Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 10 : Thường thức mỹ thuậ: Xem tranh tĩnh vật (một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ đường ngọc cảnh)

 

- HS làm quen với tranh tĩnh vật.

- Hiểu biết thờm cỏch sắp xếp hỡnh, cỏch vẽ màu ở tranh.

- Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II – CHUẨN BỊ

Giỏo viờn

- Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh

Hoc sinh

- Vở tập vẽ.

 

 

 

docx10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 10 : Thường thức mỹ thuậ: Xem tranh tĩnh vật (một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ đường ngọc cảnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 3 Bài 10 : Thường thức mỹ thuật Xem tranh tĩnh vật (Một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh) I – Mục tiêu HS làm quen với tranh tĩnh vật. Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II – Chuẩn bị Giáo viên Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh Hoc sinh Vở tập vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. ở Việt Nam, hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa và quả. + HS lắng nghe. Hoạt động 1 : Xem tranh Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát trong Vở tập vẽ và nêu ra một số câu hỏi để các em suy nghĩ trả lời: + Tác giả bức tranh là ai ? + Tranh vẽ những loại hoa, quả nào? + Hình dáng, màu sắc của các loại hoa, quả ở trong tranh? + Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ? + Em thích bức tranh nào nhất? *Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung và giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh: @ Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài: Phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả). Ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi một số học sinh phát biểu xây dựng bài. Dặn dò Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. Quan sát cành, lá cây (hình dáng và màu sắc). .. Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 10: Vẽ theo mẫu Đồ vật có dạng hình trụ I – Mục tiêu HS nhận biết các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng. HS biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. HS cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Một số mẫu có dạng hình trụ. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học GV bày mẫu, nêu câu hỏi để HS xâm nhập với nội dung bài học. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. Mục tiêu: HS nhận ra cấu tạo của hình trụ. Hoạt động dạy Hoạt động học GV bày mẫu vẽ dạng hình trụ để HS tìm hiểu: + Hình dáng chung của vật mẫu? + Các bộ phận của vật mẫu ? + Đặc điểm của vật mẫu? Yêu cầu HS xem hình trong SGK và trả lời xem: + Tên của các đồ vật. + Sự khác nhau giữa cái chai và cái chén. Sau khi HS trả lời, GV bổ sung: + Hình dáng chung của cái chai nằm trong hình chữ nhật đứng còn cái chén nằm trong khung hình vuông. + Các bộ phận và tỉ lệ các bộ phận cũng khác nhau như: Cái chai có cổ nhỏ, miệng bé,.còn cái chén miệng rộng, có quai, + HS trả lời theo mẫu bày. + HS trả lời các bộ phận của mẫu. + HS trả lời về hình dáng của mẫu. + Cái chai, cái chén, + HS trả lời theo cảm nhận. + HS lắng nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ cái bình đựng nước Mục tiêu: HS nắm được cách vẽ cái bình đựng nước. Hoạt động dạy Hoạt động học GV yêu cầu HS quan sát mẫu và chú ý lên bảng: + Bước đầu tiên vẽ bài theo mẫu ta phải làm gì? + Bước thứ hai? + Các bước tiếp theo? + Vẽ khung hình, vẽ trục của mẫu. + Tìm tỉ lệ các bộ phận, sau đó vẽ phác hình của cái bình. + Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ, vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: HS vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu. Hoạt động dạy Hoạt động học GV có thể đặt hai mẫu giống nhau ở vị trí thích hợp và chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm vẽ một mẫu. Nhắc HS : + Quan sát kĩ hình dáng, tỉ lệ mẫu trước khi vẽ. + Sắp xếp hình vẽ cho cân đối. + Khi vẽ xong có thể vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích. + HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Mục tiêu : HS nhận xét được bài vẽ theo mẫu. Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài tốt, chưa tốt treo lên bảng và cùng HS nhận xét về: + Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục). + Hình dáng, tỉ lệ so với mẫu. + Cách vẽ đậm nhạt hay vẽ màu. GV xếp loại các bài vẽ, động viên khích lệ những HS có bài vẽ tốt. + HS nhận xét theo cảm nhận của các em. Dặn dò Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi. Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập môn Mỹ thuật. Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2009 Mỹ thuật khối 5 Bài 10: Vẽ trang trí Trang trí đối xứng qua trục I – Mục tiêu HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục. HS vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục. HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Một số bài trang trí hình cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, thước kẻ, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học GV kiểm tra bài cũ: + Hãy kể tên những tác phẩm điêu khắc cổ đã học ? + Những tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì ? GV bổ sung kiến thức và giới thiệu bài mới. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Mục tiêu: HS hiểu thêm về cách trang trí. Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát hình ở trong SGK và đồng thời nêu câu hỏi để HS tìm hiểu về bài học: + Em có nhận xét gì về các hoạ tiết ở hai bên trục ? + Có thể vẽ trang trí đối xứng như thế nào ? + Các hình được trang trí đối xứng qua trục có dạng hình gì ? + Hình con cá đối xứng qua trục nào? + Hình 3 trang 32 là đối xứng qua trục nào ? GV bổ sung kiến thức cho HS: + Phương pháp đối xứng qua trục làm cho hình trang trí có vẻ đẹp cân đối. + Khi trang trí các dạng hình vuông, hình tròn, đường diềm cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều. + Giống và bằng nhau, cùng được vẽ bằng một màu. + Có thể đối xứng qua một hay nhiều trục. + Vuông, tròn, + Đối xứng qua trục ngang. + Đối xứng qua nhiều trục. Hoạt động 2: Cách vẽ Mục tiêu: HS vẽ được hình gần giống mẫu . Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát hình vẽ trên bảng và gợi ý các bước trang trí đối xứng qua trục đã học. Gọi một HS nhắc lại kiến thức đã học. GV gợi ý cách trang trí đối xứng qua trục đối với đường tròn. + Chọn khổ giấy và vẽ hình định trang trí. + Sau khi chọn được hình định vẽ các em sẽ làm gì bước tiếp theo? + Khi đã có các trục đối xứng chúng ta phải làm gì ? + Khi có các mảng chính phụ chúng ta vẽ gì nữa ? + Bước cuối cùng chúng ta làm gì ? GV bổ sung kiến thức: + Đối với hình trang trí có dạng hình chữ nhật: các hoạ tiết được đối xứng qua trục ngang và dọc. + Đối với hình vuông: các hoạ tiết đối xứng qua các trục: ngang, dọc, chéo. + Các hoạ tiết đối xứng qua trục luôn bằng nhau. + HS trả lời. + HS quan sát. + Vẽ hình tròn vào khổ giấy. + Kẻ các trục đối xứng qua tâm hình tròn. + Vẽ mảng chính mảng phụ. + Vẽ hoạ tiết vào các mảng. + Sử dụng màu sắc cùng độ, đậm, nhạt. + HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(14).docx