Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 11: Vẽ tranh Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11

MỤC TIÊU

- HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh.

- HS vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo.

II – CHUẨN BỊ

Giáo viên

- SGK, SGV.

- Bộ đồ dùng dạy – học

 

docx10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 11: Vẽ tranh Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 3 Bài 11: Vẽ tranh Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 I – Mục tiêu HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh. HS vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Bộ đồ dùng dạy – học Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – Hoạt đông dạy – học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS cả lớp hát một bài hát nói về ngày Nhà giáo Việt Nam. + Ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? + GV gợi ý giúp HS nhớ lại các hình ảnh, hoạt động về ngày Nhà giáo Việt Nam. -GV cho HS quan sát các bức tranh đã chuẩn bị về đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam. -HS cả lớp hát. + Là ngày tôn vinh nghề dạy học và là dịp để HS bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc các thầy, cô giáo. + Tặng hoa thầy, cô giáo. + Thăm thầy, cô giáo cũ. + Trang hoàng lớp học, cắm hoa trên bàn thầy, cô giáo, -HS chú ý quan sát và tìm hiểu ở mỗi bức tranh đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ, cách vẽ thế nào. Hoạt động 2: Cách vẽ Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS xem hình minh hoạ ở trong vở tập vẽ và gợi ý để HS tìm hiểu nội dung của các bức tranh đó. + Hình vẽ với nội dung gì ? + Các hình ảnh được vẽ như thế nào? + Màu sắc được vẽ như thế nào ? -GV vẽ lên bảng một số nội dung hoạt động kỷ niệm ngày 20 – 11 để HS quan sát như: + Cô giáo giảng bài trên lớp. + Chúng em múa hát chào mừng ngày 20 – 11. + Chân dung thầy, cô giáo. -GV gọi một số HS nhắc lại cách vẽ. -GV bổ sung và cho HS thực hiện bài tập. -HS quan sát tranh ở SGK. + HS trả lời. + Hình ảnh chính(to), được vẽ trước; hình ảnh phụ(nhỏ hơn) được vẽ sau. + Rực rỡ, tươi sáng. -HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ tìm hình ảnh chính và phụ. + Hình ảnh cô giáo là chính, HS là phụ. + HS là chính, cảnh vật là phụ. + Chân dung là chính. + Một vài HS nhắc lại cho cả lớp cùng nghe. + HS thực hiện bài vẽ. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học -GV gợi ý HS tìm chọn nội dung. + Động viên các HS khá tìm những đề tài phong phú, độc đáo để thể hiện bức tranh của mình. + Uốn nắn và sửa chữa cho các HS đang còn lúng túng về các bước thực hiện. + HS tìm chọn nội dung phù hợp với đề tài để thực hiện bài vẽ. + HS lắng nghe những góp ý và sửa chữa của GV để thực hiện bài vẽ được tốt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài thực hiện tốt và chưa tốt gợi ý cho HS nhận xét. + Bài vẽ thực hiện tốt. + Bài vẽ thực hiện chưa tốt. -GV nhận xét chung về tiết học. -HS đánh giá theo cảm nhận của mình. + Nội dung phù hợp với đề tài, hình ảnh chính làm nổi rõ nội dung, bố cục tốt, màu sắc hài hoà vui tươi. + Nội dung không phù hợp, hình ảnh chính , phụ không rõ ràng, màu sắc không phù hợp. + HS chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến của GV Dặn dò Quan sát cái bát về hình dáng và cách trang trí. Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 12 : Vẽ tranh Đề tài sinh hoạt I – Mục tiêu HS biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em. HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Một số tranh của các hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm, chọn nội dung đề tài Hoạt động dạy Hoạt động học GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK trang 30 và đặt một số câu hỏi để các em tìm hiểu nội dung đề tài. + Các bức tranh này vẽ về nội dung gì ? + Các hình ảnh trên tranh thể hiện hoạt động gì ? + Hoạt động đó diễn ra ở đâu ? - GV yêu cầu một số HS kể về hoạt động thường ngày ở trường của các em. - GV bổ sung: * Các hoạt động ở trường như: Đá bang, nhảy dây, múa hát, chăm sóc hoa, cây cảnh ở sân trường, * Các hoạt động ở nhà như: Quét nhà, chăn trâu – thả diều, giúp đỡ người tàn tật, - Yêu cầu HS kể lại một số hoạt động mà em thích nhất. -Khi HS tả lại hoạt động, GV gợi ý thêm để các em nhớ lại nội dung hoạt động, các hình ảnh của hoạt động, nơi diễn ra hoạt động, + Nhắc HS nên chọn hoạt động đơn giản, dễ vẽ, phù hợp với khả năng, tránh chọn hoạt động phức tạp khó vẽ. + HS mở SGK quan sát. + HS trả lời. + HS trả lời + HS trả lời. + Một số HS kể lại các hoạt động. + HS chú ý lắng nghe. + HS kể lại hoạt động mà em thích. + HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh Hoạt động dạy Hoạt động học -GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài. -GV vẽ lên bảng các bước để HS quan sát. Chọn hình ảnh Sắp xếp hình ảnh Sửa chữa hình ảnh Vẽ màu theo ý thích -HS nhắc lại: + Chọn hình ảnh. + Sắp xếp hình ảnh. + Sửa chữa hoàn chỉnh. + Vẽ màu theo ý thích. + HS chú ý quan sát. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học -Cho HS xem lại một số tranh đẹp của HS lớp trước. + Nhắc HS suy nghĩ chọn nội dung cho bức tranh. + Yêu cầu HS thực hành vẽ như hướng dẫn. -Khi HS làm bài, GV đến từng bàn gợi ý, động viên, quan tâm tới những HS còn lúng túng về cách vẽ hình và vẽ màu. + HS chú ý quan sát. + HS lắng nghe. + HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để HS nhận xét về: + Chọn đề tài ? + Sắp xếp hình ảnh ? + Màu sắc ? -GV xếp loại tranh, khen ngợi những HS vẽ tốt. + HS chú ý lắng nghe. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. Dặn dò Về nhà sưu tầm những đồ vật có trang trí đường diềm. Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập môn Mỹ thuật cho bài sau. -------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 5 Bài 12 : Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai vật mẫu I – Mục tiêu HS biết cách xác định tỷ lệ hình của các mẫu vật để từ đó vẽ được gần giống mẫu. HS phân biệt được độ đậm nhạt ở các vật mẫu để vẽ bằng chì đen hoặc dùng màu vẽ cho đúng. Làm phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu của HS đối với thế giới đồ vật xung quanh. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK,SGV. Mẫu vẽ. Bộ đồ dùng dạy học. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút, chì tẩy, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Giới thiệu bài : Cho HS quan sát một số loại chai, bình được trang trí rất đẹp; các loại quả với màu sắc phong phú để tạo sự hứng thú cho HS. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học - GV cho HS quan sát các vật mẫu trong tranh minh hoạ ở trong SGK. - GV nêu câu hỏi để HS quan sát và nhận xét: + Tỷ lệ chung của vật mẫu ? + Tỷ lệ giữa hai vật mẫu ? + Vị trí của các vật mẫu? + Màu sắc của vật mẫu ? + Đặc điểm hình dáng của vật mẫu ? -GV bổ sung: + Tỷ lệ chung giữa chiều cao, chiều ngang của vật mẫu. + Tỷ lệ của từng vật mẫu; vị trí của từng vật mẫu. + HS chú ý quan sát. + Nằm trong hình chữ nhật. + Chai to nằm trong khung hình chữ nhật đứng; quả tròn nằm trong khung hình vuông nhỏ. + Quả ở vị trí trước ; chai ở vị trí sau. + Quả có màu nhạt hơn màu của cái chai. + Chai có hình trụ ; quả có hình trụ cầu + HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 2: Cách vẽ Hoạt động dạy Hoạt động học -GV vẽ lên bảng và nêu câu hỏi gợi ý cách vẽ: + Khung hình chung của vật mẫu là khung hình gì ? + Khung hình riêng của từng vật mẫu ? + Tỷ lệ của mẫu. -GV bổ sung: + Vẽ phác khung hình chung và riêng của vật mẫu. + Tìm tỷ lệ các bộ phận. + Vẽ phác hình bằng các nét thẳng. + Dựa vào mẫu để vẽ các nét cong cho giống mẫu. + Vẽ độ, đậm nhạt. 1 2 3 4 5 + HS quan sát các bước vẽ trên bảng. + Hình chữ nhật. + Chai nằm trong khung hình chữ nhật; quả nằm trong khung hình vuông. + HS tìm tỉ lệ các bộ phận của chai và quả. + Khung hình chung, riêng. + Tìm tỷ lệ của mẫu. + Vẽ phác bằng nét thẳng. + Chỉnh sửa bằng nét cong, nét thẳng, nét lượn. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học -GV cho HS xem một số bài vẽ về hai vật mẫu để HS tự tin hơn khi làm bài. + Khi HS làm bài, GV nên lưu ý: + Nhắc nhở về cách quan sát mẫu; tìm đặc điểm riêng, chú ý tới tỷ lệ các bộ phận của mẫu để thực hiện bài vẽ cho cân đối. + Vẽ khung hình cho đúng và cân đối về tỷ lệ mẫu. + HS quan sát tham khảo. + HS ghi nhớ để thực hiện bài vẽ. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài vẽ hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh cho HS quan sát và nhận xét về: + Bố cục bài vẽ. + Hình, nét vẽ. + Màu sắc. GV Nhận xét chung tiết học. + HS quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng. + HS lắng nghe nhận xét của GV. Dặn dò + Sưu tầm tranh, ảnh về dáng người và tượng người. + Chuẩn bị đất nặn.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(16).docx
Giáo án liên quan