nghệ thuật Đông Sơn? 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: I. Khái niệm luật xa gần - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK tr 79. ? Nhận xét về sự thay đổi của hàng cột và đường ray tàu hoả? ? Hình các bức tượng ở gần khác hình các bức tượng ở xa như sao? - Cho hs quan sát đồ dùng DHMT 6. ? Tại sao 2 người bằng nhau mà người phía trước cao hơn người phía sau, người phía trước che khuất người phía sau? - Cho học sinh quan sát tranh Đánh vật (tranh dân gian Đông Hồ) ? Cách tạo hình và cách sắp xếp của tranh Đông Hồ có gì khác với tranh vẽ theo luật xa gần? - Quan sát, nhận xét. - Càng về xa hàng cột càng thấp, nhỏ, mờ dần,.. và khoảng cách của hai đường ray tàu hoả càng hẹp dần. - Hình các bức tượng ở gần thì cao, to, rõ còn hình các bức tượng ở xa thì thấp, nhỏ, mờ dần. - Quan sát, nhận xét. - Quan sát, nhận xét và suy nghĩ trả lời - Quan sát, nhận xét - Người to bằng nhau, không người nào che khuất nhau => không gian ước lệ Giáo viên nhấn mạnh: - Với luật xa gần khi ta quan sát sẽ thấy vật cùng loại khi: + ở gần: to, cao, rộng, rõ, màu sắc tươi,... + ở xa: thấp nhỏ, hẹp, mờ, màu sắc nhạt,.. - Mọi vật thay đổi hình dạng khi quan sát chúng ở những vị trí khác nhau, trừ hình cầu. ? Vậy thế nào là luật xa gần? - Là một khoa học nghiên cứu về cách nhìn mọi vật trong không gian và giải thích về sự biến đổi của chúng ở những vị trí khác nhau. c. Hoạt động II: II. Những điểm cơ bản của lụât xa gần. 1. Đường tầm mắt (đường chân trời). - Yêu cầu học sinh nghiên cứu H2,3 SGK tr 80. ? Các đường này, đường nằm ngang nằm ở vị trí nào? - Quan sát, nhận xét - H2 đường nằm ngang phân biệt giữa bầu trời và mặt đất. - H3 đường nằm ngang phân biệt giữa bầu trời và mặt biển. Kết luận: Đường nằm ngăn cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa bầu trời và mặt biển đó chính là đường tầm mắt hay còn gọi là đường chân trời Vị trí của đường tầm mắt phụ thuộc vào vị trí của người ngắm cảnh - Yêu cầu hs quan sát h4 SGK tr 81. ? H.a, b, c vật nằm ở vị trí nào của đường tầm mắt? ? Đường của các cạnh khối hộp chạy như thế nào ở 3 vị trí? 2. Điểm tụ - Yêu cầu hs nghiên cứu H.5 SGK tr 81. - Quan sát, nhận xét. - H.a vật nằm ngang đường tầm mắt - H.b vật nằm dưới đường tầm mắt - H.c vật nằm trên đường tầm mắt - Các cạnh của khối hộp nằm trên đường tầm mắt chạy xuống - Các cạnh của khối hộp dưới đường tầm mắt chạy lên. - Các cạnh của khối hộp nằm ngang đường tầm mắt chạy ngang. - Thực hiện Kết luận: Tất cả các cạnh song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, cạnh tường nhà,... hướng về chiều sâu thì càng xa càng thu hẹp, cuối cùng tụ lại đường tầm mắt. ? Các đường song song với mặt đất như: ở các cạnh hình hộp,.. chạy như thế nào? - Các đường song song ở dưới đường tầm mắt thì chạy hướng lên và ngược lại. Kết luận: Điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt gọi là điểm tụ. c.Hoạt động 3. III. Đánh giá kết quả học tập. - Chia lớp làm 6 nhóm và yêu cầu: + Tìm vị trí đường chân trời, điểm tụ. 4. Bài về nhà. - Làm bài tập trong SGK. - Chuẩn bị 3 mẫu: chai, ca. Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tuần 4 Tiết 4 Ngày dạy: Lớp 6A, 6B, 6C ngày /9/2008 Bài 4: Vẽ theo mẫu cách vẽ theo mẫu I. Mục tiêu - Hs hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu, cách tiến hành bài vẽ theo mẫu - Hs biết vận những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu. - Hình thành ở hs cách nhìn, cách làm việc khoa học II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên - SGK, đồ dùng DHMT 6 - Bài vẽ theo mẫu của học sinh khoá trước - Lọ, chai, hộp lập phương b. Học sinh - SGK, vở vẽ, chì, tẩy,... 2. Phương pháp dạy - học - Chủ yếu sử dụng phương pháp gợi mở, trực quan, vấn đáp,.. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: I. Khái niệm vẽ theo mẫu - Giáo viên bày mẫu: chai, ca. - Giáo viên vẽ lên bảng cái ca nhưng vẽ từ cái quai trước. -? Vẽ như vậy đúng hay sai? - Yêu cầu học sinh quan sát H1 SGK. ? Hình này vẽ gì? ? Chúng có giống nhau không, tại sao? Giáo viên nhấn mạnh: - Các hình vẽ cái ca đều đúng với hình ảnh nhìn thấy từ các vị trí của người vẽ. ? Thế nào là vẽ theo mẫu? - Quan sát - Quan sát - Trả lời theo suy nghĩ - Quan sát - Hình vẽ cái ca - Không giống vì chúng được đặt ở những vị trí khác nhau. - Lĩnh hội - Vẽ theo mẫu là mô phỏng lại mẫu bằng hình vẽ thông qua suy nghĩ, cảm xúc của một người để diễn tả được đặc điểm,cấu tạo hình dáng đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu. c. Hoạt động 2: II. Tìm hiểu cách vẽ - Trước khi vẽ người vẽ phải làm một việc rất quan trọng là gì? Vì sao ? Gợi mở - Bày mẫn như thế nào để có được bố cục đẹp, thấy rõ được cấu tạo? - Vẽ mẫu ở vị trí nào thì tốt? - HS quan sát ĐDDHMT 6. - Nên vẽ như thế nào cho nhanh, giống mẫu nhất? - Vẽ minh họa. * Quan sát nhận xét - Giúp người vẽ xác định bố cục, tỷ lệ, cấu tạo, đặc điểm và vị trí nằm của mẫu. - HS lên bày mẫu , tự nhận xét - Vẽ mẫu dưới tầm mắt một chút, và lệch sang một phía * Cách vẽ: + Phác khung hình: - ước lượng tỷ lệ chiều ngang và chiều cao của cả mẫu để dựng khung hình chung - tìm bố cục cho hợp với khổ giấy, ước lượng tìm khung hình riêng. + Phác nét chính : ước lượng tỉ lệ các bộ phận, vẽ nét chính thẳng mờ. + Vẽ chi tiết: xác định lại tỉ lệ, dựa vào nét chính vẽ nét cong, tẩy nét thừa. + Vẽ đậm nhạt: Tạo không gian cho giống mẫu thực. Phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc, đánh bóng mảng đậm trước, đánh đan chéo, cong theo cấu trúc và tạo chất cho mẫu. d. Hoạt động 3: III. Đánh giá kết quả học tập ? Thế nào là vẽ theo mẫu ? Vẽ đậm, nhạt như thế nào? 3. Bài về nhà. - Tập vẽ đồ vật ở nhà và tập đánh bóng Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tuần 5 Tiết 5 Ngày dạy: Lớp 6A, 6B, 6C ngày 22 /9/2008 Bài 5: Vẽ tranh cách vẽ tranh đề tài I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết, cảm thụ được các hoạt động của lễ hội - Học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh - Học sinh hiểu và thực hiện được cách vẽ tranh đề tài. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên - SGK, đồ dùng DHMT 6 - Tranh đề tài của học sinh khoá trước - Tranh phiên bản của hoạ sĩ b. Học sinh - SGK, vở vẽ, chì, tẩy,... - Sưu tầm tranh đề tài trên sách, báo, tạp chí,... 2. Phương pháp dạy - học - Chủ yếu sử dụng phương pháp gợi mở, trực quan, vấn đáp,.. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là vẽ theo mẫu? ? Nêu các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu? 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: I. Tìm và chọn nội dung đề tài? - Cho hs quan sát tranh về các đề tài khác nhau. ? Em hiểu thế nào là tranh đề tài? ? Bạn vẽ về chủ đề nào? ? Các bức tranh này diễn tả cảnh gì? - Quan sát nhận xét. - Là thể loại vẽ tranh theo một chủ đề nhất định - về thiên nhiên, con người dựa trên cảm xúc người vẽ mà lột tả được nội dung của chủ đề - Chủ đề nhà trường - Cảnh ra chơi của học sinh, cảnh học tập, cảnh lao động,... Kết kuận: Cùng một đề tài có thể có nhiều cách thể hiện khác nhau ? Tranh đề tài chia làm mấy thể loại cơ bản? - Có 3 thể loại cơ bản: Tranh Sinh hoạt, trann Phong cảnh và tranh Chân dung. +Tranh sinh hoạt: vẽ các hoạt động của con người; tranh phong cảnh: vẽ cảnh đẹp thiên nhiên; chân dung vẽ đặc tả khuôn mặt, nội tâm, tính cách nhân vật c. Hoạt động: II. Cách vẽ Bước 1: Tìm bố cục - Sau khi lựa trọn được một chủ đề chúng ta vẽ như thế nào? GV vẽ minh họa Bước 2: Vẽ Hình - Giới thiệu về cách vẽ và minh hoạ bằng tranh của hoạ sĩ. Bước 3: Vẽ màu ? Khi vẽ màu ta vẽ như thế nào? - Sắp xếp mảng hình chính to và rõ nằm ỏ giữa tranh, mảng hình phụ ở xung quanh làm nền cho mảng chính. không dày quá không thưa quá, có xa gần, quy vào mảng hình học. - Vẽ hình cụ thể vào mảng đã phác, hình vẽ phải phong phú không lặp lại, hình chính đẹp và đặc trưng. -Vẽ màu theo ý thích nên vẽ theo gam, song phải đảm bảo mảng chính nổi bật nhất. d. Hoạt động 3: III. Đánh giá kết quả học tập ? Thế nào là tranh đề tài ? Nêu các bước vẽ tranh đề tài? 4. Bài về nhà - Vẽ một tranh theo chủ đề tự chọn. - Chuẩn bị bài 6 Phó hiệu trưởng Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docmy thuat 6(1).doc